Bất ngờ cảnh ngựa vằn tung cước đá “vỡ mồm” sư tử để cứu con

Với vẻ ngoài có phần hiền lành, đơn giản, nhưng ngựa vằn có thể lao vào những cuộc chiến cực kỳ khốc liệt và chỉ dừng lại khi có kẻ bỏ mạng.

Ngựa vằn là một loài động vật sinh sống tại châu Phi. Cùng là ngựa nhưng chúng có phần tách biệt hẳn so với những họ hàng của mình bởi màu lông độc đáo.
Nhìn qua bằng mắt thường chúng ta có cảm giác rằng sọc đen, trắng trên người chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng thực tế, sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận rằng, hoa văn của ngựa vằn là yếu tố giúp chúng có thể nhận biết lẫn nhau. Nói một cách dễ hiểu, những mảng sọc của ngựa vằn có nhiều nét tương đồng với hoa tay của con người, đều là độc nhất và không con ngựa vằn nào có sọc giống con ngựa nào.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bộ lông đen sọc trắng độc đáo của ngựa vằn có thể giúp chúng không bị ruồi cắn. Ngoài ra, họa tiết đặc biệt trên thân ngựa vằn còn làm giảm tới 70% nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời hấp thụ vào cơ thể, giúp chúng dễ dàng thích nghi với nắng nóng khắc nghiệt ở châu Phi. Mặc dù có vẻ ngoài nổi bật, nhưng đó không phải đặc điểm bất lợi của ngựa vằn. Điều này hóa ra lại giúp chúng đánh lạc hướng những kẻ săn mồi. Tương tự như một dạng ảo ảnh quang học, khi 1 đàn ngựa vằn đứng gần nhau, các sọc đen trắng biến chúng trông có vẻ như một khối to khổng lồ khiến các động vật ăn thịt không dám tới gần.
Tuy nhiên, ngựa vằn không chỉ nổi tiếng với màu lông đặc biệt, mà còn được biết đến là một trong những thành viên của cuộc di cư lớn nhất trên thế giới.
 

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 6 đến tháng 7, sẽ có hàng triệu con linh dương đầu bò và ngựa vằn tham gia vào sự kiện Cuộc di cư vĩ đại (Great Migration) diễn ra giữa hai khu vực gồm Serengeti ở Tanzania và Maasai Mara ở Kenya. Tất cả bọn chúng sẽ cùng nhau vượt qua "dòng sông tử thần" theo chuyến đi "hình vòng tròn" để tìm kiếm nguồn nước và những đồng cỏ tươi tốt ở phía Bắc. Sau đó đến cuối tháng 9, cả triệu con lại di chuyển ngược về phía Nam.

Quá trình di cư khó khăn khiến số lượng cả đoàn sẽ vơi dần. Trên khắp quãng đường, chúng phải đối diện nhiều nguy hiểm.

Một đoạn phim được quay tại Khu bảo tồn động vật Quốc gia Maasai Mara đã ghi lại toàn bộ khoảnh khắc đấu tranh sinh tồn cực kỳ khắc nghiệt của ngựa vằn.

Theo như đoạn clip, ở nơi đồng cỏ rộng miên man đấy có hai gia tộc nhà ngựa vằn và trâu rừng đang thong dong ăn uống, nghỉ ngơi thì bất ngờ bỏ chạy tán loạn khi một con sư tử cái tiến đến.

Trong lúc hỗn loạn, một chú ngựa vằn chậm chân đã lọt vào tầm ngắm của sư tử và bị nó tấn công một cách mãnh liệt. Nhưng, rất may mắn cho chú ngựa bởi mẹ nó đã kịp thời phát hiện ra điểm bất thường để quay lại ứng cứu. Trong lúc sư tử đang chuẩn bị ra đòn kết liễu thì ngựa vằn mẹ đã lao tới, húc cả người vào sư tử khiến nó loạng chọang, phải thả con mồi ra. Thậm chí, trong một phút ngẫu hứng, ngựa mẹ còn kịp tung một cú song phi sở trường vào giữa mặt con sư tử. Ăn đòn đau, kẻ săn mồi gian ác không còn cách nào khác ngoài bỏ trốn.

Những điều cực bất ngờ về loài sư tử sống ở châu Á

So với sư tử châu Phi, sư tử châu Á nhỏ hơn một cách rõ rệt. Ngoài ra còn nhiều đặc điểm khác để phân biệt sư tử châu Á với sư tử châu Phi.

Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A
Nhắc đến sư tử, người ta sẽ nghĩ đến một loài vật họ Mèo to lớn và mạnh mẽ, được coi như một biểu tượng của lục địa châu Phi. Dù vậy, châu Phi không phải nơi duy nhất mà sư tử sinh sống. Những con mèo này còn hiện diện ở châu Á, cụ thể là Ấn Độ.
Nhung dieu cuc bat ngo ve loai su tu song o chau A-Hinh-2
Sư tử châu Á, còn gọi là sư tử Ấn Độ (Panthera leo persica), không phải là loài riêng biệt mà là một phân loài sư tử có nguồn gốc từ châu Phi, đã di cư đến châu Á trong quá khứ. Phạm vi phân bố hiện tại của chúng giới hạn ở Vườn quốc gia Gir và vùng xung quanh ở bang Gujarat của Ấn Độ.

Video: 2 con sư tử đực hỗn chiến giành sư tử cái

Ở đoạn video dưới đây, 2 con sư tử đực đã lao vào chiến đấu không khoan nhượng để giành quyền giao phối với sư tử cái.

Đoạn video này được nhiếp ảnh gia Johan Pieter Meiring quay được tại vườn quốc gia Kruger (Nam Phi). Trong clip, 2 con sư tử đực đã lao vào cắn xé nhau vô cùng quyết liệt để giành quyền giao phối với sư tử cái.

Video: 2 con su tu duc hon chien gianh su tu cai

2 con sư tử đực cắn nhau rất quyết liệt.
Kết thúc video, cuộc chiến giữa 2 con sư tử đực vẫn chưa phân định được thắng, bại.
 Video 2 con sư tử đực hỗn chiến giành sư tử cái. Nguồn: Caters TV.

Đọc nhiều nhất

Tin mới