Bảo vệ nhà báo trên mặt trận chống tham nhũng

(Kiến Thức) - Việc bảo vệ phóng viên tác nghiệp, đưa tin, nhất là phản ánh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đến người dân, cơ quan chức năng là hết sức cần thiết...

Bao ve nha bao tren mat tran chong tham nhung
 Ảnh minh họa.
Sau vụ việc 2 phóng viên của Báo Giao thông bị hành hung khi tác nghiệp tại cầu Tăng Long, phường Long Trường, quận 9, TP HCM dư luận cho rằng, nếu không có các biện pháp hữu hiệu, đặc biệt là các hành lang pháp lý để bảo vệ phóng viên tác nghiệp thì việc hành hung phóng viên sẽ tiếp tục diễn ra.
Trong những ý kiến tranh luận về việc bảo vệ phóng viên khi tác nghiệp, có ý kiến đề nghị xây dựng Luật Báo chí theo hướng hành vi của phóng viên khi tác nghiệp là hành vi thi hành công vụ, tức là thi hành nhiệm vụ của nhà nước, mọi hành vi xâm hại đến phóng viên khi đưa tin, tác nghiệp là hành vi chống người thi hành công vụ và sẽ bị pháp luật trừng trị. 
Ý kiến khác cho rằng, phóng viên khi tác nghiệp, đưa tin các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thì cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an địa phương để có phương án bảo vệ. Đây là hai luồng ý kiến có sự tranh luận sôi nổi nhất, đều có cơ sở lập luận riêng, xét về tổng thể các ý kiến nêu trên đều có mặt tích cực và hạn chế của nó. 
Ông Đỗ Văn Nhân (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) cho rằng, đối với ý kiến đề nghị xây dựng Luật Báo chí theo hướng hành vi của phóng viên khi tác nghiệp là hành vi thi hành công vụ cần phải xác định rõ, cụ thể khi nào là hành vi thi hành công vụ, khi nào hành vi không phải là thi hành công vụ? Khi phóng viên báo chí tác nghiệp, đưa tin thuộc lĩnh vực nào được xem là thi hành nhiệm vụ công vụ, lĩnh vực nào thì không phải thi hành nhiệm vụ công vụ? Do vậy, không thể bao trùm hết các lĩnh vực hoạt động phóng viên báo chí khi tác nghiệp, đưa tin, viết bài trên các lĩnh vực đều là hành vi thi hành công vụ cần được nhà nước bảo vệ.
Đối với ý kiến, khi phóng viên tác nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu cực, tham nhũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an địa phương để có phương án bảo vệ khi tác nghiệp. Đây là giải pháp tối ưu nhất và được các cơ quan báo chí, cũng như phóng viên khi tác nghiệp, đưa tin áp dụng trong thời gian qua. 
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có sự hạn chế nhất định như việc tác nghiệp, đưa tin những vụ việc tiêu cực, tham nhũng đối với một số trường hợp cần phải nhanh chóng, kịp thời, bí mật để thu thập chứng cứ nhằm vạch trần các hành vi tiêu cực, tham nhũng. Lúc này nếu chờ sự phối hợp để bảo vệ phóng viên sẽ dẫn đến mất đi cơ hội thu thập chứng cứ, tin tức phóng viên đến tác nghiệp, đưa tin vụ việc có nguy cơ bị lộ, lọt, làm cho các đối tượng liên quan đến tiêu cực, tham nhũng đề phòng, che giấu chứng cứ và cản trở, gây khó khăn cho phóng viên báo chí...
Việc bảo vệ phóng viên tác nghiệp, đưa tin, nhất là phản ánh các vụ việc tiêu cực, tham nhũng đến người dân và cơ quan chức năng là hết sức cần thiết, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, tham nhũng. 
“Có thể khẳng định rằng, lực lượng báo chí hiện nay ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng, là kênh thông tin hiệu quả trên mặt trận phòng, chống tiêu cực, tham nhũng hiện nay. Các phóng viên khi tác nghiệp, đưa tin trong lĩnh vực này, họ xứng đáng được hưởng sự quan tâm, bảo vệ của nhà nước để họ có động lực tiếp tục đấu tranh bằng vũ khí riêng của mình, góp phần vì sự bình yên của nhân dân”, ông Nhân cho biết thêm.

Phóng viên bị hành hung: Công an trên dưới bất nhất

Phó Giám đốc Công an TP.Cần Thơ nhận định có thể nhóm hành hung là bạn nhậu với 2 người say rượu vừa gây tai nạn. Còn thượng tá Chí lại khẳng định rằng: không phải...

Ngày 28/11, trao đổi qua điện thoại với đại diện Báo NTNN tại ĐBSCL, Thiếu tướng Hà Nghĩa Lộ- Giám đốc Công an TP. Cần Thơ cho biết ông đã chỉ đạo Công an quận Ninh Kiều tích cực làm rõ thủ phạm hành hung phóng viên Đức Khánh.

Vẫn đang truy tìm đối tượng hành hung


Sau 5 ngày xảy ra vụ việc, trưa 28/11 trao đổi với phóng viên NTNN, thượng tá Nguyễn Minh Chí – Phó Trưởng Công an quận Ninh Kiều cho biết:

Đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nhóm côn đồ tấn công phóng viên Đức Khánh trong lúc tác nghiệp vào tối 24/11. Lãnh đạo Công an quận đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ khẩn trương truy tìm đối tượng hành hung nhà báo.
Người tự xưng là công an mặc áo sọc đang dán biển số xe ô tô gây tai nạn.
Người tự xưng là công an mặc áo sọc đang dán biển số xe ô tô gây tai nạn.

Liên quan đến vụ việc này, trước đó trả lời trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, đại tá Nguyễn Ngọc Hạnh – Phó Giám đốc Công an TP.Cần Thơ nhận định, có thể nhóm hành hung anh Khánh là bạn bè ăn nhậu với 2 người say rượu vừa gây tai nạn.

“Anh em CSGT có mặt lúc đó tường trình là đêm tối rất lờ mờ có thấy đánh tới đánh lui mà không nhìn rõ ai, dù vậy cũng sẽ phải làm cho kỹ, cho rõ” - ông Hạnh nói.

Trong khi đó, tại buổi làm việc với báo chí chiều 26/11, thượng tá Nguyễn Minh Chí lại khẳng định rằng: “Những người tham gia hành hung phóng viên trong đêm tối hôm đó không phải là bạn bè ăn nhậu với 2 người say rượu vừa gây tai nạn (!)”.

Thượng tá Chí còn cho biết: Theo báo cáo từ phía Công an phường Cái Khế, khi phóng viên Báo NTNN bị hành hung thì các lực lượng chức năng đã rời khỏi hiện trường.

Phát biểu của đại tá Nguyễn Ngọc Hạnh hoàn toàn khác với lời của thượng tá Nguyễn Minh Chí. Dư luận hoài nghi rằng, vì sao xung quanh một vụ việc, giữa lãnh đạo Công an thành phố và Công an quận lại có sự bất nhất như vậy.

Khi nhiều phóng viên đặt câu hỏi rằng liệu có gì “mờ ám” hay không trước hành động dùng băng keo dán kín biển số xe ô tô mang BKS 65 E – 8999, thượng tá Chí cho rằng: “Phía công an không cấm hành vi đó”.

Người mặc áo sọc tự xưng công an là ai?


Ngày 28/11, phóng viên NTNN quay trở lại hiện trường nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô 65E – 8999 với xe mô tô trên đường Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều thì được một số người dân cung cấp thêm các thông tin, chi tiết hết sức quan trọng liên quan đến việc phóng viên bị hành hung.

Theo đó, trước khi phóng viên Đức Khánh bị bọn côn đồ hành hung, một thanh niên (xin được giấu tên) cũng bị một nhóm người xông tới giật điện thoại, xóa những tấm ảnh mà anh đã chụp được hiện trường vụ tai nạn giao thông.

Trao đổi với chúng tôi, người thanh niên này kể lại: “Khi đó một người tự xưng là công an mặc áo sọc, to con, chân mang dép lại giật điện thoại di động xóa hết mấy tấm ảnh tôi đã chụp. Sau đó, có mấy người xông vào đe dọa đòi đánh nên tôi sợ quá chạy vào quán cà phê gần đó lánh nạn. Rất may là người chủ quán biết rõ tình hình phức tạp nên che giấu tôi trước sự truy lùng của nhóm người trên. Sau đó, chủ quán bảo tôi hãy đi taxi về nhà cho an toàn. Vì quá lo sợ nhóm người này truy tìm hành hung nên tối hôm đó tôi không dám về nhà mà gọi taxi chở đến nhà người bạn gần đó để ngủ nhờ… Sau khi tôi vừa lên xe thì nghe tin nhà báo bị đánh…”.

Như vậy, ý kiến của người thanh niên này trùng khớp với sự nhận dạng của phóng viên Đức Khánh về một người tự xưng là công an, mặc áo sọc, dán kín biển số xe ô tô gây tai nạn, thu giữ điện thoại, máy ảnh, xóa hình.... Anh ta là ai, cơ quan công an cần làm rõ.


Hội Nhà báo Việt Nam sẽ bảo vệ hội viên Ngày 28/11, trao đổi với phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay (NTNN) về vụ việc PV Đức Khánh - Báo NTNN thường trú tại Cần Thơ - bị hành hung trong khi tác nghiệp, ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết:

“Tôi đang đi công tác, nhưng qua thông tin báo chí, tôi cũng có nắm được thông tin về vụ việc này. Tôi khẳng định, việc những đối tượng cản trở phóng viên Đức Khánh tác nghiệp là vi phạm pháp luật, vi phạm Luật Báo chí. Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, cũng như công văn của Báo NTNN, Hội Nhà báo sẽ có công văn gửi các cơ quan chức năng liên quan, đề nghị xác minh làm rõ. Việc một nhà báo, phóng viên bị hành hung trong khi tác nghiệp, Hội sẽ có tiếng nói bảo vệ hội viên của mình”.


Theo Dân Việt
[links()]

Người dân đã cung cấp clip phóng viên bị hành hung

Ngày 27/11, người dân đã cung cấp một clip quay PV Đức Khánh đến chụp ảnh vụ tai nạn và bị cướp máy ảnh cùng điện thoại di động, sau đó bị một nhóm côn đồ hành hung.

Trong đoạn clip này cho thấy có 3 thanh niên đứng xung quanh ôtô để dán kín biển số xe.

Hiện trường vụ việc
Hiện trường vụ việc

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (14 - 20/6/2015)

(Kiến Thức) - Đi đám tang em trai, người anh chết thảm; gặp nạn trên đường đi “phượt” ở Đà Lạt... là những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua.

Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (14 - 20/6/2015)
 1. Hai người gặp nạn trên đường đi “phượt” ở Đà Lạt
Trưa 14/6, tại khúc cua đường đèo 723 nối liền Nha Trang và Đà Lạt, đoạn thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, xe khách BKS 79B-008.72 bất ngờ va chạm mạnh một xe máy đi ngược chiều. Hậu quả, hai người đi “phượt” ở Đà Lạt bằng xe máy gồm Trịnh Hà Sơn (sinh năm 1996, quê Hà Nam) tử vong, chị Đinh Thị Loan (sinh năm 1993, quê Kon Tum) bị hôn mê.
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (14 - 20/6/2015)-Hinh-2
 2. Mô tô đấu đầu xe tải, xác 2 thanh niên biến dạng
Khoảng 22h40 ngày 14/6, tại Quốc lộ IA, thuộc địa phận khu phố An Ninh, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, xe mô tô BKS 77X7-2612 của Trần Trung Định (22 tuổi) và Trần Văn Tuấn (18 tuổi) khi vượt qua xe tải BKS 78C-022.90 đã đâm thẳng vào ô tô tải BKS 77C-075.44. Vụ tai nạn làm Định và Tuấn tử vong tại chỗ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới