Bất ngờ “mỏ dầu” không bao giờ cạn tại chùa Ngọc Hoàng, TP HCM

(Kiến Thức) - Chiếc mâm để người cầu tự tại chùa Ngọc Hoàng tưới dầu cầu nguyện có thiết kế ống dẫn xuống can nhựa. Khi chiếc can này đầy, sẽ có người thay can và đưa ra quầy bán lại cho khách với giá 10.000 đồng.

Bất ngờ “mỏ dầu” không bao giờ cạn tại chùa Ngọc Hoàng, TP HCM
Chùa Ngọc Hoàng (hay còn gọi là chùa Phước Hải, di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia), tọa lạc trên đường Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM mỗi ngày có hàng trăm lượt du khách quốc tế và trong nước đến viếng.
Lượng khách vào những ngày cuối tuần, lễ, tết hay nhất là dịp rằm lớn (như dịp tháng 7 âm lịch hiện nay), lượng khách có thể đạt hàng nghìn người mỗi ngày. Bằng chứng là bãi xe "khủng" trong khuôn viên sân chùa với giá mỗi chiếc 5.000 đồng/lượt luôn chật kín chỗ.
Bat ngo “mo dau” khong bao gio can tai chua Ngoc Hoang, TP HCM
 Hàng trăm người đến cúng, viếng chùa Ngọc Hoàng mỗi ngày.
Tại khu vực 2 bên vào Điện Ngọc Hoàng trong chùa được bố trí bán đèn, nhang... Tuy nhiên, điều thu hút nhất của ngôi chùa này là "dịch vụ" bán dầu để người dân đến cầu nguyện, mà chủ yếu là cầu để có con với giá 10.000 đồng/chai.
Sau khi mua dầu, người có thành tâm sẽ cho biết họ tên và nội dung cầu con trai hay gái, sẽ có người đọc giúp lời cầu khấn và tưới dầu lên các ngọn đèn. Người đến viếng chùa mua dầu rất nhiều, ước tính hàng trăm chai/ngày (thậm chí có người mua rất nhiều chai, đa số là khách trong nước, với suy nghĩ mua cúng càng nhiều càng được phước), rồi đưa đến cho những người đứng bên trong điện Ngọc Hoàng để họ tưới dầu lên 1 chiếc mâm có đốt đèn, cầu nguyện.
Bat ngo “mo dau” khong bao gio can tai chua Ngoc Hoang, TP HCM-Hinh-2
Bãi xe "khủng" trong khuôn viên sân chùa với giá mỗi chiếc 5 nghìn/lượt 
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, mâm tưới dầu được thiết kế có một ống dẫn xuống chiếc can nhựa (loại khoảng 1,5 lít) và chỉ trong vài mươi phút thì chiếc can này sắp đầy, sẽ có người đến thay bằng can khác. Can dầu đầy được đưa ra quầy bán dầu, châm vào can nhựa khác và cứ thế họ bơm ra chai, bán lại cho khách với giá 10.000 đồng.
Với những gì ghi nhận, chúng ta có thể nhẩm tính, mỗi ngày ít nhất ngôi chùa này bán hàng trăm chai dầu (giá 10 nghìn/chai) thì thu nhập từ "dịch vụ" này sẽ là con số không hề nhỏ. Theo đó, lượng dầu này cứ xoay vòng, tưới lên, chảy xuống, đầy can, đem ra đổ vào can, bán lại...
Bat ngo “mo dau” khong bao gio can tai chua Ngoc Hoang, TP HCM-Hinh-3
 Những người đứng bên trong điện Ngọc Hoàng tưới dầu lên 1 chiếc mâm có đốt đèn, cầu nguyện. 
Chứng kiến vụ việc, không ít người đến viếng chùa Ngọc Hoàng nói vui rằng: “Ngôi chùa này có một mỏ dầu khai thác hoài mà không bao giờ cạn!”. Trao đổi với PV Kiến Thức, một người có trách nhiệm tại chùa cho biết, phần lớn nguồn thu tại chùa đều phục vụ vào công tác từ thiện. Tuy nhiên, nếu đúng là vì mục đích tốt đẹp thì cách làm mang đậm tính kinh doanh này khiến nhiều du khách đến viếng chùa Ngọc Hoàng cảm thấy băn khoăn. 

Cách "khai thác mỏ dầu" ở chùa Ngọc Hoàng. Video: Vũ Sơn

Tháng 5/2016, trong chuyến viếng thăm lần đầu tiên đến Việt Nam trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, ông Barack Obama đã đến viếng chùa Ngọc Hoàng. Vì vậy danh tiếng của ngôi chùa càng thêm nhiều người biết đến.

Tổng thống Obama dự kiến thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận 1

Theo lịch dự kiến, sau khi đến TP HCM vào chiều 24/5, Tổng thống Obama có thể đến thăm chùa Ngọc Hoàng, một trong những ngôi chùa được nhiều người dân và du khách biết đến.

Tổng thống Obama dự kiến thăm chùa Ngọc Hoàng ở quận 1
Nguồn tin riêng của Zing.vn cho biết, sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào khoảng 15h chiều ngày 24/5, một trong những địa điểm mà Tổng thống Obama có thể ghé thăm là chùa Ngọc Hoàng, hay chùa Phước Hải, nằm ở đường Mai Thị Lựu, quận 1.

Cầu tự ở chùa Ngọc Hoàng từ sáng đến khuya

Hàng nghìn du khách đổ về chùa cổ Ngọc Hoàng, TP.HCM để lễ bái đầu năm. Trong đó nhiều người hiếm muộn đến cầu tự, ai đã có con thì quay lại tạ ơn.

Cầu tự ở chùa Ngọc Hoàng từ sáng đến khuya
Được xây dựng từ năm 1892, chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi chùa Phước Hải (phường Đa Kao, quận 1) là ngôi chùa trăm tuổi, nổi tiếng linh thiêng về cầu tự. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để xin con cái.
 Được xây dựng từ năm 1892, chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi chùa Phước Hải (phường Đa Kao, quận 1) là ngôi chùa trăm tuổi, nổi tiếng linh thiêng về cầu tự. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để xin con cái.
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa. Vào năm 1994, chùa này được công nhận là Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
 Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa. Vào năm 1994, chùa này được công nhận là Di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.
 Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.
Vừa qua cửa chính vào điện Ngọc Hoàng là khu vực ghi lời cầu khấn, coi quẻ, coi tuổi. Tiếng tăm linh thiêng của ngôi chùa đã có hàng chục năm trước. Câu chuyện truyền kỳ hầu như ai cũng biết đó là: Có một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện.
 Vừa qua cửa chính vào điện Ngọc Hoàng là khu vực ghi lời cầu khấn, coi quẻ, coi tuổi. Tiếng tăm linh thiêng của ngôi chùa đã có hàng chục năm trước. Câu chuyện truyền kỳ hầu như ai cũng biết đó là: Có một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện.
Ở khu chánh điện Ngọc Hoàng, người người luôn chen chúc nhau. Người dân mua dầu hoặc hoa quả rồi lễ bái tại đây. Đây cũng là nơi Tổng thống Mỹ Obama đã viếng thăm và nghe giải thích về lịch sử ngôi chùa.
 Ở khu chánh điện Ngọc Hoàng, người người luôn chen chúc nhau. Người dân mua dầu hoặc hoa quả rồi lễ bái tại đây. Đây cũng là nơi Tổng thống Mỹ Obama đã viếng thăm và nghe giải thích về lịch sử ngôi chùa.
Người dân đến cầu con sẽ được hướng dẫn mua dầu với giá 10.000 đồng/chai. Sau đó cho biết họ tên và nội dung cầu con trai hay gái, sẽ có người đọc giúp lời cầu khấn và tưới dầu lên các ngọn đèn. Sau khi khấn xong, người cầu bôi dầu lên đầu tóc hoặc bụng để xin phước lành.
 Người dân đến cầu con sẽ được hướng dẫn mua dầu với giá 10.000 đồng/chai. Sau đó cho biết họ tên và nội dung cầu con trai hay gái, sẽ có người đọc giúp lời cầu khấn và tưới dầu lên các ngọn đèn. Sau khi khấn xong, người cầu bôi dầu lên đầu tóc hoặc bụng để xin phước lành.
Chị Hoài (Bình Dương) cho biết nghe nói chùa linh thiêng, năm nay chị đến viếng để cầu xin con.
 Chị Hoài (Bình Dương) cho biết nghe nói chùa linh thiêng, năm nay chị đến viếng để cầu xin con.
Có nhiều người dù có thai vẫn đến chùa để xin lễ cầu an vì tin rằng đứa bé sẽ được chúc phúc sinh nở an toàn và khỏe mạnh.
 Có nhiều người dù có thai vẫn đến chùa để xin lễ cầu an vì tin rằng đứa bé sẽ được chúc phúc sinh nở an toàn và khỏe mạnh.
Tại gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ rất chật hẹp nhưng đây chính là nơi nhiều người xếp hàng và mong đợi nhất. Người nào thật sự muốn cầu con sẽ chui vào bên trong cho người giúp lễ biết mong con trai hay gái và sẽ được hướng dẫn cách lễ bái.
 Tại gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ rất chật hẹp nhưng đây chính là nơi nhiều người xếp hàng và mong đợi nhất. Người nào thật sự muốn cầu con sẽ chui vào bên trong cho người giúp lễ biết mong con trai hay gái và sẽ được hướng dẫn cách lễ bái.
Chị Nguyệt Minh cho biết 3 năm trước chị đã đến đây cầu và sinh hạ được một bé gái dễ thương. Lần này chị quay lại để xin một đứa con trai.
 Chị Nguyệt Minh cho biết 3 năm trước chị đã đến đây cầu và sinh hạ được một bé gái dễ thương. Lần này chị quay lại để xin một đứa con trai.
Chị Thu Hoa người giúp lễ hướng dẫn rất tận tình: "Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa".
 Chị Thu Hoa người giúp lễ hướng dẫn rất tận tình: "Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa".
Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.
 Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.
Một vài người vẫn theo thói quen thắp cả bó, nhưng chỉ có thể thắp bên ngoài, khi vào chánh điện sẽ bị yêu cầu bỏ lại để bảo đảm an toàn tránh cháy nổ, cũng như gây ngạt không khí.
 Một vài người vẫn theo thói quen thắp cả bó, nhưng chỉ có thể thắp bên ngoài, khi vào chánh điện sẽ bị yêu cầu bỏ lại để bảo đảm an toàn tránh cháy nổ, cũng như gây ngạt không khí.
Sau khi lễ chùa xong họ sẽ quay ra hồ phóng sinh để thả cá hoặc rùa nhỏ. Nhiều cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Họ tin rằng, nếu cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm.
 Sau khi lễ chùa xong họ sẽ quay ra hồ phóng sinh để thả cá hoặc rùa nhỏ. Nhiều cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Họ tin rằng, nếu cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm.
Một số người dân cho cả trẻ con ngồi lên thành hồ xem cá, rùa.
 Một số người dân cho cả trẻ con ngồi lên thành hồ xem cá, rùa.
Đến 22h đêm, nơi đây vẫn không ngớt khách đi lễ. Thời gian đông người nhất vào các ngày 13,14 và rằm tháng Giêng.
Đến 22h đêm, nơi đây vẫn không ngớt khách đi lễ. Thời gian đông người nhất vào các ngày 13,14 và rằm tháng Giêng. 

Vật vã dưới cái nóng 34 độ, nghìn người chen chân đến chùa Ngọc Hoàng cúng chư thiên

Mỗi năm, vào mồng 9 Tết, hàng nghìn người Sài Gòn lại đổ về chùa Ngọc Hoàng để cầu cúng chư thiên. Chen chúc nhau đốt nhang, khấn vái... dưới cái năng 34 độ C, nhiều người vật vã toát mồ hôi vì mệt mỏi.

Vật vã dưới cái nóng 34 độ, nghìn người chen chân đến chùa Ngọc Hoàng cúng chư thiên
Theo quan niệm dân gian: “Mùng 8 cúng sao, mùng 9 cúng chư thiên (vía Ngọc Hoàng), mùng 10 cúng đất”. Vì vậy, mỗi năm, cứ đến độ mùng 9 âm lịch, người người ở khắp nơi lại kéo nhau về chùa Phước Hải, hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng (Mai Thị Lựu, Q.1, TP. HCM) để thắp hương, khấn vái và cầu may cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Ảnh: Dù giữa trưa nhiệt độ trên 34 độ C, nhiều người vẫn đổ về chùa Ngọc Hoàng để cầu may.

Theo quan niệm dân gian: “Mùng 8 cúng sao, mùng 9 cúng chư thiên (vía Ngọc Hoàng), mùng 10 cúng đất”. Vì vậy, mỗi năm, cứ đến độ mùng 9 âm lịch, người người ở khắp nơi lại kéo nhau về chùa Phước Hải, hay còn gọi là chùa Ngọc Hoàng (Mai Thị Lựu, Q.1, TP. HCM) để thắp hương, khấn vái và cầu may cho một năm mới ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Dù giữa trưa nhiệt độ trên 34 độ C, nhiều người vẫn đổ về chùa Ngọc Hoàng để cầu may.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.