Khám phá đạo quân khinh khí cầu bí ẩn của Liên Xô

Khám phá đạo quân khinh khí cầu bí ẩn của Liên Xô

(Kiến Thức) - Dù không nổi tiếng như các khinh khí cầu của Đức nhưng Liên Xô cũng sở hữu cho mình một đội quân đông đảo, hùng mạnh và có phần bí ẩn.

Lịch sử phát triển của lực lượng  khinh khí cầu Liên Xô bắt đầu vào gần cuối năm 1920 khi Nội chiến Nga đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. Hồng quân lúc này muốn sử dụng khí cầu như một phương tiện trinh sát chiến trường. Trong ảnh là mẫu khinh khí cầu đầu tiên do Liên Xô sản xuất được giới thiệu vào năm 1923 với tên gọi là VI Oktyabr. Nguồn ảnh: English Russia
Lịch sử phát triển của lực lượng khinh khí cầu Liên Xô bắt đầu vào gần cuối năm 1920 khi Nội chiến Nga đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. Hồng quân lúc này muốn sử dụng khí cầu như một phương tiện trinh sát chiến trường. Trong ảnh là mẫu khinh khí cầu đầu tiên do Liên Xô sản xuất được giới thiệu vào năm 1923 với tên gọi là VI Oktyabr. Nguồn ảnh: English Russia
Chỉ một năm sau đó Liên Xô tiếp tục cho ra đời mẫu khí cầu thứ hai có tên là Moskovsky KHIMIK. Nó được sản xuất dựa trên sự đóng góp tự nguyện của các công nhân thuộc ngành hóa chất và chế biến cao su của Liên Xô khi đó. Khinh khí cầu Moskovsky KHIMIK có chiều dài 45m, đường kính 10m với tốc độ bay 62km/h và có khả năng mang theo 900kg hàng hóa. Nguồn ảnh: English Russia
Chỉ một năm sau đó Liên Xô tiếp tục cho ra đời mẫu khí cầu thứ hai có tên là Moskovsky KHIMIK. Nó được sản xuất dựa trên sự đóng góp tự nguyện của các công nhân thuộc ngành hóa chất và chế biến cao su của Liên Xô khi đó. Khinh khí cầu Moskovsky KHIMIK có chiều dài 45m, đường kính 10m với tốc độ bay 62km/h và có khả năng mang theo 900kg hàng hóa. Nguồn ảnh: English Russia
Sau khi được giới thiệu, Moskovsky KHIMIK cũng đã thực hiện một chuyến bay thẳng thử nghiệm với quãng đường dài hơn 700km từ Leningrad tới Moscow. Nguồn ảnh: English Russia
Sau khi được giới thiệu, Moskovsky KHIMIK cũng đã thực hiện một chuyến bay thẳng thử nghiệm với quãng đường dài hơn 700km từ Leningrad tới Moscow. Nguồn ảnh: English Russia
Và phải đợi đến tận năm 1932 Liên Xô mới sở hữu một mẫu khinh khí cầu đúng nghĩa là USSR-V2 Smolny, mẫu khí cầu này cũng được trang bị một khoang chở khách với khả năng chở theo 11 người chưa bao gồm phi hành đoàn gồm 4 người. Nguồn ảnh: English Russia
Và phải đợi đến tận năm 1932 Liên Xô mới sở hữu một mẫu khinh khí cầu đúng nghĩa là USSR-V2 Smolny, mẫu khí cầu này cũng được trang bị một khoang chở khách với khả năng chở theo 11 người chưa bao gồm phi hành đoàn gồm 4 người. Nguồn ảnh: English Russia
Buồng lái của USSR-V2 được bố trí phía sau cùng với đó là hai động cơ đẩy cánh quạt. Nguồn ảnh: English Russia
Buồng lái của USSR-V2 được bố trí phía sau cùng với đó là hai động cơ đẩy cánh quạt. Nguồn ảnh: English Russia
Tuy nhiên chỉ một năm sau khi đưa vào vận hành USSR-V2 đã gặp nạn tại Veliky Novgorod khi động cơ đẩy cánh quạt của nó ngừng hoạt động khi đang cố lấy lại độ cao an toàn. Đến năm 1939 USSR-V2 bị cấm hoạt động. Nguồn ảnh: English Russia
Tuy nhiên chỉ một năm sau khi đưa vào vận hành USSR-V2 đã gặp nạn tại Veliky Novgorod khi động cơ đẩy cánh quạt của nó ngừng hoạt động khi đang cố lấy lại độ cao an toàn. Đến năm 1939 USSR-V2 bị cấm hoạt động. Nguồn ảnh: English Russia
Dù thất bại với USSR-V2 nhưng Liên Xô vẫn không từ bỏ giấc mơ chinh phục bầu trời của mình với mẫu khí cầu USSR-V3 Krasnaya Zvezda cũng được giới thiệu vào năm 1933. Nguồn ảnh: English Russia
Dù thất bại với USSR-V2 nhưng Liên Xô vẫn không từ bỏ giấc mơ chinh phục bầu trời của mình với mẫu khí cầu USSR-V3 Krasnaya Zvezda cũng được giới thiệu vào năm 1933. Nguồn ảnh: English Russia
Liên tục sau đó Moscow cho giới thiệu hàng loạt mẫu khí cầu mới với các biến thể tiếp theo của dòng khí cầu USSR-V. Nguồn ảnh: English Russia
Liên tục sau đó Moscow cho giới thiệu hàng loạt mẫu khí cầu mới với các biến thể tiếp theo của dòng khí cầu USSR-V. Nguồn ảnh: English Russia
Trong năm 1933, USSR-V4 và USSR-V5 được giới thiệu, trong đó USSR-V5 là một cuộc cách mạng thật sự của công nghệ khí cầu Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: English Russia
Trong năm 1933, USSR-V4 và USSR-V5 được giới thiệu, trong đó USSR-V5 là một cuộc cách mạng thật sự của công nghệ khí cầu Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: English Russia
Đến năm 1935, Liên Xô tiếp tục giới thiệu mẫu khí cầu USSR-V6 Osoaviachim có thiết kế gần như tương tự USSR-V5 nhưng nó được hoàn thiện hơn, một phần do đề án phát triển Osoaviachim đứng đầu bởi một kỹ sư hàng không người Italy. Nguồn ảnh: English Russia
Đến năm 1935, Liên Xô tiếp tục giới thiệu mẫu khí cầu USSR-V6 Osoaviachim có thiết kế gần như tương tự USSR-V5 nhưng nó được hoàn thiện hơn, một phần do đề án phát triển Osoaviachim đứng đầu bởi một kỹ sư hàng không người Italy. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh là một phần túi khí của mẫu khí cầu USSR-V7bis Chelyuskinets được Liên Xô phát triển vào năm 1935. Nguồn ảnh: English Russia
Trong ảnh là một phần túi khí của mẫu khí cầu USSR-V7bis Chelyuskinets được Liên Xô phát triển vào năm 1935. Nguồn ảnh: English Russia
Trong những năm tiếp theo sau đó Liên Xô vẫn tiếp tục phát triển các mẫu khí cầu mới trong đó chủ yếu là dòng khí cầu USSR-V và đến tận đầu những năm 1950 nước này mới bắt đầu hạn chế các đề án phát triển khí cầu dành cho mục đích quân sự lẫn dân sự. Nguồn ảnh: English Russia
Trong những năm tiếp theo sau đó Liên Xô vẫn tiếp tục phát triển các mẫu khí cầu mới trong đó chủ yếu là dòng khí cầu USSR-V và đến tận đầu những năm 1950 nước này mới bắt đầu hạn chế các đề án phát triển khí cầu dành cho mục đích quân sự lẫn dân sự. Nguồn ảnh: English Russia

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.