Bất ngờ chân dung hiện đại của hoàng hậu, công chúa được AI vẽ

Lần đầu tiên, diện mạo của các vị công chúa, hoàng hậu nổi tiếng của triều đại nhà Thanh trong đã được dựng lại nhờ trí tuệ nhân tạo AI. Kết quả thật bất ngờ!

Bất ngờ chân dung hiện đại của hoàng hậu, công chúa được AI vẽ

Trí tuệ nhân tạo (AI) thực sự có thể làm được những điều điên rồ. Nó có thể thực thi pháp luật, vẽ nên những bức tranh giá trị, viết ra các tác phẩm văn học, bài hát, và rất nhiều thứ khác chúng ta chẳng hề biết được. Nhưng những điều kể trên không là gì khi mà AI thậm chí có thể "biến hóa" khuôn mặt của những người thuộc thời đại trước thành dáng vẻ của người hiện đại.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc đã sử dụng AI để phát triển dự án vẽ lại chân dung người nổi tiếng của triều đại trước. Về cơ bản, hệ thống trí tuệ nhân tạo của nhóm hoạt động theo cơ chế suy đoán. Sau khi nhận được hình ảnh đầu vào, hệ thống sẽ phân tích riêng biệt từng đặc điểm như mắt, mũi, miệng, kiểu tóc… rồi tổng hòa lại và tạo thành một khuôn mặt có những đường nét tương tự với con người thời nay.

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve

Hình ảnh của Từ Hi thái hậu được phác họa trong phong cách hiện đại. (Ảnh: Sohu)

Nhóm chuyên gia đã tạo ra nhiều bản phác thảo có chất lượng khác nhau. Trong đó, các bức ảnh của Từ Hi thái hậu, Long Dụ - hoàng hậu của vua Quang Tự, Vinh Thọ Cố Luân công chúa… là nhận được nhiều lượt bình luận của cư dân mạng nhất. Hãy cùng xem thành phẩm mà họ đã tạo ra nhé!

Trân phi – Phi tử của Quang Tự đế

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve-Hinh-2
 

Trân phi có tư tưởng rất phóng khoáng, tính cách hoạt bát lanh lợi, luôn tò mò và hứng thú tìm hiểu những điều mới lạ của phương Tây. Bởi Trân phi có dung mạo diễm lệ, lại am hiểu văn hóa phương Tây, thời ấy vua Quang Tự luôn muốn học hỏi để cải cách đất nước, phá bỏ những luật lệ cũ kỹ của triều đại phong kiến nên bà được nhà vua sủng ái và yêu thương hết mực.

Dụ Dung Linh – Nữ quan của Từ Hi thái hậu

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve-Hinh-3

Nữ quan Dụ Dung Linh tuy dịu dàng nhưng có vẻ thiếu đi nét đài các. (Ảnh: Sohu)

Dụ Dung Linh (1889 - 1973) là con gái của một vị quan ngoại giao thời cuối nhà Thanh. Vị quan này còn có một cô con gái khác tên là Đức Linh. Từ nhỏ, 2 người đã sống và được tiếp thu nền giáo dục nước ngoài, lại đa tài đa nghệ. Biết được điều này, Từ Hi Thái hậu đã hạ chỉ tuyên triệu Đức Linh và Du Linh nhập cung, làm nữ quan ngự dụng cho mình.

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve-Hinh-4

Dụ Dung Linh với khí chất xuất thần trong một bức ảnh khác do AI tạo nên. (Ảnh: Sohu)

Dung Linh sinh thời không chỉ có ngoại hình đẹp mà bà còn có tài năng nhảy múa thiên phú, từng cử chỉ nâng tay nâng chân của bà đều mang một khí chất tao nhã xuất trần. Dung Linh được coi là người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử học khiêu vũ hiện đại Âu Mỹ và Nhật Bản.

Long Dụ - Hoàng hậu của vua Quang Tự

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve-Hinh-5

Cách ăn mặc của thời hiện đại đã giúp Long Dụ hoàng hậu trẻ trung hơn rất nhiều. (Ảnh: Sohu)

Long Dụ Hoàng hậu, là Hoàng hậu duy nhất của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế, vị Hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Thanh. Long Dụ Hoàng hậu có nguyên danh là Tĩnh Phân, nhũ danh là Hỉ Tử (theo Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư). Theo vai vế, Từ Hi Thái hậu là cô của Long Dụ Hoàng hậu và Long Dụ Hoàng hậu là biểu tỷ (chị họ) của Hoàng đế Quang Tự. Long Dụ Hoàng hậu được cho là có tính cách yếu đuối, dung mạo không đặc biệt, lưng hơi gù và thiếu khí chất của bậc mẫu nghi thiên hạ.

Cố Luân công chúa – công chúa cuối cùng của nhà Thanh

Bat ngo chan dung hien dai cua hoang hau, cong chua duoc AI ve-Hinh-6

Phong cách hiện đại đã mang lại sự thay đổi lớn cho Cố Luân công chúa. (Ảnh: Sohu)

Vinh Thọ Cố Luân công chúa (1854 – 1924) là con gái lớn của Cung Thân vương Dịch Hân. Theo "Thanh sử cảo" ghi chép, Vinh Thọ là vị công chúa cuối cùng của vương triều Đại Thanh. Mặc dù không phải là con gái Hoàng đế, nhưng bà vẫn là vị công chúa được hoàng thất và các đại thần vô cùng kính trọng.

Đáng tiếc rằng, chỉ 5 năm sau khi cử hành hôn lễ, phò mã của Vinh Thọ Cố Luân công chúa yểu mệnh qua đời vào năm bà 17 tuổi. Bởi phải sống cảnh góa bụa khi tuổi đời còn quá trẻ, dung mạo Vinh Thọ đượm nét già nua từ rất sớm, nhìn giống như một người phụ nữ lớn tuổi. Mặc dù vị công chúa này có phần thua thiệt về dung mạo, nhưng bà nổi tiếng là người cơ trí, chững chạc, lại rất giỏi giao thiệp.

Bất ngờ lý do hoàng hậu tuyệt sắc Iran bị gia đình chồng “ghẻ lạnh"

Sau đám cưới đẹp như cổ tích với thái tử Mohammad Reza Pahlavi - người sau này trở thành vua của Iran, hoàng hậu Fawzia Fuad có cuộc sống hôn nhân đầy "sóng gió". Bà bị gia đình nhà chồng "ghẻ lạnh" vì không sinh được con trai.

Bất ngờ lý do hoàng hậu tuyệt sắc Iran bị gia đình chồng “ghẻ lạnh"
Bat ngo ly do hoang hau tuyet sac Iran bi gia dinh chong “ghe lanh
Sinh tại Alexandria, Ai Cập năm 1921, công chúa Fawzia Fuad - người sau này trở thành hoàng hậu Iran nổi tiếng với nhan sắc diễm lệ, thông minh, thành thạo 3 ngôn ngữ là Ả Rập, Anh và Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, bà được gia đình quản thúc và giáo dục nghiêm khắc để có thể đảm bảo quyền lực cho gia tộc. 

Ly kỳ chuyện mẹ nuôi giành ngôi thiên tử cho con duy nhất sử Việt

Trong chốn hậu cung nước Việt khi xưa, chuyện bà Kính phi họ Nguyễn dưới thời Lê sơ không tiếc dùng mọi tâm sức để chớp thời cơ đưa con nuôi lên ngôi (tức Hoàng đế Lê Uy Mục) là điều hiếm thấy...

Ly kỳ chuyện mẹ nuôi giành ngôi thiên tử cho con duy nhất sử Việt
Nay xin theo ghi chép của sách Đại Việt sử kí toàn thư (phần biên niên về các đời hoàng đế Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục) và Đại Việt thông sử (phần Hậu phi truyện, Đế hệ truyện) để thuật lại chuyện này.
Nguyễn Kính phi (bà Kính phi họ Nguyễn) là thứ phi của Hoàng đế Lê Hiến Tông (trị vì 1497-1504), người xã Hoa Lăng, huyện Thuỷ Đường (nay thuộc thành phố Hải Phòng). Bà không có con trai nên nhận nuôi hoàng tử thứ hai của Hiến Tông là Lê Tuấn vốn mất mẹ từ khi còn nhỏ.

Hé lộ "bảng lương" của phi hậu nhà Thanh

Dù không phải quan lại đảm đương việc triều chính nhưng vào thời nhà Thanh, các phi tần trong hậu cung cũng có tiêu chuẩn đãi ngộ và hệ thống thưởng phạt riêng.

Hé lộ "bảng lương" của phi hậu nhà Thanh

Nói đến hoàng cung, chúng ta đều biết đó là nơi ngự trị của hoàng đế, hoàng hậu, phi tần, công chúa hoàng tử và cũng là nơi có vô vàn các quy tắc, bí mật mà người ngoài ít được biết đến.

Trong đó, cuộc tranh quyền đoạt vị ngầm giữa các phi tần được khắc họa một cách rõ nét trong nhiều bộ phim là điểm được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, dù có cuộc sống trong nhung lụa với người hầu kẻ hạ, hoàng hậu, phi tần cũng không hề được tiêu xài phung phí, xa hoa mà chỉ được tiêu pha trong khoản bổng lộc mà mình nhận được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới