BaoVietBank, ABBank, PGBank và VPBank vì sao có tỷ lệ nợ xấu trên 3%?

(Vietnamdaily) - Bảo Việt, ABBank, PGBank và VPBank là 4 ngân hàng đang có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng ở mức trên 3%.

Nợ xấu trong tầm kiểm soát là mục tiêu của các nhà băng trong hoạt động tín dụng. Nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều quy định có tính ràng buộc khiến các ngân hàng phải tích cực hơn trong xử lý nợ xấu. 

Tuy nhiên, tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng mức nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của 26 ngân hàng đã công bố là 98.242 tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cuối năm 2018. Đáng nói, có 4 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu trên mức 3%, tăng thêm 1 ngân hàng so với cuối năm 2018.

Bảo Việt (BaoVietBank) là ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu cao nhất tại thời điểm cuối tháng 9/2019 khi vọt lên tới 4,4%, tương ứng 1,088 tỷ đồng. Con số này so với cuối năm 2018 là 3,97% với 1,024 tỷ đồng. 

Xét về giá trị nợ xấu của Bảo Việt không tăng là bao khi chỉ hơn 6%, song tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn do tín dụng của nhà băng này tăng trưởng âm so với đầu kỳ.

Cụ thể, cho vay khách hàng của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,98%, về còn 24.722 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ở mức 25.811 tỷ đồng, cũng giảm 4,55% so đầu kỳ.

Do đó, tổng tài sản tại thời điểm 30/9 của Ngân hàng Bảo Việt giảm 3,97%, xuống mức 53.662 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, 9 tháng thu nhập lãi thuần của Bảo Việt giảm hơn 26%, về mức 283 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 24%, còn 264 tỷ đồng song Ngân hàng Bảo Việt chỉ lãi hơn 16 tỷ đồng, giảm mạnh 36% so cùng kỳ.
BaoVietBank, ABBank, PGBank va VPBank vi sao co ty le no xau tren 3%?
 Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 9/2019 từ mức 2% trở lên

"Á quân” về nợ xấu là VPBank. Cụ thể, nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của VPBank ghi nhận tới 8.901 tỷ đồng, tăng 14,6% so đầu kỳ.

Tuy nhiên do dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng 27% khi đạt 254.186 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này vẫn duy trì ở mức cao như đầu kỳ là 3,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 30%, lên tới 2.420 tỷ đồng.

Riêng nợ xấu của FE Credit lại giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.

Điều bất ngờ nhất trong top này chính là sự xuất hiện của ABBank và PGBank khi nợ xấu cuối năm 2018 ở dưới ngưỡng kiểm soát lần lượt là 1,89% và 2,96%. Song, cuối tháng 9/2019 lại tăng vọt.

Mặc dù tổng tài sản tại thời điểm 30/9/2019 của ABBank tăng 1,38%, đạt mức 91.243 tỷ đồng nhưng cho vay khách hàng lại ghi nhận giảm nhẹ 0,05%, ở mức 52.157 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tình hình nợ xấu của ABBank bất ngờ tăng vọt 79%, lên mức 1.766 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,89% đầu kỳ lên tới 3,39%. Trong đó chủ yếu do nợ có khả năng mất vốn chiếm hơn 1.000 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng của ABBank cũng tăng hơn 20%, lên mức 409 tỷ đồng. Dù vậy, ABBank vẫn đạt 773 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 9 tháng, tăng khá 33% so cùng kỳ.

Còn với PGBank, dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 3%, đồng thời nợ xấu cũng tăng 6% lên mức 694 tỷ đồng. Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 3.07% so với mức 2.96% hồi đầu năm.

Tính đến ngày 30/09/2019, tổng tài sản của PGBank suýt soát cùng kỳ, đạt hơn 30,940 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tương đương cùng kỳ, đạt gần 24,382 tỷ đồng và hơn 22,628 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, PGBank lại báo lãi khả quan khi đạt 56 tỷ đồng, gấp 8,6 lần cùng kỳ nhờ cắt giảm đến 74% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.

BaoVietBank, ABBank, PGBank va VPBank vi sao co ty le no xau tren 3%?-Hinh-2
Toàn cảnh nợ xấu ngân hàng

Hiện có 3 ngân hàng không công bố đầy đủ báo cáo tài chính quý 3/2019 nên không thể biết được tình hình nợ xấu như thế nào gồm NCB, Việt Á và Bản Việt.

Nhìn chung, mặc dù một số nhóm nợ xấu tăng mạnh nhưng nhìn chung chưa ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ nợ xấu trên tổng tín dụng của các nhà băng và vẫn dưới 3% theo quy định.

NHNN: Đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu, sẽ cổ phần hóa Agribank

(Vietnamdaily) - Tính trung bình từ 15/8/2017 đến 31/8/2019, mỗi tháng toàn hệ thống xử lý được khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng, cao hơn 4,7 nghìn tỷ đồng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình từ 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Ngày 15/10/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 2 năm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

NHNN: Da xu ly duoc 236,8 nghin ty dong no xau, se co phan hoa Agribank
 

Ngân hàng nào có thu nhập lãi thuần 9 tháng tăng mạnh và đi lùi?

(Vietnamdaily) - Vẫn còn một số ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2019 như Vietinbank, BaoVietBank, Eximbank, NamABank, SCB, SHB và HDBank. Còn lại hầu hết đều ghi nhận thu nhập lãi thuần cũng như lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng so cùng kỳ.

Xét riêng về chỉ tiêu thu nhập lãi thuần là nguồn thu chính yếu của các ngân hàng thì đa số đều ghi nhận mức tăng trưởng khá trong 9 tháng 2019, chỉ riêng VietABank, NCB và PGBank là đi lùi so với thị trường chung.

BIDV là "ông lớn" đứng đầu về  thu nhập lãi thuần với 26.398 tỷ đồng, tiếp đến là Vietcombank sát nút với 25.937 tỷ đồng. VPBank cũng có mức đột phá với 22.428 tỷ đồng. Tuy nhiên, về độ tăng trưởng, BIDV lại ở mức rất thấp, chỉ nhích nhẹ 3%, còn Vietcombank tăng tới gần 27% và VPBank 23%.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.