Bảo vệ khách sạn Grand Plaza đuổi người trú mưa, dân tình ầm ầm đòi tẩy chay
(Kiến Thức) - Video ghi lại hình ảnh bảo vệ khách sạn Grand Plaza Hà Nội đuổi một số người trú mưa ở sảnh khiến dư luận vô cùng bức xúc. Đây chính là lý do fanpage khách sạn đang "tụt sao" chóng mặt trên Facebook.
Khánh Hoài
Chiều nay (29/8), Hà Nội bất ngờ có mưa giông lớn kéo dài cộng thêm gió lốc giật mạnh khiến cây cối đổ gãy gây nguy hiểm, giao thông tê liệt. Trong lúc thời tiết mưa gió, nhiều người đi đường phải tìm nơi trú ẩn.
Thế nhưng, trên diễn đàn OFFB xuất hiện video ngắn khiến nhiều người bức xúc. Cùng với video, người đăng tải chia sẻ: “Chiều nay mưa giông bất chợt, nhiều người đi xe máy không chịu nổi đã phải vào trú mưa tại sảnh Grand Plaza. Cậu bảo vệ đã đuổi không cho họ trú nhờ, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Một xã hội văn minh khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra người ta sẽ ưu tiên người già, phụ nữ trẻ em thoát nạn trước. Không biết cậu bảo vệ này đang sống ở thời kỳ nào”.
Mời độc giả xem video: Nhân viên bảo vệ khách sạn Grand Plaza Hà Nội đuổi người trú mưa gây phẫn nộ dư luận:
Từ những hình ảnh trong video, người xem có thể thấy người phụ nữ cùng đứa con đang độ tuổi đi học trú tạm ở sảnh Grand Plaza vì bên ngoài giông lốc rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ chỉ tay, quát mắng, yêu cầu dời đi chỗ khác vì đây là khu vực đỗ của ôtô. Hai mẹ con người phụ nữ và một số người khác dù đã lên tiếng xin trú nhờ nhưng người bảo vệ đuổi đến khi họ quay xe bỏ đi mới thôi.
Người này thậm chí đi vòng quanh đến chỗ những người đang trú mưa để đuổi đi bằng được.
Ngay khi đoạn video được chia sẻ, dư luận vô cùng phẫn nộ trước hành động vô cảm của nam nhân viên bảo vệ. Bạn có nickname Tuyền Ka bình luận: "Cái luật ở đâu mà khách sạn cao cấp lại cấm người dân xin trú ngụ nhờ khi có mưa to gió lớn nhể". Bạn Hoàng Gia Vũ chia sẻ: "Dù là nhiệm vụ đi nữa thì trong trường hợp này cũng không nên như vậy".
Bạn Đỗ Thanh Nguyên thì bày tỏ: "Mình hiền như bụt nhưg nếu gặp trường hợp này mình cũng cà rồi giã cho phát".
Bạn Đức Nhắng cho biết: "Cái này là do ban quản lý thôi, nhưng cũng không hiểu do nội quy của BQL toà nhà thật hay do anh bảo vệ này hống hách nữa, dân Việt không có tiền thật là tội nghiệp".
Hình ảnh nam thanh niên được cho là bảo vệ khách sạn Grand Plaza Hà Nội xua đuổi người dân trú mưa đang gây bức xúc dư luận.
Nhiều người sau khi xem video vô cùng bức xúc, họ đánh giá tụt hạng khách sạn 5 sao Grand Plaza Hà Nội.
Thậm chí, nhiều người xem video còn thẳng thắn yêu cầu phía quản lý khách sạn phải kỷ luật nam nhân viên bảo vệ, đồng thời kêu gọi nhau đánh giá tụt hạng, tẩy chay khách sạn 5 sao Grand Plaza Hà Nội.
Theo tìm hiểu của PV, khách sạn 5 sao Grand Plaza Hà Nội nằm trên đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Khách sạn này được đánh giá là “công trình thế kỷ mà đội ngũ công nhân viên và chuyên gia nước ngoài LIODI thi công”.
Grand Plaza còn được giới thiệu là nơi “hội tụ đầy đủ các yếu tố dành cho hạng mục khách sạn tiêu chuẩn quốc tế". Nhiều hạng mục tại Grand Plaza được dát vàng là nhà hàng, các phòng hạng sang.
Loạt dự án nào “đắp chiếu” trên đất vàng Hà Nội sắp bị “bêu tên“?
(Kiến Thức) - Tháng 8 tới, Hà Nội sẽ công khai những dự án treo, chậm trễ tiến độ. Trong đó, có nhiều dự án tọa lạc ở những vị trí đắc địa, từng được kỳ vọng trở thành những khu đô thị làm điểm nhấn cho bộ mặt Thủ đô.
1. Dự án Tháp tài chính Quốc tế (IFT)
Dự án này do Cty CP đầu tư SCIC – Bảo Việt làm chủ đầu tư, có vị trí tại "đất vàng" 220 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: Báo Xây dựng.
Dự án rộng 13.159m2, dự kiến xây dựng công trình cao 34 tầng, chiều cao tối đa 150m. Phía Tây Nam giáp siêu thị Big C, phía Đông Nam giáp đường Trần Duy Hưng, phía Đông Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám, phía còn lại giáp đường nội bộ và khu nhà Vimeco. Ảnh: Báo xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án đất vàng này vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm, trong khi đó, một phần của dự án đã được "tận dụng" làm bãi trông giữ xe ô tô không khỏi khiến dư luận xót xa. Ảnh: Zing.
Dự án Tháp thiên niên kỷ Hà Tây
Dự án còn được biết đến với tên gọi Hatay Millennium do Công ty TSQ Việt Nam (100% vốn Ba Lan) làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 7/2008 và hoàn thành vào quý IV/2010 để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: hataythiennienky.top
Toàn bộ diện tích rộng 5.608m2 tọa lạc tại vị trí đắc địa số 4 Quang Trung, sở hữu hai mặt tiền đường Trần Phú và Quang Trung (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội), đối diện Bưu điện Hà Đông. Ảnh: hataythiennienky.top
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có quy mô 29 tầng với tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô dự án với 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm, nâng vốn đầu tư lên 50 triệu USD, với nhiều tiện ích và thiết kế độc đáo, nhằm tạo ra một biểu tượng mới cho vùng đất lụa. Ảnh: Internet
Người dân ở xung quanh đây cho biết Ở đây nguyên là trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội và một phần Khu tập thể Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2009, Công ty TSQ đã đề nghị chính quyền quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế, di dời các đơn vị này để lấy mặt bằng xây dựng dự án. Ảnh: Zing.vn
Thế nhưng dự án đắp chiếu suốt 9 năm. Ảnh: Zing.
Tới năm nay, dự án mới bắt đầu được triển khai. Hiện, dự án chỉ làm dang dở thi công cọc và bắt đầu thi công móng, hầm.. Ảnh: Môi trường đô thị
Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh số 131 Thái Hà
Dự án có diện tích hơn 6.700m2, tọa lạc ngay mặt đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội). Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng và Công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Tổng Công ty đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội). Ảnh: Zing.vn
Theo thiết kế, đây là công trình nhà ở kết hợp với dịch vụ đa năng. Tòa nhà gồm 3 khối nhà liên hoàn cao 19 tầng nổi và 2 tầng hầm, diện tích từ tầng 1 đến tầng 3 được sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị. Từ tầng 4 đến tầng 19 là các căn hộ cao cấp. Diện tích các căn từ 78m2, 94,3m2, 109,7m2, 113,9m2 và 200,6m2. Ảnh: Gia đình Việt Nam.
Dự án được khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, sau khi thi công đến tầng 11 thì dự án dừng từ đó đến nay. Sở Xây dựng cũng kiến nghị với UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai, do chủ đầu tư cũ đã không còn khả năng hoàn thiện công trình. Ảnh: Cafe F
Điều ngạc nhiên là dù đang “bất động” gần một thập kỷ qua nhưng chủ đầu tư lại tiến hành cải tạo cho thuê mặt bằng tầng 1 làm siêu thị, cửa hiệu cắt tóc với quy mô hoành tráng. Ảnh: Vietnambiz.
Một số tầng còn lại, chủ đầu tư cũng đưa vào sử dụng, bất chấp nguy hiểm khi tòa nhà chưa hoàn thiện. Các tầng hầm được sử dụng làm bãi trông giữ xe với lượng người ra vào liên tục. Ảnh: Cafe F.
Dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus Hotel
Dự án có diện tích gần 70.000m2, một mặt tiếp giáp đường Phạm Hùng, một mặt giáp đường Đỗ Đức Dục cạnh Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin
Từng được xem là dự án ngang tầm và cùng thời với các siêu khách sạn hạng sang như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Grand Plaza... nhưng đến nay, dự án Lotus Hotel vẫn là những ruộng rau muống nằm giữa "khu đất vàng" của quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin.
Siêu dự án này có tổng mức đầu tư 500 triệu USD, được bộ Xây dựng cấp phép cho Tập đoàn Riviera (Nhật Bản). Tuy nhiên, đầu năm 2009, tập đoàn này đã có văn bản xin rút lui khỏi dự án vì lý do khó khăn về tài chính. UBND TP. Hà Nội sau đó đã lựa chọn tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư dự án. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư.
KBC đã từng tuyên bố "Dự án sẽ được khởi công vào năm 2010 và hoàn thành giai đoạn 1 sau 24 tháng"... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu đất dự kiến xây khách sạn hạng sang này đang được người dân tận dụng trồng rau, rửa xe, tập kết vật liệu xây dựng cho… đỡ phí. Ảnh:Người đưa tin
MBLand, MIPEC lọt “tầm ngắm” thanh tra 2019 của Bộ Xây dựng
(Kiến Thức) - Hàng loạt dự án của các doanh nghiệp lớn như MBLand, Lạc Hồng, Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín... sẽ bị Bộ Xây dựng thanh tra về hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trong năm 2019.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra Bộ. Theo đó, năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ triển khai 90 cuộc thanh tra trên nhiều lĩnh vực: Quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công trình dân dụng công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản….
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Gốc gỗ sưa có đường kính gốc khoảng 1m, chiều rộng của rễ ở gốc 2,5m và nặng hơn 2,1 tấn được người dân phát hiện tại khu vực suối Khe Tróoc (Quảng Bình).
Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022.
Bộ bàn ghế gỗ sưa từng thuộc sở hữu của đại gia Minh Sâm ở Bắc Ninh được định giá 100 tỷ đồng không chỉ là một món đồ nội thất mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn thời gian.
Bánh da lợn có một lớp màu vàng nhạt làm bằng đậu xanh, một lớp màu xanh lá cây bằng lá dứa, các lớp còn lại được tùy biến theo sở thích và khẩu vị mỗi vùng.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Dưa hấu Densuke chỉ trồng được ở phía bắc Hokkaido (Nhật Bản) có màu đen bóng, có phần thịt quả giòn, độ ngọt cao hơn các giống dưa hấu khác và ít hạt hơn.
Năm nay, trại của anh Giang Lê Hân ở Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang tất bật đón khách từ Đài Loan, Nhật Bản bay sang mua gà Đông Tảo làm quà biếu Tết đối tác ở Việt Nam.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) ghi nhận doanh thu đạt 7,89 tỷ đồng, giảm 88,2% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 51,1%, về còn 41,8%.
Ngôi nhà nằm ẩn mình trên khu đất rộng 1.35 mẫu Anh trong khu phố La Rancheria của Thung lũng Carmel với lối xây dựng nguyên khối, thiết kế mái dốc độc đáo mang đến một nơi nghỉ dưỡng yên tĩnh, thanh bình.
Ngôi nhà được xây ở vùng Đông Nam Bộ với thời tiết nắng nóng đặc trưng nên trong quá trình thiết kế, các giải pháp chống nóng và thông gió được đặt lên hàng đầu.
GLS bị phạt 85 triệu đồng do không duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty không bố trí nhân sự làm việc tại bộ phận kiểm soát nội bộ và không duy trì hoạt động kiểm soát nội bộ.
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2024 với doanh thu thuần trong quý đạt 757 tỷ đồng, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 389 tỷ đồng.