Bao nhiêu quốc gia điêu đứng khi biến thể Delta xâm nhập?
(VietnamDaily) - Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nhiều quốc gia trên thế giới trở nên vất vả hơn.
Thiên An (T.H)
Ngày 1/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố bản cập nhật dịch bệnh COVID-19 hàng tuần, trong đó cho biết biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, vốn được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, đã xuất hiện ở 96 quốc gia. Trong ảnh là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.
Trong đó, Châu Phi ghi nhận nhiều đợt bùng phát mới của biến thể Delta, đặc biệt là tại Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi. Được biết, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tại châu lục này gia tăng mạnh. Ảnh: Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm chủng cho người dân tại Bệnh viện Bertha Gxowa ở Germiston, Nam Phi. Ảnh: Getty.
Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti nhận định sự lây lan nhanh chóng các biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn đang khiến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh tại châu Phi tăng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Do vậy, các nước cần phải hành động ngay từ bây giờ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn tình trạng khẩn cấp trở thành thảm kịch. Ảnh: Anadolu.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu y sinh quốc gia CHDC Congo Jean-Jacques Muyembe (ảnh) cảnh báo rằng sẽ là thảm họa nếu biến thể Delta tiếp tục đà lây lan mạnh hiện nay ở nước này khi nhiều bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Ảnh: CNN.
Tại châu Âu, biến thể Delta đang trên đà lây lan diện rộng ở nhiều nước như Pháp, Đức, Italy hay Bồ Đào Nha,... Ảnh: Người dân đi bộ trên đường phố tại thủ đô Paris trong Lễ hội âm nhạc giữa mùa hè của Pháp hôm 21/6. Ảnh: Getty.
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. Ảnh: Reuters.
Để đối phó với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, các quốc gia trên khắp Châu Âu đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: AP.
Được biết, giới chức Bồ Đào Nha đã kéo dài thời gian hoạt động của trung tâm tiêm chủng, thành lập các phòng khám mới, trong khi chính phủ Hà Lan đang mở rộng chương trình tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi để phòng ngừa một đợt bùng phát mới. Ảnh: Bệnh nhân COVID-19 được điều trị trong bệnh viện ở Bồ Đào Nha. Ảnh: THX.
Nga cũng đang phải vật lộn đối phó sự gia tăng ca nhiễm do biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp vì người dân chần chừ tiêm vắc xin. Trong ngày 4/7, Nga báo cáo hơn 25.000 ca nhiễm COVID-19 mới - mức cao nhất kể từ đầu năm. Ảnh: MNA.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga bác bỏ khả năng phong tỏa toàn quốc để đối phó dịch bệnh, thay vào đó kêu gọi người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: TASS.
Tại Séc, Bộ Y tế nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả những người từ Séc đến Nga và Tunisia. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 và kéo dài đến 31/7. Ảnh: Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch. Ảnh: Expats.cz.
Nhiều quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan hay Indonesia,...cũng "lao đao" vì biến chủng Delta. Thông tin từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 1/7, nước này có thêm 826 ca mắc COVID-19, cao nhất kể từ ngày 7/1, do sự xuất hiện của ổ dịch mới và biến thể Delta rất dễ lây lan. Ảnh: AP.
Chính phủ Hàn Quốc đã dự định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng này do số lượng ca nhiễm mới trong ngày dao động khoảng 500 ca trong vài tháng qua và việc tiêm chủng toàn quốc được đẩy nhanh. Tuy nhiên, vài ngày trước khi các hạn chế về di chuyển được nới lỏng, số ca mắc COVID-19 bất ngờ tăng đột biến, khiến giới chức Hàn Quốc phải gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tuần nữa, đến ngày 7/7. Ảnh: EPA.
Báo Bangkok Post đưa tin ngày 4/7, nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn chỉ ra rằng 70% người mắc COVID-19 ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) là do nhiễm biến chủng Delta của SARS-CoV-2, và không phải lúc nào cũng có thể xác định bệnh nhân lây virus từ đâu. Ảnh: Người dân thủ đô Bangkok của Thái Lan tham gia tiêm chủng ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters.
Nguồn tin cho hay, nhiều nước ở Đông Nam Á hầu như đều đối mặt với khó khăn chung là thiếu hụt nguồn lực y tế và vắc xin khi biến thể Delta càn quét khu vực này. Ảnh: Nhân viên mai táng làm việc trong khu vực dành cho nạn nhân COVID-19 ở Tây Java, Indonesia, ngày 30/6. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, biến chủng Delta cũng đang lan rộng ở Australia. Nhiều thành phố lớn của Australia đều đang áp dụng lệnh phong tỏa hoặc tăng cường các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Đáng chú ý, khu vực trung tâm Sydney bị phong tỏa lần đầu tiên trong năm vì virus lây lan nhanh hơn mức giới chức có thể truy vết và cách ly. Ảnh: AAP.
Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)
Hàn Quốc ứng phó thế nào với cơn bão COVID-19 đang càn quét?
(VietnamDaily) - Theo Reuters, Hàn Quốc đang phải đối với với làn sóng COVID-19 mới. Số ca mắc COVID-19 tại đây đang tăng do biến chủng Delta.
Thông tin từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 1/7, nước này có thêm 826 ca mắc COVID-19, cao nhất kể từ ngày 7/1, do sự xuất hiện của ổ dịch mới và biến thể Delta rất dễ lây lan. Ảnh: AP.
Dữ liệu của KDCA cho thấy, gần 81% trong số 765 ca mắc trong cộng đồng ở Seoul và các vùng lân cận. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Hàn Quốc đã dự định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng này do số lượng ca nhiễm mới trong ngày dao động khoảng 500 ca trong vài tháng qua và việc tiêm chủng toàn quốc được đẩy nhanh. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, vài ngày trước khi các hạn chế về di chuyển được nới lỏng, số ca mắc COVID-19 bất ngờ tăng đột biến, khiến giới chức Hàn Quốc phải gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tuần nữa, đến ngày 7/7. Ảnh: EPA.
Trong cuộc họp về COVID-19, Bộ trưởng Nội vụ và An toàn Hàn Quốc Jeon Hae-cheol cho biết: "Hơn 80% ca nhiễm mới từ khu vực đô thị Seoul trong 3 ngày liên tiếp là do lây nhiễm từ các nhà hàng và cơ sở giáo dục tư nhân". Ảnh: Yonhap.
"Chúng tôi rất lo ngại rằng virus sẽ lây lan mạnh hơn nữa vì có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự gia tăng hoạt động ngoài trời của người dân và số ca mắc biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh cũng tăng lên", ông Jeon Hae-cheol nói tiếp. Ảnh: Yonhap.
Trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại, sự quan ngại về biến thể Delta và người dân có tâm lý lơ là phòng dịch, KDCA đã quyết định áp dụng các biện pháp phòng dịch tăng cường đối với các cơ sở dễ phát sinh lây nhiễm như nhà hàng, quán cà phê và phòng tập thể dục trong nhà ở khu vực thủ đô trong 2 tuần, cho đến ngày 14/7 tới. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia y tế Hàn Quốc cảnh báo rằng, việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội có thể làm bùng phát số ca mắc mới do những người trong độ tuổi từ 20 đến 50 vẫn chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: Reuters.
Tính đến hết tháng 6/2021, Hàn Quốc đã hoàn tất việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi một cho 15,32 triệu người (tương đương 29,8% dân số) và khoảng 9,5% (4,90 triệu người) đã tiêm đủ liều. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực hoàn tất tiêm phòng cho khoảng 36 triệu người vào tháng 9 tới để đạt miễn dịch cộng đồng vào tháng 11. Ảnh: Yonhap.
Chính phủ nước này khuyến cáo người dân tiếp tục đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, ngay cả khi quá trình tiêm chủng đang diễn ra.
Số ca mắc Covid-19 tại một số tỉnh/thành phía Nam tăng nhanh vì sao?
Những ngày qua, số ca mắc Covid-19 ở một số tỉnh phía Nam liên tục tăng cao, trong đó có TP HCM. Đến sáng 4/7, TP HCM có tổng cộng 5.652 ca Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Số ca mắc Covid-19 ở một số tỉnh và thánh phố phía Nam liên tục tăng cao, trong đó có TP HCM. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định TP HCM sẽ sớm kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh.
(Vietnamdaily) - Trên chợ mạng và tại các cửa hàng, siêu thị, cherry nhập khẩu đang được rao bán rầm rộ, với mức giá vừa siêu rẻ… lại “bao giòn ngọt, bao kiểm tra, miễn phí ship”.
Các chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, đặc biệt là tình trạng đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng qua máy ATM. Nếu không cẩn thận, bạn có thể trở thành nạn nhân và mất tiền ngay cả khi thẻ vẫn còn trong ví.
Số tiền 17 triệu đồng ngoài việc mua được một chiếc iPhone cũ, thế hệ cũ như 15 hay 14Pro thì còn có thể mua được những sản phẩm công nghệ xứng đáng khác.
Mới đây, UBND Thành phố Cần Thơ đã đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm quy mô lớn. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trước đề xuất này.
Trên các trang mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến gần đây xuất hiện không ít thông tin cho rằng máy sấy tóc có thể được sử dụng như một “phương pháp trị liệu” cho một số bệnh lý.
Các chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, đặc biệt là tình trạng đánh cắp dữ liệu thẻ ngân hàng qua máy ATM. Nếu không cẩn thận, bạn có thể trở thành nạn nhân và mất tiền ngay cả khi thẻ vẫn còn trong ví.
Số tiền 17 triệu đồng ngoài việc mua được một chiếc iPhone cũ, thế hệ cũ như 15 hay 14Pro thì còn có thể mua được những sản phẩm công nghệ xứng đáng khác.
(Vietnamdaily) - Trên chợ mạng và tại các cửa hàng, siêu thị, cherry nhập khẩu đang được rao bán rầm rộ, với mức giá vừa siêu rẻ… lại “bao giòn ngọt, bao kiểm tra, miễn phí ship”.
Trên các trang mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến gần đây xuất hiện không ít thông tin cho rằng máy sấy tóc có thể được sử dụng như một “phương pháp trị liệu” cho một số bệnh lý.
Mới đây, UBND Thành phố Cần Thơ đã đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm quy mô lớn. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến trái chiều trước đề xuất này.
(Vietnamdaily) - Từ nay, khi đăng ký kết hôn, công dân không cần nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mà cơ quan tiếp nhận sẽ tự tra cứu trên hệ thống để xử lý thông tin.
Trong quá trình khai thác, Công ty TNHH Xây dựng Trường Bản đã vi phạm các quy định liên quan đến Giấy phép khai thác, hồ sơ đất đai và nghĩa vụ tài chính.
Một bé trai 5 tuổi đi lạc được chú chó của chính gia đình nằm cạnh trông suốt đêm tại Hưng Yên khiến cộng đồng mạng xôn xao, hết lời khen ngợi chú chó.
(Vietnamdaily) - Giá vàng ngày 16/2 giao ngay trên thị trường thế giới giảm, rời mốc 2.900 USD/ounce. Giá vàng SJC trong nước hạ 1 triệu đồng, rời mốc 91 triệu đồng/lượng.
(Vietnamdaily) - Tính đến 7h00 ngày 15/2, giá vàng trong nước vẫn đang thu mua quanh ngưỡng 88,30-91,30 triệu đồng/lượng. Chốt phiên hôm qua, thị trường vàng nội địa đồng loạt đứng yên so với đầu phiên.
Mặc dù mã QR mang lại nhiều tiện lợi, người dùng cần nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ bản để tránh mất tiền và dữ liệu trong thời đại số.