Loạt dự án nào “đắp chiếu” trên đất vàng Hà Nội sắp bị “bêu tên“?
(Kiến Thức) - Tháng 8 tới, Hà Nội sẽ công khai những dự án treo, chậm trễ tiến độ. Trong đó, có nhiều dự án tọa lạc ở những vị trí đắc địa, từng được kỳ vọng trở thành những khu đô thị làm điểm nhấn cho bộ mặt Thủ đô.
Khôi Nguyên (Tổng hợp)
1. Dự án Tháp tài chính Quốc tế (IFT)
Dự án này do Cty CP đầu tư SCIC – Bảo Việt làm chủ đầu tư, có vị trí tại "đất vàng" 220 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Ảnh: Báo Xây dựng.
Dự án rộng 13.159m2, dự kiến xây dựng công trình cao 34 tầng, chiều cao tối đa 150m. Phía Tây Nam giáp siêu thị Big C, phía Đông Nam giáp đường Trần Duy Hưng, phía Đông Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám, phía còn lại giáp đường nội bộ và khu nhà Vimeco. Ảnh: Báo xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án đất vàng này vẫn là bãi đất hoang cỏ mọc um tùm, trong khi đó, một phần của dự án đã được "tận dụng" làm bãi trông giữ xe ô tô không khỏi khiến dư luận xót xa. Ảnh: Zing.
Dự án Tháp thiên niên kỷ Hà Tây
Dự án còn được biết đến với tên gọi Hatay Millennium do Công ty TSQ Việt Nam (100% vốn Ba Lan) làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 7/2008 và hoàn thành vào quý IV/2010 để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: hataythiennienky.top
Toàn bộ diện tích rộng 5.608m2 tọa lạc tại vị trí đắc địa số 4 Quang Trung, sở hữu hai mặt tiền đường Trần Phú và Quang Trung (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội), đối diện Bưu điện Hà Đông. Ảnh: hataythiennienky.top
Theo quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt, dự án có quy mô 29 tầng với tổng vốn đầu tư 29,2 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó chủ đầu tư xin điều chỉnh quy mô dự án với 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm, nâng vốn đầu tư lên 50 triệu USD, với nhiều tiện ích và thiết kế độc đáo, nhằm tạo ra một biểu tượng mới cho vùng đất lụa. Ảnh: Internet
Người dân ở xung quanh đây cho biết Ở đây nguyên là trụ sở của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội và một phần Khu tập thể Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 2009, Công ty TSQ đã đề nghị chính quyền quận Hà Đông tổ chức cưỡng chế, di dời các đơn vị này để lấy mặt bằng xây dựng dự án. Ảnh: Zing.vn
Thế nhưng dự án đắp chiếu suốt 9 năm. Ảnh: Zing.
Tới năm nay, dự án mới bắt đầu được triển khai. Hiện, dự án chỉ làm dang dở thi công cọc và bắt đầu thi công móng, hầm.. Ảnh: Môi trường đô thị
Dự án Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở kinh doanh số 131 Thái Hà
Dự án có diện tích hơn 6.700m2, tọa lạc ngay mặt đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội). Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Kinh doanh tổng hợp Huy Hùng và Công ty kinh doanh và xây dựng nhà (Tổng Công ty đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội). Ảnh: Zing.vn
Theo thiết kế, đây là công trình nhà ở kết hợp với dịch vụ đa năng. Tòa nhà gồm 3 khối nhà liên hoàn cao 19 tầng nổi và 2 tầng hầm, diện tích từ tầng 1 đến tầng 3 được sử dụng làm trung tâm thương mại, siêu thị. Từ tầng 4 đến tầng 19 là các căn hộ cao cấp. Diện tích các căn từ 78m2, 94,3m2, 109,7m2, 113,9m2 và 200,6m2. Ảnh: Gia đình Việt Nam.
Dự án được khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010. Tuy nhiên, sau khi thi công đến tầng 11 thì dự án dừng từ đó đến nay. Sở Xây dựng cũng kiến nghị với UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để các dự án được tiếp tục triển khai, do chủ đầu tư cũ đã không còn khả năng hoàn thiện công trình. Ảnh: Cafe F
Điều ngạc nhiên là dù đang “bất động” gần một thập kỷ qua nhưng chủ đầu tư lại tiến hành cải tạo cho thuê mặt bằng tầng 1 làm siêu thị, cửa hiệu cắt tóc với quy mô hoành tráng. Ảnh: Vietnambiz.
Một số tầng còn lại, chủ đầu tư cũng đưa vào sử dụng, bất chấp nguy hiểm khi tòa nhà chưa hoàn thiện. Các tầng hầm được sử dụng làm bãi trông giữ xe với lượng người ra vào liên tục. Ảnh: Cafe F.
Dự án xây dựng siêu khách sạn Lotus Hotel
Dự án có diện tích gần 70.000m2, một mặt tiếp giáp đường Phạm Hùng, một mặt giáp đường Đỗ Đức Dục cạnh Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin
Từng được xem là dự án ngang tầm và cùng thời với các siêu khách sạn hạng sang như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, Grand Plaza... nhưng đến nay, dự án Lotus Hotel vẫn là những ruộng rau muống nằm giữa "khu đất vàng" của quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Người đưa tin.
Siêu dự án này có tổng mức đầu tư 500 triệu USD, được bộ Xây dựng cấp phép cho Tập đoàn Riviera (Nhật Bản). Tuy nhiên, đầu năm 2009, tập đoàn này đã có văn bản xin rút lui khỏi dự án vì lý do khó khăn về tài chính. UBND TP. Hà Nội sau đó đã lựa chọn tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tư dự án. Ảnh: Nhịp cầu đầu tư.
KBC đã từng tuyên bố "Dự án sẽ được khởi công vào năm 2010 và hoàn thành giai đoạn 1 sau 24 tháng"... Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khu đất dự kiến xây khách sạn hạng sang này đang được người dân tận dụng trồng rau, rửa xe, tập kết vật liệu xây dựng cho… đỡ phí. Ảnh:Người đưa tin
Thủ tướng: Chấm dứt dự án treo xuyên thế kỷ tại Đà Nẵng
"Dự án làng đại học được triển khai từ 1997 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Thời gian tới, phải đầu tư vốn để chấm dứt tình trạng này", Thủ tướng chỉ đạo.
Chi tiết 9 dự án “vàng” có liên quan đến Vũ Nhôm đang bị điều tra
(Kiến Thức) - Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến 9 dự án bất động sản có liên quan đến đại gia Vũ Nhôm nằm trong diện điều tra của Bộ Công an.
Trước khi lực lượng thuộc Cục An ninh Điều tra (A92) - Bộ Công an tổ chức khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm, SN 1975, trú tại số nhà 82 đường Trần Quốc Toản,TP Đà Nẵng) vào chiều 21/12, thì giữa tháng 9/2017, Cơ quan An ninh điều tra đã ra công văn 817 yêu cầu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phối hợp, cung cấp những hồ sơ liên quan đến việc 9 dự án đầu tư và mua bán 31 đất, nhà công sản từ năm 2006 đến nay, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Trong số điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản tại Đà Nẵng, có nhiều dự án của một số công ty như Công ty IVC, Công ty TNHH Minh Hưng Phát, Công ty Bắc Nam 79, được cho là có liên quan đến đại gia Vũ nhôm - một "trùm" bất động sản kín tiếng tại Đà Nẵng. >>> Xem thêm: Đang khám xét nhà ông Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng
Kiến Thức xin điểm lại một số thông tin về những dự án này của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm")
"Đứng từ trên cao nhìn xuống, Đà Nẵng toàn nhà cửa, không thấy cây"
Thực trạng của bất động sản Đà Nẵng hiện nay là sự bùng nổ dự án treo, đất trống khổng lồ, đầu cơ đất nền.
Tại hội thảo “Phát triển thị trường bất động sản - tạo lập không gian sống văn minh ở thủ đô Hà Nội”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng Nguyễn Phú Thái đã chia sẻ những khó khăn của Đà Nẵng trong việc xây dựng đô thị văn minh.
(Kiến Thức) - Trước khi sống trong căn biệt phủ lộng lẫy như chốn bồng lai tiên cảnh, tỷ phú Jack Ma cùng vợ từng sống trong căn chung cư cũ, đơn giản ở Hàng Châu (Trung Quốc).
(Kiến Thức) - Vừa mới hoàn thành hồi đầu năm nay, căn nhà 3 tầng khang trang của Hà Đức Chinh tại quê nhà Phú Thọ có diện tích mặt sàn 100 m2, bao gồm các phòng chức năng chính, sân rộng, và một phòng tập thể dục.
Biệt thự nhà vườn của Trường Giang - Nhã Phương ở Đồng Nai có diện tích lên tới cả nghìn mét vuông, trồng các loại cây, rau củ quả, hồ cái Koi... như một khu nghỉ dưỡng.
Biệt phủ gỗ rộng 4.000m2 của đại gia Nghệ An ước tính trị giá khoảng 200 tỷ, xây bằng vật liệu quý trong suốt 5 năm và được ví như "Tử Cấm Thành thu nhỏ".
Sau 3 vòng đấu, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vĩnh Hoàng ( TP. Hà Nội) đã đấu trúng khu đất rộng hơn 14.464 m2 tại 38 Hồ Đắc Di, quận Thuận Hoá (TP Huế), với số tiền 239,6 tỷ đồng.
Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong mua bán và quản lý, sử dụng nhà ở xã hội đối với dự án Cát Tường Smart City trong năm 2025.
Công trình cải tạo sử dụng vật liệu tự nhiên mang tính cảm xúc, chi tiết sinh động cùng với các khung cửa kính lớn tinh tế nối liền không gian bên trong nhà và ngoài trời.
Ngày 8/1/2025, Công ty Cổ phần Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) cho biết, việc một số lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu ESOP là giao dịch bình thường, phục vụ cho các nhu cầu cá nhân.
Công ty CP MT Quảng Đà cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá mỏ cát hơn 370 tỷ đồng ở Quảng Nam do ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến (SN 2000) làm người đại diện.
Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.