Bật mí về chiếc tàu thủy đầu tiên do VN chế tạo

(Kiến Thức) - Chiếc tàu thuỷ do người Việt Nam tự chế tạo lần đầu tiên vào thời vua Minh Mạng.

Đây không chỉ là một thành công về mặt kỹ thuật mà còn thể hiện quyết tâm của nhà vua, quyết không lệ thuộc vào kỹ thuật của nước ngoài.

Tháo gỡ sự lệ thuộc về kỹ thuật

Vua Minh Mạng húy là Hiệu, lại có tên là Đởm, sinh ngày 23 tháng Giêng năm Tân Hợi (1781), là con thứ tư của vua Gia Long. Tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), Hoàng Thái tử Đởm lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Đại Nam, niên hiệu là Minh Mạng. Khi đó nhà vua mới 30 tuổi.
Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, ham hiểu biết, vào những năm cuối đời ông lại quan tâm đến máy móc cơ khí.
Sử cũ ghi: Gia Long có trong tay mấy chiếc tàu chạy bằng hơi nước mua của người Pháp từ lúc còn tranh hùng với nhà Tây Sơn. Bọn lái tàu và thợ máy đều là người Pháp. Họ cậy thế mình hiểu biết kỹ thuật hay lên mặt với quan quân Việt Nam. Khi vua Minh Mạng lên ngôi, các đạo dụ về cấm ngặt đạo Thiên chúa được thi hành triệt để khiến bọn này tức tối, yêu sách đủ điều. Trước mắt chúng dùng biện pháp kỹ thuật để gây trắc trở cho việc chạy tàu của ta. 
Biết việc này vua Minh Mạng tìm mọi cách để tháo gỡ sự lệ thuộc về kỹ thuật này. Nhà vua đã khuyến khích công tượng Việt Nam tìm mọi cách học hỏi kỹ thuật lái tàu và sửa tàu, ai học được Vua sẽ ban thưởng rất hậu.
Hình khắc chiếc thuyền đi biển triều Nguyễn.
Hình khắc chiếc thuyền đi biển triều Nguyễn. 
Không sợ tốn kém
Khoảng năm 1838, vua Minh Mạng chỉ thị cho Võ khố bắt chước tàu của Tây Dương chế tạo ra tàu cho Việt Nam dùng. Nhiều đại thần đã tìm cách khuyên can nhà vua vì rất tốn kém cho công quỹ. Minh Mạng phán: Mua tàu của Tây Dương cũng được, nhưng muốn khiến cho công tượng nước ta quen với máy móc, vì vậy chẳng nên sợ lao phí gì!
Thực hiện chỉ dụ của Minh Mạng, thợ thuyền trong công tượng chưa nhận thức được đầy đủ còn tự ti do dự. Minh Mạng đốc thúc liên tục song từ quan cho đến thợ không ai đứng ra nhận. Giữa lúc đó có một anh thợ rèn tên là Huỳnh Văn Lịch, người làng Hiền Lương xin dứng ra đảm nhận. Lập tức Huỳnh Văn Lịch được giao làm giám đốc xưởng.
Ông Lịch không biết máy móc nhưng rất giỏi nghề rèn, cùng cộng tác với ông có ông Võ Huy Trinh. Hai người phân công nhau điều khiển đám thợ rèn, thợ nguội triển khai dựa vào kiểu chiếc tàu để lại từ thời vua Gia Long. Chẳng bao lâu sau, chiếc tàu đã xong giống y chiếc tàu của Tây Dương. Vua Minh Mạng đích thân ra sông Ngự Hà xem tàu chạy thử. Tàu vận hành tốt, tốc độ tàu không thua kém tàu của Tây Dương. Vua Minh Mạng rất vừa lòng, lập tức ban thưởng cho hai ông mỗi người một chiếc nhẫn vàng và một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn, còn đốc công và binh tượng được thưởng chung một ngàn quan tiền.
Tháng 10/1839, nhà vua lại cho đóng thêm một con tàu lớn hơn nữa với mức tốn phí là 11.000 quan tiền. Người thợ rèn Huỳnh Văn Lịch đã trở thành người kỹ sư chế tạo máy đầu tiên của nước ta.

Thảm họa tàu ngầm lớn nhất lịch sử tại Cam Ranh

Tàu ngầm Phoenix là tàu ngầm tuần tra loại 1500 tấn thuộc lớp Pascal của Pháp, mang số hiêu Q 157, được hạ thủy ngày 21/10/1932.
 Tàu ngầm Phoenix là tàu ngầm tuần tra loại 1500 tấn thuộc lớp Pascal của Pháp, mang số hiêu Q 157, được hạ thủy ngày 21/10/1932. 

Tàu dài 92 m, rộng 8 m, có thể đạt tốc độ 17 hải lý/giờ khi nổi và 10 hải lý/giờ khi lặn, với độ sâu có thể đạt đến 80 m. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất của Pháp thời đó.
Tàu dài 92 m, rộng 8 m, có thể đạt tốc độ 17 hải lý/giờ khi nổi và 10 hải lý/giờ khi lặn, với độ sâu có thể đạt đến 80 m. Đây là loại tàu ngầm lớn nhất của Pháp thời đó.

Vào ngày 4/11/1938, Phoenix và chiếc tàu ngầm cùng hạng mang tên Hope từ cảng Toulon ở phía Nam nước Pháp bắt đầu hành trình đến Đông Nam Á để thực hiện nhiệm vụ. Con tàu cập cảng Sài Gòn vào ngày 16/12/1938.
 Vào ngày 4/11/1938, Phoenix và chiếc tàu ngầm cùng hạng mang tên Hope từ cảng Toulon ở phía Nam nước Pháp bắt đầu hành trình đến Đông Nam Á để thực hiện nhiệm vụ. Con tàu cập cảng Sài Gòn vào ngày 16/12/1938. 

Vào tháng 6/1939, Phoenix và Hope có mặt tại cảng Cam Ranh để tiến hành các hoạt động huấn luyện định kỳ.
 Vào tháng 6/1939, Phoenix và Hope có mặt tại cảng Cam Ranh để tiến hành các hoạt động huấn luyện định kỳ.

Thảm họa của Phoenix đã diễn ra ngày 15/6/1939, khi chiếc tầu ngầm này cùng chiếc Hope thực hiện diễn tập tấn công tại vùng vịnh Cam Ranh.
 Thảm họa của Phoenix đã diễn ra ngày 15/6/1939, khi chiếc tầu ngầm này cùng chiếc Hope thực hiện diễn tập tấn công tại vùng vịnh Cam Ranh.

Từ một thao tác lặn, chiếc tàu ngầm Hope nổi lên sau một vài phút, nhưng Phoenix thì mất dạng. Tín hiệu báo động vang lên, sự hốt hoảng bắt đầu xuất hiện.
 Từ một thao tác lặn, chiếc tàu ngầm Hope nổi lên sau một vài phút, nhưng Phoenix thì mất dạng. Tín hiệu báo động vang lên, sự hốt hoảng bắt đầu xuất hiện.

Các hoạt động tìm kiếm được tiến hành khẩn trương. Khu vực mà Phoenix lặn xuống đã được định vị. Con tàu được tìm thấy trên một bãi cát ở độ sâu 92 m.
 Các hoạt động tìm kiếm được tiến hành khẩn trương. Khu vực mà Phoenix lặn xuống đã được định vị. Con tàu được tìm thấy trên một bãi cát ở độ sâu 92 m.

Không có bất kỳ một tín hiệu nào phát ra từ con tàu. Một sự im lặng chết chóc bao trùm.
 Không có bất kỳ một tín hiệu nào phát ra từ con tàu. Một sự im lặng chết chóc bao trùm.

Trong những ngày sau đó, mọi nỗ lực để trục vớt Phoenix cũng như cứu hộ các thủy thủ bên trong con tàu đã không thành công.
 Trong những ngày sau đó, mọi nỗ lực để trục vớt Phoenix cũng như cứu hộ các thủy thủ bên trong con tàu đã không thành công.

71 thủy thủ có mặt trên tàu ngầm Phoenix đã vĩnh viễn không trở về. Có hai thủy thủ đã may mắn sống sót khi phải ở lại mặt đất vì những lý do khác nhau.
 71 thủy thủ có mặt trên tàu ngầm Phoenix đã vĩnh viễn không trở về. Có hai thủy thủ đã may mắn sống sót khi phải ở lại mặt đất vì những lý do khác nhau.

Nguyên nhân chính xác của vụ chìm tàu mãi mãi là ẩn số. Người ta không tím thấy các dấu vết của sự hỏng hóc như vết dầu loang và các mảnh vỡ.
 Nguyên nhân chính xác của vụ chìm tàu mãi mãi là ẩn số. Người ta không tím thấy các dấu vết của sự hỏng hóc như vết dầu loang và các mảnh vỡ.

Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vụ đắm tàu này. Con tàu có thể đã lặn xuống biển khi nắp trên chưa đóng kín. Cũng có thể nó đã tích tụ khí gas và phát nổ bên trong vì tia lửa điện sau khi lặn xuống biển.
 Đã có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vụ đắm tàu này. Con tàu có thể đã lặn xuống biển khi nắp trên chưa đóng kín. Cũng có thể nó đã tích tụ khí gas và phát nổ bên trong vì tia lửa điện sau khi lặn xuống biển.

Triều Hậu Lê phát triển thủy quân thế nào?

(Kiến Thức) - Các hoàng đế triều Hậu Lê đã dụng công vạch định và thực thi nhiều biện pháp khác nhau để phát triển thủy quân, nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Dưới đây là một vài dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử.

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 
Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại nghĩa trang cổ đại Saqqara, Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một cỗ quan tài nặng 90 tấn. Sau khi dùng thuốc nổ mở nắp quan tài, các chuyên gia kinh ngạc phát hiện một xác ướp bò đực thay vì thi hài Pharaoh. 
Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

(Kiến Thức) - Ted Kaczynski là tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khét tiếng nước Mỹ với chỉ số IQ lên đến 167. Kaczynski trở thành đối tượng trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 

Tin mới

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 mới sẽ vẫn tiếp tục bán ra với 4 phiên bản tại thị trường Việt Nam bao gồm 2 phiên bản động cơ xăng 1.6L, 1 phiên bản động cơ xăng 2.0L và 1 phiên bản động cơ xăng tăng áp 1.6T-GDi.