Bất ngờ cuộc sống mới của người tị nạn Rohingya trên đất Mỹ

Bất ngờ cuộc sống mới của người tị nạn Rohingya trên đất Mỹ

(Kiến Thức) - Thành phố Chicago là một trong những nơi có số lượng người tị nạn Rohingya đã được tái định cư lớn nhất ở Mỹ. Trước đó, họ đã “lưu lạc” tại Malaysia nhiều năm sau khi chạy thoát khỏi tình trạng bạo lực ở Myanmar hồi những năm 1990, 2000.

Theo Al Jazeera, hơn 1.600  người tị nạn Rohingya đang sinh sống tại Chicago, Mỹ. Được biết, hầu hết những người tị nạn ở Chicago chạy thoát khỏi tình trạng bạo lực ở Myanmar vào những năm 1990, 2000 và từng sống nhiều năm ở Malaysia, trước khi có cơ hội được tái định cư tại Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giới hạn số người tị nạn có thể được tái định cư tại Mỹ vào năm 2019 là ở mức 30.000 người. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Theo Al Jazeera, hơn 1.600 người tị nạn Rohingya đang sinh sống tại Chicago, Mỹ. Được biết, hầu hết những người tị nạn ở Chicago chạy thoát khỏi tình trạng bạo lực ở Myanmar vào những năm 1990, 2000 và từng sống nhiều năm ở Malaysia, trước khi có cơ hội được tái định cư tại Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giới hạn số người tị nạn có thể được tái định cư tại Mỹ vào năm 2019 là ở mức 30.000 người. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Trung tâm Văn hoá Rohingya ở Chicago được Nasir Zakaria, một người tị nạn Rohingya định cư ở Mỹ từ năm 2013, thành lập vào năm 2016. Trung tâm này cung cấp các lớp học Tiếng Anh, Kinh Koran cũng như đào tạo máy tính, dịch vụ dịch thuật và hỗ trợ về các giấy tờ tái định cư. Trung tâm này cũng tổ chức các đội bóng đá cho các thanh thiếu niên tham gia.
Trung tâm Văn hoá Rohingya ở Chicago được Nasir Zakaria, một người tị nạn Rohingya định cư ở Mỹ từ năm 2013, thành lập vào năm 2016. Trung tâm này cung cấp các lớp học Tiếng Anh, Kinh Koran cũng như đào tạo máy tính, dịch vụ dịch thuật và hỗ trợ về các giấy tờ tái định cư. Trung tâm này cũng tổ chức các đội bóng đá cho các thanh thiếu niên tham gia.
Các bà mẹ Rohingya ngồi cùng với con trong lớp học “Mẹ và tôi” tại Trung tâm Văn hóa Rohingya ở Chicago.
Các bà mẹ Rohingya ngồi cùng với con trong lớp học “Mẹ và tôi” tại Trung tâm Văn hóa Rohingya ở Chicago.
Zulah tham gia vào buổi học Tiếng Anh. Được biết, Zulah tái định cư ở Chicago vào năm 2014. Trước khi đến Mỹ, Zulah đã rời khỏi Myanmar, đi thuyền đến Thái Lan và sau đó “băng rừng” để tới Malaysia. Hai cô con gái của Zulah hiện vẫn đang sống tại Myanmar.
Zulah tham gia vào buổi học Tiếng Anh. Được biết, Zulah tái định cư ở Chicago vào năm 2014. Trước khi đến Mỹ, Zulah đã rời khỏi Myanmar, đi thuyền đến Thái Lan và sau đó “băng rừng” để tới Malaysia. Hai cô con gái của Zulah hiện vẫn đang sống tại Myanmar.
Các em nhỏ làm bài tập trong lớp học. Với con số hơn 1.600 người, Chicago là nơi có một trong những cộng đồng người tị nạn Rohingya lớn nhất đã được tái định cư tại Mỹ.
Các em nhỏ làm bài tập trong lớp học. Với con số hơn 1.600 người, Chicago là nơi có một trong những cộng đồng người tị nạn Rohingya lớn nhất đã được tái định cư tại Mỹ.
Sakinah, 23 tuổi, dọn dẹp phòng học sau khi tan học, trong khi các con của cô là Shafi Rukh (4 tuổi) và Nur Sharifah (1 tuổi) chơi đùa.
Sakinah, 23 tuổi, dọn dẹp phòng học sau khi tan học, trong khi các con của cô là Shafi Rukh (4 tuổi) và Nur Sharifah (1 tuổi) chơi đùa.
Hai chị em Aisha và Naznin phụ giúp công việc trong nhà hàng Tea Leaf Garden của mẹ mình ở Chicago. Năm 2018, Nasimah, cũng là một người tị nạn Rohingya, cùng với bạn của cô đã mở nhà hàng này.
Hai chị em Aisha và Naznin phụ giúp công việc trong nhà hàng Tea Leaf Garden của mẹ mình ở Chicago. Năm 2018, Nasimah, cũng là một người tị nạn Rohingya, cùng với bạn của cô đã mở nhà hàng này.
Aisha làm việc tại nhà hàng Tea Leaf Garden.
Aisha làm việc tại nhà hàng Tea Leaf Garden.
Các em nhỏ cầu nguyện trong Trung tâm Văn hoá Rohingya tại Chicago.
Các em nhỏ cầu nguyện trong Trung tâm Văn hoá Rohingya tại Chicago.
Các cầu thủ bóng đá Rohingya chuẩn bị đến sân bóng ở Chicago, bang Illinois.
Các cầu thủ bóng đá Rohingya chuẩn bị đến sân bóng ở Chicago, bang Illinois.
Maimunah Shukor, 25 tuổi, bế cô con gái Norfarzana 3 tuổi trên tay. Được biết, gia đình Shukor đã chuyển tới Chicago từ Malaysia vào năm 2014. Trước đó, cô Maimunah đã rời khỏi Myanmar vào năm 1978.
Maimunah Shukor, 25 tuổi, bế cô con gái Norfarzana 3 tuổi trên tay. Được biết, gia đình Shukor đã chuyển tới Chicago từ Malaysia vào năm 2014. Trước đó, cô Maimunah đã rời khỏi Myanmar vào năm 1978.
Ông Mohammad Shukor, và vợ, Noor Jahan, bên trong ngôi nhà của họ ở Chicago.   Mời độc giả xem thêm video: Hành trình gian khổ của người tị nạn Syria trên đất Châu Âu (Nguồn: VTC14)
Ông Mohammad Shukor, và vợ, Noor Jahan, bên trong ngôi nhà của họ ở Chicago.

Mời độc giả xem thêm video: Hành trình gian khổ của người tị nạn Syria trên đất Châu Âu (Nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.