Bất ngờ khí phân tử phát ra từ thiên hà NGC 3557

(Kiến Thức) - Sử dụng Đài quan sát ALMA, Chi Lê, các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát thiên hà hình elip NGC 3557 để điều tra hiện tượng phát thải khí phân tử phát ra từ nguồn này.

Bất ngờ khí phân tử phát ra từ thiên hà NGC 3557
Tuy các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về hiện tượng phát thải khí phân tử từ các thiên hà, nhưng chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện về các điều kiện vật lý của khí phân tử, đặc biệt là carbon monoxide (CO) trong các thiên hà hình elip.
Nằm cách Trái đất 130 triệu năm ánh sáng, thiên hà NGC 3557 là một thiên hà hình elip trên bầu trời phía nam và là thành viên của một nhóm nhỏ các thiên hà.
Bat ngo khi phan tu phat ra tu thien ha NGC 3557
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhóm của Vila-Vilaró đã chọn NGC 3557 để nghiên cứu do nó có độ gần tương đối và độ sáng CO đủ điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các cấu trúc phân tử của nó một cách chi tiết.
Ngoài ra, NGC 3557 được cho là đang ở giai đoạn có thể xảy ra sự hình thành sao, do đó các nhà thiên văn học coi nó như một đại diện quan trọng chứa các cấu trúc khí phân tử, có thể có liên quan tới quá trình hình thành sao.
"Là một phần của chương trình ALMA 2015.1.00591.S (PI: Baltasar Vila-Vilaró), chúng tôi đã quan sát thiên hà hình elip NGC 3557 phía nam.
Theo nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã phát hiện đường phát xạ phân tử CO (1-0) có mức hoạt động liên tục tương đối mạnh ở mức 3, tạo ra hai tia phát xạ quy mô lớn kéo dài tận 815 năm ánh sáng ra ngoài rìa thiên hà.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Tổng dòng CO (1-0) tích hợp có tốc độ hoạt động đạt 4,5 Jy km / s, cho thấy khối lượng hydro phân tử khoảng 90 triệu và tổng khối lượng khí phân tử bao gồm helium khoảng 122 triệu năng lượng Mặt trời.
Hơn nữa, giá trị trung bình của tỷ lệ dòng phát thải phân tử CO (2-1) / CO (1-0) đã được tìm thấy là 0,7. Giá trị này trong NGC 3557 tương đối cao khi so sánh với các giá trị tương ứng được báo cáo trong các thiên hà hình elip khác, được quan sát bằng kính viễn vọng khác trong vũ trụ.

Ngôi sao "khủng" ngang Mặt trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất

(Kiến Thức) - Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời rất háu ăn vừa xuất hiện trong hệ Mặt trời gây chấn động giới khoa học.

Ngôi sao "khủng" ngang Mặt trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất
Theo đó, các nhà khoa học NASA vừa phát hiện bộ đôi sao nhị phân, đặt tên lần lượt là Kronos và Krios theo truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, cách Trái đất tận 320 năm ánh sáng. Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời này được cho là đã nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất.
Ngoi sao "khung" ngang Mat troi nuot chung 15 hanh tinh co Trai dat
Nguồn ảnh: Ibtimes. 
Trong lần phát hiện mới nhất, bộ đôi sao này được cho là đang trong tình trạng háu ăn khủng khiếp. Dù có kích thước tương tự như Mặt trời nhưng nó được cho là có khả nuốt chửng tới 15 hành tinh đá có kích cỡ giống Trái đất. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bầu khí quyển sao Kronos để tìm xem đâu là nguyên nhân khiến chúng nuốt chửng các hành tinh đá tàn khốc đến như vậy. Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.

Phát hiện sửng sốt trong vành đĩa ngôi sao GG Tauri A

(Kiến Thức) - Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ra hydrogen sulfide từ vành đĩa quanh hệ thống ngôi sao GG Tauri A, nằm cách Trái đất khoảng 490 năm ánh sáng trong vùng hình thành sao Taurus-Auriga.

Phát hiện sửng sốt trong vành đĩa ngôi sao GG Tauri A

Hệ thống ngôi sao GG Tauri (viết tắt là GG Tau) là một hệ thống bốn chiều với 3 sao GG Tauri A (GG Tau A).

Do có kích thước lớn, nhiệt độ thấp (khoảng 20 độ K) và khối lượng lớn (bằng khoảng 0,15 khối lượng mặt trời), hệ sao này được các nhà thiên văn học coi như là một mục tiêu tuyệt vời để tìm kiếm hóa học các phân tử lạnh.

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học làm việc tại Đài quan sát tia X Chandra của NASA phát hiện một vệt đuôi khí nóng khổng lồ, kéo dài hơn một triệu năm ánh sáng từ một cụm thiên hà khổng lồ.

Kinh ngạc vệt khí nóng từ một cụm thiên hà khổng lồ

Trước giờ, cụm thiên hà là những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn.

Mặc dù các cụm thiên hà có thể chứa hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn thiên hà riêng lẻ, bên cạnh đó cũng chứa nhiều phân tử khí nóng, tạo ra tia X và vật chất tối bí ẩn không nhìn thấy được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới