Bắt khẩn cấp hai đối tượng nhắn tin đe dọa, tống tiền Đại biểu Quốc hội

(Kiến Thức) - Cục Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra truy xét và đã làm rõ, ra lệnh giữ và khám xét khẩn cấp các đối tượng có liên quan do có hành vi nhắn tin đe dọa các ĐBQH nhằm chiếm đoạt tiền.

Bắt khẩn cấp hai đối tượng nhắn tin đe dọa, tống tiền Đại biểu Quốc hội
Liên quan vụ việc một số thành viên thuộc văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội bị nhắn tin đe doạ, tống tiền, ngày 19/10, Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra truy xét và đã làm rõ, ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và khám xét khẩn cấp các đối tượng có liên quan do có hành vi nhắn tin đe dọa nhằm chiếm đoạt tiền.
Danh tính hai đối tượng được xác định gồm Ngô Xuân Tùng, sinh năm 1988, HKTT tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, hiện trú tại phố Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và Lê Văn Thành, sinh năm 1988, HKTT tại Châu Ổ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, hiện trú tại Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Thương mại, Dịch vụ Đại Thắng Lợi, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóoc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bat khan cap hai doi tuong nhan tin de doa, tong tien Dai bieu Quoc hoi
 Tang vật vụ án.
Trước đó, mấy ngày vừa qua, lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội của một số địa phương (Hà Nội, Quảng Trị, Bắc Ninh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh,…) nhận được tin nhắn đến điện thoại di động với mục đích khủng bố, đe dọa nhằm chiếm đoạt tiền.
Nội dung nhắn như sau: “Có người muốn lấy mạng ông với giá 100 triệu. Nếu ông đưa tôi 100 triệu, tôi sẽ gửi danh tính người muốn hại ông và bằng chứng cho ông. Tôi cho ông 03 ngày và số tài khoản này cho ông chuyển khoản vào, nếu ông chuyển tiền tôi sẽ đi khỏi đất này và giữ lời. Số tài khoản: 060195701256 mở tại Ngân hàng Sacombank”.
Trước thực trạng trên, tại buổi họp báo trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, ông đã yêu cầu và nhận được báo cáo thể hiện tình hình đúng như báo chí phản ánh.
“Văn phòng Quốc hội đã có văn bản gửi Bộ Công an xác đề nghị xác minh thông tin việc lãnh đạo đoàn đại biểu Quốc hội một số địa phương nhận được tin nhắn tống tiền”, ông Phúc cho biết và nói thêm: “Thông tin trong các tin nhắn này khá mâu thuẫn khi khủng bố, đòi tiền nhưng lại cho số tài khoản cụ thể. Mặc dù vậy, bản chất sự việc vẫn phải để các cơ quan có chuyên môn xác minh, làm rõ".
Bat khan cap hai doi tuong nhan tin de doa, tong tien Dai bieu Quoc hoi-Hinh-2

Đối tượng Ngô Xuân Tùng.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, không chỉ một số trưởng, phó các đoàn đại biểu Quốc hội như Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Nội nhận được các tin nhắn khủng bố, tống tiền, mà nhiều cán bộ đã nghỉ hưu cũng nhận được những tin nhắn kiểu này. Thậm chí có những chánh văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu được 1 năm, 2 năm cũng nhận được tin nhắn. Có thể, đối tượng này sử dụng một danh bạ cũ để nhắn tin hàng loạt nên không biết ai đã nghỉ hưu hay chưa.
Liên quan sự việc trên, Lãnh đạo Bộ Công an đã giao Cục Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức điều tra làm rõ và bắt khẩn cấp các đối tượng trên.

Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?

Ngày 22/5 cử tri cả nước sẽ bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. 

Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?
Video: Bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, HĐND như thế nào?:

5 nhóm nội dung chất vấn xin ý kiến Đại biểu Quốc hội

Các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả; tinh giản biên chế... là những nội dung dự kiến chất vấn gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội.

5 nhóm nội dung chất vấn xin ý kiến Đại biểu Quốc hội
Theo chương trình làm việc, từ ngày 15/11 Quốc hội sẽ bắt đầu các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên chất vấn đầu tiên của đại biểu Quốc hội khoá XI sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Chuẩn bị cho hoạt động này, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn.
Nội dung của nhóm vấn đề 1 là đánh giá tổng thể, phương án xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng không triển khai, để hoang hoá, lãng phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

ĐBQH Nguyễn Văn Thân đã thôi quốc tịch Ba Lan trước khi ứng cử

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân từng có hai quốc tịch, song ông đã làm đơn xin thôi quốc tịch Ba Lan trước khi ứng cử và trở thành đại biểu Quốc hội.

ĐBQH Nguyễn Văn Thân đã thôi quốc tịch Ba Lan trước khi ứng cử
Mấy ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân, đoàn Thái Bình mang quốc tịch Ba Lan và có căn hộ tại đây. Trước thông tin trên, trao đổi với PV, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, cơ quan chức năng của Quốc hội đã kiểm tra hồ sơ. Kết quả cho thấy ông Nguyễn Văn Thân hiện chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.