Bất ngờ những cuộc chiến không thương vong nổi tiếng nhất lịch sử

Bất ngờ những cuộc chiến không thương vong nổi tiếng nhất lịch sử

Lịch sử ghi nhận một số cuộc chiến không có thương vong nào. Trong số này, một cuộc xung đột kéo dài 335 năm mà hai bên chưa từng một lần đối đầu, sử dụng vũ khí để giao chiến.

"Cuộc chiến rượu whisky" là một trong những  cuộc chiến không có thương vong nổi tiếng thế giới. Đây là cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ đảo Hans giữa Canada và Đan Mạch từ năm 1973.
"Cuộc chiến rượu whisky" là một trong những cuộc chiến không có thương vong nổi tiếng thế giới. Đây là cuộc chiến tranh chấp lãnh thổ đảo Hans giữa Canada và Đan Mạch từ năm 1973.
Đảo Hans nằm giữa đảo Ellesmere và Greenland. Tranh chấp tại hòn đảo chỉ rộng 1,3 km2 khi ranh giới trên biển được vẽ giữa Canada và Greenland (Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch).
Đảo Hans nằm giữa đảo Ellesmere và Greenland. Tranh chấp tại hòn đảo chỉ rộng 1,3 km2 khi ranh giới trên biển được vẽ giữa Canada và Greenland (Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch).
Người Đan Mạch và người Canada đã có các chuyến đi đến đảo hoang này bằng máy bay trực thăng trong nhiều thập niên qua để tuyên bố chủ quyền với hòn đảo. Trong các chuyến thăm cấp bộ trưởng của 2 nước, mỗi bên cắm một lá cờ và để lại một chai rượu whisky hoặc schnapps để bên kia thưởng thức cùng với những lời ghi chú hài hước.
Người Đan Mạch và người Canada đã có các chuyến đi đến đảo hoang này bằng máy bay trực thăng trong nhiều thập niên qua để tuyên bố chủ quyền với hòn đảo. Trong các chuyến thăm cấp bộ trưởng của 2 nước, mỗi bên cắm một lá cờ và để lại một chai rượu whisky hoặc schnapps để bên kia thưởng thức cùng với những lời ghi chú hài hước.
Đến ngày 14/6/2022, Canada và Đan Mạch chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans, từ đó tạo đường biên giới trên bộ đầu tiên giữa Canada và châu Âu. Theo đó, "cuộc chiến rượu whisky" kết thúc sau 49 năm mà không có thương vong nào.
Đến ngày 14/6/2022, Canada và Đan Mạch chính thức công bố thỏa thuận phân chia đảo Hans, từ đó tạo đường biên giới trên bộ đầu tiên giữa Canada và châu Âu. Theo đó, "cuộc chiến rượu whisky" kết thúc sau 49 năm mà không có thương vong nào.
Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nhân loại mà không có thương vong nào khiến dư luận bất ngờ. Đó là cuộc xung đột giữa Hà Lan và quần đảo Scilly (thuộc Anh ngày nay) - nằm ở bờ biển phía Tây Nam nước Anh.
Cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nhân loại mà không có thương vong nào khiến dư luận bất ngờ. Đó là cuộc xung đột giữa Hà Lan và quần đảo Scilly (thuộc Anh ngày nay) - nằm ở bờ biển phía Tây Nam nước Anh.
Cuộc chiến kéo dài 335 năm này bắt đầu từ năm 1651. Giống như nhiều cuộc chiến khác hồi ấy, cuộc xung đột giữa Hà Lan và quần đảo Scilly không phải là mối quan tâm của chính quyền hai bên thời bấy giờ.
Cuộc chiến kéo dài 335 năm này bắt đầu từ năm 1651. Giống như nhiều cuộc chiến khác hồi ấy, cuộc xung đột giữa Hà Lan và quần đảo Scilly không phải là mối quan tâm của chính quyền hai bên thời bấy giờ.
Do vậy, 335 năm trôi qua mà hai bên không có thương vong nào. Cuối cùng, 2 bên ký một hiệp ước hòa bình vào năm 1986, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử loài người.
Do vậy, 335 năm trôi qua mà hai bên không có thương vong nào. Cuối cùng, 2 bên ký một hiệp ước hòa bình vào năm 1986, đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử loài người.
"Chiến tranh Lợn" là một cuộc chiến không có thương vong về người xảy ra vào tháng 6/1859. Khi ấy, một nông dân Mỹ bắn chết con lợn đi lạc từ trang trại Anh trên đảo San Juan.
"Chiến tranh Lợn" là một cuộc chiến không có thương vong về người xảy ra vào tháng 6/1859. Khi ấy, một nông dân Mỹ bắn chết con lợn đi lạc từ trang trại Anh trên đảo San Juan.
Theo các nhà nghiên cứu, "Chiến tranh lợn" bắt nguồn từ hiệp ước năm 1846 giữa Anh và Mỹ quy định lấy vĩ tuyến 49 làm ranh giới giữa Mỹ và Canada nhưng quên không đề cập tới vấn đề phân chia chủ quyền đối với đảo San Juan ở phía nam vĩ tuyến 49. Đảo San Juan nằm trên vùng biển giữa Canada và vùng lãnh thổ Oregon của Mỹ nên hai nước đều tuyên bố chủ quyền với đảo này.
Theo các nhà nghiên cứu, "Chiến tranh lợn" bắt nguồn từ hiệp ước năm 1846 giữa Anh và Mỹ quy định lấy vĩ tuyến 49 làm ranh giới giữa Mỹ và Canada nhưng quên không đề cập tới vấn đề phân chia chủ quyền đối với đảo San Juan ở phía nam vĩ tuyến 49. Đảo San Juan nằm trên vùng biển giữa Canada và vùng lãnh thổ Oregon của Mỹ nên hai nước đều tuyên bố chủ quyền với đảo này.
Sau khi con lợn bị bắn chết, lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh đều tăng thêm quân, tàu chiến đến đảo San Juan. Căng thẳng leo thang tại hòn đảo này khiến nhiều người cho rằng có thể một cuộc chiến sắp xảy ra. Sau vài tuần căng thẳng leo thang vì một con lợn, hai bên tiến hành đàm phán để hạ nhiệt tình hình.
Sau khi con lợn bị bắn chết, lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh đều tăng thêm quân, tàu chiến đến đảo San Juan. Căng thẳng leo thang tại hòn đảo này khiến nhiều người cho rằng có thể một cuộc chiến sắp xảy ra. Sau vài tuần căng thẳng leo thang vì một con lợn, hai bên tiến hành đàm phán để hạ nhiệt tình hình.
Nhờ vậy, Mỹ và Anh nhất trí rút phần lớn lực lượng khỏi đảo để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh. Đến năm 1871, 2 bên thống nhất để Hoàng đế Kaiser của Đức đứng ra làm trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi Kaiser ra phán quyết cuối cùng rằng San Juan thuộc về Mỹ.
Nhờ vậy, Mỹ và Anh nhất trí rút phần lớn lực lượng khỏi đảo để tránh xảy ra một cuộc chiến tranh. Đến năm 1871, 2 bên thống nhất để Hoàng đế Kaiser của Đức đứng ra làm trọng tài giải quyết tranh chấp. Sau khi Kaiser ra phán quyết cuối cùng rằng San Juan thuộc về Mỹ.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT