Bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phục hồi tốt hơn bảo hiểm nhân thọ?

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo cập nhật về ngành bảo hiểm, CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định sau khi đại dịch kết thúc bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phục hồi nhanh hơn bảo hiểm nhân thọ về khả năng sinh lời.

Doanh thu phí bảo hiểm tăng thấp hơn tốc độ tăng trong 7 năm liên tiếp

Theo VDSC, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc 6 tháng đạt 55.953 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ, thấp hơn tốc độ tăng 25-32% trong 7 năm liên tiếp gần đây.

Doanh thu tăng trưởng kém do các công ty phải hủy nhiều chương trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, các sự kiện bán hàng và marketing do lệnh giãn cách xã hội trong thời kì dịch bệnh. Giãn cách xã hội khiến thu nhập khách hàng giảm, dẫn đến thanh toán phí bảo hiểm bị chậm trễ.

Đại dịch đã gây thêm áp lực khiến tốc độ tăng trưởng phí bảo hiểm mới giảm tốc, điều đã được nhìn thấy từ nửa cuối năm 2018 khi các công ty top đầu thay đổi chiến lược hướng tới lợi nhuận hơn là thị phần. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng phí bảo hiểm sẽ chậm lại trong những năm tới.

VDSC cho biết bảo hiểm phi nhân thọ - bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng mạnh do những lo ngại về vấn đề sức khỏe. Phí bảo hiểm phi nhân thọ gốc 6 tháng đạt 26.991 tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ.

Trong đó, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng nhanh hơn một chút với tốc độ 7,7%. Cụ thể, ngược với đà giảm của phân khúc bảo hiểm tai nạn cá nhân (-10%) và bảo hiểm y tế (-3%), bảo hiểm chăm sóc sức khỏe tăng vọt gần 70%, được thúc đẩy bởi tâm lý lo âu đối với các vấn đề sức khỏe xảy ra bất ngờ. VDSC cho rằng đây sẽ là xu hướng chính của ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong tương lai.

Trong khi đó, phí bảo hiểm của các sản phẩm chính khác giảm hoặc tăng trưởng kém do sự gián đoạn của các hoạt động kinh tế - xã hội tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa và bảo hiềm hàng không giảm mạnh lần lượt 11,4% và 16,1%, trong khi bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm tài sản và thiệt hại tăng nhẹ lần lượt là 4,2% và 9,5%.

Bao hiem phi nhan tho se phuc hoi tot hon bao hiem nhan tho?
 

Thực tế, điểm qua các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bảo hiểm trên sàn chứng khoán, thì phần lớn các doanh nghiệp nhân thọ và phi nhân thọ đều có lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Bảo Việt (BVH) công bố doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 8.216 tỷ đồng, xấp xỉ bằng quý 2 năm ngoái. Doanh thu tài chính tăng mạnh, trong khi chi phí giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế đạt 553 tỷ đồng, tăng trưởng đến 114,5% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, nếu đem so lợi nhuận quý 2 so với quý 1 đầu năm, Bảo Việt đạt mức tăng trưởng 382%, từ 115 tỷ đồng lên 553 tỷ đồng.

Còn tính chung 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Bảo Việt đạt 660 tỷ đồng, xấp xỉ bằng lợi nhuận đạt được nửa đầu năm 2019 và hoàn thành 66% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Dù lợi nhuận của Bảo Việt tăng mạnh hơn gấp đôi so cùng kỳ, quán quân tăng trưởng lợi nhuận quý 2 vừa qua lại chính là Tổng Công ty bảo hiểm Bưu điện (PTI).

Tính riêng quý 2, PTI đạt 1.176 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 18%. Nhờ hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư ngắn hạn nên lợi nhuận sau thuế cả quý thu về 69 tỷ đồng, trong khi quý 2 năm ngoái lỗ hơn 10 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, PTI đạt 117 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 4,2 lần cùng kỳ năm 2020.

Các doanh nghiệp trong nhóm ngành bảo hiểm có kết quả lợi nhuận quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ còn có PVI, có Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare, VNR), có Pjico (PGI), Bảo hiểm Bảo Long (BLI), và Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

Trong khi đó, vẫn có những doanh nghiệp có lợi nhuận quý 2 giảm sút so với cùng kỳ như Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABI) và Bảo hiểm Quân đội (MIG) với tỷ lệ lãi sụt giảm lần lượt hơn 9% và 12,78%.

Tuy nhiên nếu tính chung 6 tháng đầu năm 2020 thì ABI cũng đạt 146 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ.

Bao hiem phi nhan tho se phuc hoi tot hon bao hiem nhan tho?-Hinh-2
 

Sau đại dịch, bảo hiểm phi nhân thọ phục hồi nhanh hơn bảo hiểm nhân thọ về khả năng sinh lời

Các công ty bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ) sẽ gặp khó khăn với hoạt động đầu tư, vốn dĩ là nguồn lợi nhuận chính. Lãi suất huy động và lợi suất trái phiếu thấp cùng với tình trạng thiếu thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán là những yếu tố khiến lợi suất đầu tư của các công ty suy giảm.

Một nghiên cứu gần đây của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) cho thấy lãi suất thực sau các cơn đại dịch giảm đáng kể trong nhiều thập kỷ, trước khi trở lại mức trước đại dịch, do tình trạng thiếu lao động và tiết kiệm cao hơn.

Điều này khiến VDSC kỳ vọng rằng bảo hiểm nhân thọ có khả năng tăng trưởng phí thấp trong những năm tới. Trong đó, chiếm tỷ trọng đáng kể là các sản phẩm liên kết đầu tư, nhằm giảm thiểu sự bất cân xứng giữa lãi đầu tư nhận được trong tương lai và nghĩa vụ chi trả đã cam kết với khách hàng trước COVID-19.

Đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, tình hình có thể “dễ chịu” hơn: Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phục hồi khi các hoạt động kinh tế trở lại trạng thái bình thường.

Ngoài ra, vì hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn một năm và không có điều khoản chia lãi nên rủi ro bất cân xứng gần như bằng không. Do đó, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể thúc đẩy tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm để bù đắp cho lợi nhuận đầu tư thấp.

Người dân đổ xô mua bảo hiểm có giúp nhóm cổ phiếu bảo hiểm khởi sắc?

(Vietnamdaily) - Nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm vẫn không được thị trường 'dòm ngó' dù cho nhu cầu mua bảo hiểm xe máy tăng trong thời gian gần đây.
 

Trước thông tin Cảnh sát giao thông đồng loạt ra quân kiểm tra các phương tiện không cần lỗi ban đầu từ 15/5 - 14/6, nhiều người dân đã đổ xô bổ sung bảo hiểm xe máy, mô tô - một trong những giấy tờ phải mang theo khi điều khiển phương tiện lưu thông.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều đơn vị bán bảo hiểm xe máy như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Quân đội MIC, Tổng Công ty bảo hiểm PVI, Bảo hiểm BIC của Tổng Công ty bảo hiểm BIDV, ABIC của Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, PTI của Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện hay VNI của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không, Pjico của Tổng Công ty bảo hiểm Petrolimex.

Bảo hiểm Viễn Đông bị phạt vì triển khai Corona Care, quyền lợi người mua thế nào?

(VietnamDaily) - Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông khẳng định, đối với những khách hàng đã mua bảo hiểm Corona Care, công ty cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng/giấy chứng nhận bảo hiểm.

Dẫn thông tin từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), Nhadautu.vn cho hay, Bộ Tài chính đã lập biên bản làm việc và biên bản vi phạm hành chính về việc Công ty CP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) liên quan đến bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe Corona Care trước khi được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.