Báo Tri thức & Cuộc sống hợp tác xây dựng Kho Tri thức, Khoa học - Công nghệ

Ngày 20/12, Nhà Văn hóa - Khoa học thuộc LHHKH&KT TP HCM và Báo Tri thức & Cuộc sống đã làm lễ ký kết hợp tác giai đoạn 2022 - 2024 và ra mắt ban hợp tác.

Lễ ký kết thể hiện sinh động mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Nhà Văn hóa - Khoa học (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM) cùng Báo Tri thức và Cuộc sống (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) trong lĩnh vực phổ biến tri thức văn hóa - khoa học, giới thiệu các giá trị văn hóa của TP HCM, cả nước và quốc tế.
Những thông tin này theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa - khoa học ngày càng cao của giới trí thức TP HCM nói riêng, trí thức cả nước nói chung.
Bao Tri thuc & Cuoc song hop tac xay dung Kho Tri thuc, Khoa hoc - Cong nghe
Lễ ký kết hợp tác & ra mắt ban hợp tác của Nhà Văn hóa - Khoa học và Báo Tri thức & Cuộc sống. 
Theo Hãng dữ liệu 2thinknow công bố, TP HCM nằm ở vị trí 239 thuộc nhóm 300 thành phố dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số thành phố đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021. Trong khi năm 2019, TP HCM được xếp hạng với vị trí 311. TP HCM là nơi tập trung nhiều lĩnh vực công nghệ cao như thông tin, sinh học, y khoa… Mới đây nhất, trong cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo TP HCM và Bộ Khoa học & Công nghệ, TP HCM có 2000 doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (chiếm 50% so với cả nước).
TP HCM đang tập trung xây dựng và phát triển đề án “Đô thị thông minh”, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ then chốt như AI, chuyển đổi số toàn diện tại TP HCM…
PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, Giám đốc Nhà Văn hóa - Khoa học, nhấn mạnh trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ cao, nguồn lực con người nên được huy động từ mọi nguồn có thể (trong nước, nước ngoài), không chỉ có các nhà nghiên cứu khoa học, mà còn có cả giới doanh nhân, chuyên gia và báo chí truyền thông để tạo động lực cho TP HCM vươn lên trong sự kết nối đổi mới sáng tạo của thành phố.
“Chúng tôi hy vọng sự hợp tác giữa Nhà Văn hóa - Khoa học với Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ xây dựng được Kho Tri thức, Khoa học - Công nghệ, cung cấp các thông tin, tư liệu về văn hóa - khoa học - công nghệ. Những thông tin, tư liệu này không chỉ để phổ biến, trao truyền tri thức, mà còn được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, kinh doanh và tổ chức cuộc sống của người dân,” PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa cho biết.
Bao Tri thuc & Cuoc song hop tac xay dung Kho Tri thuc, Khoa hoc - Cong nghe-Hinh-2
PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, Giám đốc Nhà Văn hóa - Khoa học.
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Danh Châu, Phó Tổng Biên tập Báo Tri thức & Cuộc sống, trên cơ sở kế hoạch hoạt động năm của Nhà Văn hóa - Khoa học và Báo Tri thức và Cuộc sống, hai bên lập kế hoạch phối hợp hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm phổ biến thông tin về văn hóa - khoa học trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật nói riêng và giới trí thức khoa học nói chung.
Hai đơn vị sẽ phối hợp tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm hoặc bàn tròn trực tuyến hàng năm trong lĩnh vực văn hóa - khoa học, góp ý những vấn đề mới của Thành phố và cả nước, góp phần hiệu quả hơn vào xây dựng Thành phố, phát triển đất nước. Như, “Ứng phó biến đổi khí hậu, cụ thể xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long”; “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố văn hóa, hiện đại, nghĩa tình”…
Báo Tri thức và Cuộc sống mở rộng truyền thông báo chí theo đúng quy định, tôn chỉ, mục đích tại TP HCM; hỗ trợ truyền thông các hoạt động của Nhà Văn hóa - Khoa học, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM thông qua chuyên trang phù hợp trên Báo.
>>> Xem thêm video: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tiếp thu Chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và bế mạc Hội nghị

Video: Đinh Thanh

Tràn lan dịch vụ xét nghiệm COVID-19: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm

Dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, nhiều địa phương yêu cầu các phương tiện vận tải và người qua lại liên tỉnh phải có giấy xét nghiệm COVID-19 mới được vào các tỉnh. Cầu ắt có cung, hiện nay trên mạng cũng tràn lan quảng cáo về dịch vụ này. 

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh, thành siết chặt các biện pháp phòng chống dịch bằng cách kiểm soát người ra vào tỉnh. Theo đó, nhiều tỉnh quy định người từ vùng dịch vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 như Nam Định, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Hà Nội, TP HCM...

Vì vậy, nhu cầu thực tế của người dân về giấy xét nghiệm COVID-19 là rất lớn.

Tràn lan các dịch vụ xét nghiệm

Trên các diễn đàn về xe vận tải liên tỉnh có vô vàn những lời chào dịch vụ xét nghiệm, thậm chí chỉ cần đặt xe, nhà xe sẽ tự liên hệ các nhân viên y tế đến tận nhà xét nghiệm cho khách.

Tran lan dich vu xet nghiem COVID-19: Tiem an nhieu nguy co lay nhiem
Trên các diễn đàn về xe vận tải liên tỉnh có vô vàn những lời chào dịch vụ xét nghiệm.

Trong vai một hành khách cần tìm nơi xét nghiệm COVID-19, PV liên hệ với 1 số địa chỉ quảng cáo trên mạng. Một nhân viên tự xưng của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế - Phòng tiêm vắc xin Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin (có địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) tư vấn rất nhiệt tình. Trên các diễn đàn dành cho tài xế taxi, tài xế xe liên tỉnh cũng xuất hiện nhiều bài đăng với nội dung mời chào về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà. Các quảng cáo này đều cam kết đến tận nhà lấy mẫu và thời gian hoàn thiện chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

PV liên hệ với một người quảng cáo thuộc Bệnh viện đa khoa C.T.X. (Mỹ Đình, Hà Nội), sau khi PV cung cấp địa chỉ người có nhu cầu làm xét nghiệm, nhân viên cam kết đến tận nhà lấy mẫu. 

Đúng giờ hẹn, nhân viên này đến điểm hẹn, người này mặc quần áo bình thường, không đồ bảo hộ, không có đeo thẻ hay giấy tờ chứng minh mình là người của bệnh viện. Thậm chí khi lấy mẫu, người này cũng không hề đeo găng tay, tất cả các khâu lấy mẫu dịch tễ đều thực hiện bằng tay không.

Người tự xưng là nhân viên bệnh viện C.T.X này cho biết rằng một ngày cậu phải di chuyển đến nhiều nơi, gặp và lấy mẫu cho nhiều người. Họ gộp vào để đem đến trung tâm y tế thực hiện xét nghiệm. Thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi có kết quả là 3 giờ đồng hồ.

Tran lan dich vu xet nghiem COVID-19: Tiem an nhieu nguy co lay nhiem-Hinh-2
Một nhân viên tư vấn tự xưng là người của TT dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế.

Chị L.T.H (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) có kế hoạch về quê ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh). Chị cho biết: "Mình hỏi mấy chỗ họ đều có dịch vụ đến tận nhà xét nghiệm và lấy kết quả trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Phí thì có nhiều mức giá khác nhau, có chỗ 150 ngàn đồng, có chỗ 380 ngàn đồng cho dịch vụ test nhanh. Còn khoảng 900 ngàn đồng đến 1,5 triệu cho dịch vụ xét nghiệm PCR."

Chị H chia sẻ: "Mình đang băn khoăn không biết các giấy này có chuẩn không. Nhưng giá cả vậy là rẻ hơn các bệnh viện. Đến bệnh viện phải xếp hàng đợi rất lâu và giá làm xét nghiệm PCR cao hơn nhiều".

Báo Tri thức và Cuộc sống chia sẻ khó khăn với người dân TP HCM

Ngày 8/7/2021, qua chương trình "Yêu lắm Sài Gòn", Báo Tri thức và Cuộc sống trao tặng nhiều phần quà ý nghĩa, chia sẻ khó khăn với người dân khu vực phong tỏa, bảo đảm an sinh xã hội và giúp người dân an tâm chống dịch.

Các phần quà gồm các nhu yếu phẩm thiết yếu như: 100 thùng sữa, 250 thùng nước và 50 thùng mì, do Báo Tri thức và Cuộc sống, các mạnh thường quân và đơn vị đồng hành chương trình “Yêu lắm Sài Gòn” tài trợ.
Bao Tri thuc va Cuoc song chia se kho khan voi nguoi dan TP HCM
Chương trình "Yêu lắm Sài Gòn" do Báo Tri thức và Cuộc sống cùng các mạnh thường quân phối hợp tổ chức, nhằm chia sẻ khó khăn, giúp người dân an tâm chống dịch.
Thông qua Hội Thầy thuốc Trẻ TP HCM, những phần quà yêu thương này sẽ đến với các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị COVID-19; các y bác sĩ, nhân viên y tế đang công tác tại khu cách ly hay bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19; những người dân đang phải cách ly hoặc trong các khu vực phong tỏa.
TS.BSCKII Phan Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Thầy thuốc Trẻ TP HCM, đã trân trọng cảm ơn những hỗ trợ gửi đến các y bác sĩ TP HCM đang tham gia công tác chống dịch trên các mặt trận như Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi, Bệnh viện Điều trị COVID-19 huyện Bình Chánh, các bệnh viện dã chiến đang hình thành… cũng như các bệnh viện tham gia xét nghiệm lấy mẫu và truy vết toàn thành và các trung tâm cách ly đang thu dung, cách ly rất nhiều F1.
Bao Tri thuc va Cuoc song chia se kho khan voi nguoi dan TP HCM-Hinh-2
Báo Tri thức & Cuộc sống cùng các mạnh thường quân đã trao quà cho ThS Nguyễn Thị Hoàng Vân - Phó Chánh văn phòng Hội Thầy thuốc Trẻ TP HCM.

Làm sao để tránh vướng tội “Không tố giác tội phạm”?

Thêm 2 đối tượng trong vụ cướp xe máy nữ công nhân vệ sinh ở Hà Nội đã bị tạm giữ để điều tra hành vi không tố giác tội phạm. Vậy, phải làm thế nào để tránh vướng tội "Không tố giác" khi người thân, quen phạm tội?

Ngày 8/8, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã bắt tam giam và đang tiếp tục điều tra thêm 2 đối tượng trong vụ án cướp tài sản của nữ công nhân vệ sinh (xảy ra trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra về hành vi không tố giác tội phạm. 2 nghi phạm này là Nguyễn Huy Hoàng (21 tuổi, ở quận Đống Đa, Hà Nội) và Lê Thùy Trang (17 tuổi, trú quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Được biết, khi các đối tượng trộm chiếc xe máy của nữ lao công đã kể cho Hoàng, Trang. Tuy nhiên, 2 người này không tố giác đến cơ quan chức năng thậm chí còn đồng lõa với các đối tượng để tẩu tán tài sản.

Đọc nhiều nhất

Tin mới