Bất ngờ các hợp đồng mua tên lửa S-300 của Trung Quốc

Bất ngờ các hợp đồng mua tên lửa S-300 của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trong suốt 17 năm, Trung Quốc liên tục mua sắm nhiều phiên bản tên lửa phòng không S-300 từ Nga để sử dụng và "sao chép".

Từ đầu năm 1990, Nga (có thể lúc này vẫn là chính quyền Liên Xô) và Quân đội Trung Quốc đã cùng ngồi vào bàn đám phán với nhau để thực hiện một khoản hợp đồng mua bán các  tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Sina.
Từ đầu năm 1990, Nga (có thể lúc này vẫn là chính quyền Liên Xô) và Quân đội Trung Quốc đã cùng ngồi vào bàn đám phán với nhau để thực hiện một khoản hợp đồng mua bán các tên lửa S-300. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 1991 thì hợp đồng trị giá khoảng 220 triệu USD giữa hai nước chính thức được ký kết cùng với 4 tiểu đoàn tên lửa đầu tiên được phía Nga bàn giao cho Trung Quốc đúng vào thời gian cuộc chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 1991 thì hợp đồng trị giá khoảng 220 triệu USD giữa hai nước chính thức được ký kết cùng với 4 tiểu đoàn tên lửa đầu tiên được phía Nga bàn giao cho Trung Quốc đúng vào thời gian cuộc chiến tranh Vùng Vịnh kết thúc. Nguồn ảnh: Sina.
Lúc bấy giờ, những tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 đầu tiên của Trung Quốc không được trang bị hệ thống radar 64N6E như thông thường mà lại được trang bị hệ thống ra đa ST-68U do Ukraine sản xuất với hiệu năng chiến đấu kém hơn so với 64N6E do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Lúc bấy giờ, những tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300 đầu tiên của Trung Quốc không được trang bị hệ thống radar 64N6E như thông thường mà lại được trang bị hệ thống ra đa ST-68U do Ukraine sản xuất với hiệu năng chiến đấu kém hơn so với 64N6E do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Việc được trang bị hệ thống radar yếu hơn so với các bản nội địa của Liên Xô (và Nga sau này) đã khiến phía Trung Quốc cảm thấy bực mình. Thêm vào đó, năm 1992 phía Mỹ đã có được các dàn tên lửa S-300 PT/PS từ Croatia sau khi Liên Bang Nam Tư tan rã. Nguồn ảnh: Sina.
Việc được trang bị hệ thống radar yếu hơn so với các bản nội địa của Liên Xô (và Nga sau này) đã khiến phía Trung Quốc cảm thấy bực mình. Thêm vào đó, năm 1992 phía Mỹ đã có được các dàn tên lửa S-300 PT/PS từ Croatia sau khi Liên Bang Nam Tư tan rã. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Mỹ có trong tay các hệ thống tên lửa S-300 sẽ khiến thế độc tôn của loại tên lửa vốn được sinh ra để bắn hạ các máy bay Mỹ này bị lung lay. Không những có thể tìm được cách khắc chế hệ thống tên lửa phòng không này, Mỹ hoàn toàn có thể hiểu và tận dụng được tối đa các điểm yếu của S-300 để tạo lợi thế lớn cho mình khi đụng độ với các đội quân đang sở hữu và sử dụng loại tên lửa này như một loại vũ khí phòng không chiến lược trong đó có lực lượng Phòng không Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Việc Mỹ có trong tay các hệ thống tên lửa S-300 sẽ khiến thế độc tôn của loại tên lửa vốn được sinh ra để bắn hạ các máy bay Mỹ này bị lung lay. Không những có thể tìm được cách khắc chế hệ thống tên lửa phòng không này, Mỹ hoàn toàn có thể hiểu và tận dụng được tối đa các điểm yếu của S-300 để tạo lợi thế lớn cho mình khi đụng độ với các đội quân đang sở hữu và sử dụng loại tên lửa này như một loại vũ khí phòng không chiến lược trong đó có lực lượng Phòng không Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 1994, phía Quân đội Trung Quốc tiếp tục chi hơn 200 triệu USD để mua các hệ thống tên lửa S-300 PMU1 từ Nga với tổng cộng 32 xe phóng và 324 quả tên lửa 48N6E (tầm phóng 150km). Tuy nhiên lô hàng này cũng chưa được trang bị hệ thống radar 64N6E mà chỉ được sở hữu hệ thống radar ST-68U kém hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 1994, phía Quân đội Trung Quốc tiếp tục chi hơn 200 triệu USD để mua các hệ thống tên lửa S-300 PMU1 từ Nga với tổng cộng 32 xe phóng và 324 quả tên lửa 48N6E (tầm phóng 150km). Tuy nhiên lô hàng này cũng chưa được trang bị hệ thống radar 64N6E mà chỉ được sở hữu hệ thống radar ST-68U kém hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Phải mãi đến năm 2001, phía Trung Quốc mua thêm 4 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU1 và trả tiền trước thì lần này họ mới nhận được những hệ thống radar 64N6E kèm theo xe chỉ huy 54K6E. Đây là những trang bị hiện đại bậc nhất trong các tổ hợp tên lửa S-300 thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Phải mãi đến năm 2001, phía Trung Quốc mua thêm 4 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU1 và trả tiền trước thì lần này họ mới nhận được những hệ thống radar 64N6E kèm theo xe chỉ huy 54K6E. Đây là những trang bị hiện đại bậc nhất trong các tổ hợp tên lửa S-300 thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 2003, phía Trung Quốc tiếp tục chi tiền mua thêm 8 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU2 của phía Nga, hợp đồng này được phía Nga chuyển giao hoàn thiện cho Trung Quốc vào năm 2008. Như vậy là sau tổng cộng 17 năm mua bán liên tục, tới năm 2008 phía Trung Quốc mới có được trong tay hệ thống tên lửa S-300 hoàn hảo. Hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Trung Quốc là hệ thống S-300 xuất khẩu hiện đại nhất từng được Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.
Đến năm 2003, phía Trung Quốc tiếp tục chi tiền mua thêm 8 tiểu đoàn tên lửa S-300 PMU2 của phía Nga, hợp đồng này được phía Nga chuyển giao hoàn thiện cho Trung Quốc vào năm 2008. Như vậy là sau tổng cộng 17 năm mua bán liên tục, tới năm 2008 phía Trung Quốc mới có được trong tay hệ thống tên lửa S-300 hoàn hảo. Hệ thống tên lửa S-300PMU2 của Trung Quốc là hệ thống S-300 xuất khẩu hiện đại nhất từng được Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Sina.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.