Bao Công bị đầu độc chết, dùng 21 chiếc quan tài chôn cất di thể?

Xung quanh cái chết của Bao Công, hậu thế có lưu truyền nhiều giai thoại.

Trong đó, có giai thoại kỳ lạ kể về việc 21 chiếc quan tài cùng lúc được đưa ra 7 cửa thành Lư Châu và an táng tại những vị trí khác nhau với hy vọng không kẻ địch nào tìm ra mộ thật của ông.
Bao Công và cái chết bí ẩn

Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.

Năm 1602, ông lâm bệnh và qua đời ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là "Hiếu Túc". Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.

Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mộ chí có dòng chữ: "Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa".

Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng "thuốc tốt" của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.

Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?

Bao Cong bi dau doc chet, dung 21 chiec quan tai chon cat di the?

Giới khoa học nghi ngờ Bao Công bị đầu độc chết. Ảnh: Sohu.

Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập. Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.

Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider. Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.

Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.

Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.

Mộ thật và việc dùng 21 chiếc quan tài để chôn cất di thể Bao Công

Xung quanh cái chết của Bao Thanh Thiên, hậu thế có lưu truyền nhiều giai thoại. Trong đó, có giai thoại kỳ lạ kể về việc 21 chiếc quan tài cùng lúc được đưa ra 7 cửa thành Lư Châu và an táng tại những vị trí khác nhau với hy vọng không kẻ địch nào tìm ra mộ thật của ông.

Khi còn làm quan, Bao Công nổi tiếng xử án thiết diện vô tư, không sợ quyền uy, không thiên vị người nhà, chấp pháp nghiêm minh, là một trong những vị quan liêm chính nhất trong lịch sử Trung Quốc và được con dân trăm họ đời đời yêu kính.

Bao Cong bi dau doc chet, dung 21 chiec quan tai chon cat di the?-Hinh-2

Lăng mộ của Bao Công. Ảnh: Sohu.

Nhớ năm xưa, Bao Chửng từng nhậm chức Tri phủ ở Đoan Châu. Bấy giờ, nghiên mực Đoan Châu là nổi tiếng nhất. Vậy nhưng suốt quãng thời gian nhậm chức cho tới khi thuyên chuyển công tác, Bao Công thậm chí chưa từng cầm lấy một nghiên mực về nhà. Cả cuộc đời làm quan của mình, Bao Thanh Thiên đều coi nỗi khổ của muôn dân trăm họ là việc đại sự. Ông dành tất cả sức lực của mình để diệt trừ quan tham, miễn giảm sưu thuế, một lòng vì dân vì nước. Bất luận làm quan ở đâu, Bao Thanh Thiên đều xử án công bằng, chưa từng sợ đắc tội cường quyền, cũng chẳng thiên vị hoàng thân quốc thích hay quan gia quyền quý, càng không để việc tư xen vào việc công. Đây cũng là lý do khiến ông từng gây thù chuốc án với không ít kẻ quyền thế. Tới năm 1062, khi đang giữ chức vụ "Khu mật phó sứ" (tương đương với Tể tướng), Bao Công đột nhiên lâm bạo bệnh và qua đời.

Sau khi Bao Công qua đời, người thân sợ kẻ thù sẽ tìm cách trả thù lên di thể, xương cốt của ông nên đã dùng kế sách nhằm "tung hỏa mù" để đánh lạc hướng.

Sự ra đi của Bao Công cũng khiến dân chúng đau buồn không nguôi. Tại vị trí của những ngôi mộ này đều có người dân thường xuyên cúng bái, thay phiên trông coi. Vậy nhưng khi quân Kim tràn vào, Hợp Phì bị xâm chiếm, những ngôi mộ giả của Bao Chửng đều ít nhiều bị hư hại, vật tùy táng cũng bị lấy đi. Phải đợi đến mãi sau này, khi hòa bình lặp lại, hậu duệ của nhà họ Bao mới bí mật chuyển quan tài của Bao Công tới an táng gần ngôi mộ của phu nhân Đổng thị.

Sự thật về mộ Bao Thanh Thiên: Mộ táng một nơi, người chôn một nẻo?

Trước kia, hầu hết mọi người đều tin rằng mộ thật của Bao Công nằm tại Tống Lăng (huyện Củng, tỉnh Hà Nam). Nơi đây cũng thường xuyên được nhân dân cúng bái, tu sửa qua các triều đại. Không ai ngờ rằng ngôi mộ nghi ngút khói hương qua hàng thế kỷ ấy thực chất lại chỉ là một ngôi mộ giả để đánh lạc hướng người đời.

Mộ của Bao Công ngày nay nằm tại nghĩa trang Đại Hưng Tập, thuộc ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Từ năm 1956, phần mộ của vị quan thanh liêm này đã được liệt vào danh sách văn vật trọng điểm được bảo vệ cấp tỉnh.

Trước đó, để tìm được vị trí chính xác ngôi mộ thật của vị quan thanh liêm nổi tiếng ấy trong quần thể mộ của nhà họ Bao, giới khảo cổ Trung Quốc đã tốn không ít công sức. Chỉ đến khi chính quyền địa phương có chỉ thị di dời mộ thật của Bao Công để phục vụ cho quá trình quy hoạch, hậu thế mới biết được vị trí an táng chính xác của Bao Thanh Thiên.

Từ lâu, dân chúng trong vùng đều tin rằng mộ của Bao Công nằm ở vị trí nổi bật nhất trong quần thể các ngôi mộ gia tộc họ Bao. Đến khi khai quật quần thể mộ này, các nhà khảo cổ không bắt đầu từ ngôi mộ lớn nhất mà tiến hành từ ngôi mộ nhỏ nằm lẻ phía ngoài cùng.

Bao Cong bi dau doc chet, dung 21 chiec quan tai chon cat di the?-Hinh-3

Hài cốt Bao Công. Ảnh: Sohu.

Ngôi mộ ngoài rìa được cất táng hết sức thô sơ, còn nhiều dấu vết lộ ra sự vội vàng trong quá trình chôn cất. Không ngờ rằng tại đây, đội khảo cổ đã phát hiện một quan tài làm bằng gỗ mộc tơ vàng vô cùng quý giá. Chất liệu quan tài phần nào nói lên vị thế không tầm thường của chủ nhân ngôi mộ. Nhưng di cốt phía bên trong chỉ có một bộ xương không đầy đủ, cũng không có kèm theo vật tùy táng nào để xác nhận thân phận. Không ngờ rằng, lớp đất phía đầu trên quan tài lại phát hiện 2 tấm bia đá khắc kín hai mặt nhưng có một số chỗ bị thiếu do vỡ. Thông qua việc xác minh bằng văn tự khắc trên bia đá, các chuyên gia khẳng định một tấm là của Bao Công, một là của Đổng thị - vị phu nhân thứ hai của ông. Tấm mộ chí của Bao Công đã bị đập vỡ 5 miếng, nhưng khi ghép lại vẫn tương đối hoàn chỉnh. Trên đó có khắc đến gần 3000 chữ về cuộc đời Bao Chửng, hơn nhiều so với những tư liệu lưu lại trong chính sử.

Dù phát hiện có hai tấm bia, nhưng nơi đây lại chỉ có một bộ di cốt. Khi cả giới khảo cổ đang hoang mang trước sự việc này, thì sự chỉ điểm của một người xuất thân từ gia đình có nhiều đời trông coi nghĩa trang đã giúp họ tìm được hướng khai quật tiếp đó.

Bao Cong bi dau doc chet, dung 21 chiec quan tai chon cat di the?-Hinh-4

Bao Công cả đời thanh liêm. Ảnh: Sohu.

Công tác khai quật được tiến hành tại ngôi mộ lớn nhất. Đây mới chính xác là nơi hợp táng Bao Công và phu nhân Đổng thị với phần địa cung, hầm mộ được xây dựng bề thế. Bên trong địa cung chỉ còn lưu lại một quan tài với hài cốt đã mục hoàn toàn. Bên trên có tìm thấy một góc bia đá vừa khớp với miếng còn thiếu trên bia đá của Đổng thị. Kết quả giám định sau đó cũng đã cho thấy, di cốt lưu lại ở trong quan tài gỗ quý thuộc về ngôi mộ phía ngoài rìa chính xác là của Bao Thanh Thiên.

Thì ra, trước những cuộc binh biến liên miên không dứt, người trong gia tộc họ Bao đã bí mật chuyển quan tài an táng Bao Công rời khỏi địa cung nguyên táng để chôn tại vị trí bí mật hơn, cũng chính là ngôi mộ nằm lẻ loi phía ngoài rìa nghĩa trang gia tộc.

Có thể thấy, tất cả những việc làm có phần phức tạp, liên quan đến công tác an táng di thể Bao Công đều nhằm hướng tới một mục đích duy nhất, đó là giúp vị quan họ Bao được yên giấc ngàn thu sau khi đã dành cả cuộc đời để bảo vệ lẽ phải.

Bao Công - Vị quan thanh liêm từng bị xếp vào loại "ngưu quỷ xà thần" phải quét sạch

Sinh thời, Bao Công nổi tiếng là vị quan liêm chính, công tư phân minh và không nể nang ai, thậm chí cả hoàng thân quốc thích. Với dân thường, ông đúng là "trời xanh". Thế nhưng, trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Hoa, phong trào "Phá tứ cựu, lập tứ tân" lan rộng năm 1966, Bao Chửng bị xem là "ngưu quỷ xà thần", còn tồi tệ hơn cả tham quan bởi ông ủng hộ và duy trì chế độ phong kiến.

Bao Cong bi dau doc chet, dung 21 chiec quan tai chon cat di the?-Hinh-5

Những thứ liên quan đến cuộc đời Bao Công nhẽ ra được trưng bày lại bị đập phá. Từ đường nằm trong khu Bao Hà trở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã; bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán đều bị phá nát; thậm chí tượng của Bao Thanh Thiên còn bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát và bức họa truyền thần Bao Công được truyền qua nhiều đời bị treo lên cây đốt cháy thành tro.

Khu lăng mộ Bao Công được đổi tên thành "Vạn tuế quán" cũng bị Hồng vệ binh thiêu hủy nhiều thư tịch cổ. Phần mộ của vị quan thanh liêm một thời không thể duy trì vẹn toàn. Trước đó, nơi đây cũng bị đào trộm, về sau bị lấn chiếm để làm đất canh tác.

Theo sử sách, sau khi Bao Công qua đời, các cận vệ bên cạnh ông đều lang bạt giang hồ, chỉ còn lại duy nhất Vương Triều ở lại chăm mộ chủ. Về sau, khi Vương Triều qua đời, hậu duệ của Bao Công thờ ông như người nhà.

"Triển Chiêu" Hà Gia Kính đổi đời nhờ từ bỏ giới showbiz

Hà Gia Kính cho biết nghề diễn viên không đem lại thu nhập đáng kể cho anh. Tài tử "Bao Thanh Thiên" quyết định bỏ giới giải trí để phát triển công việc kinh doanh.

"Triển Chiêu" Hà Gia Kính đổi đời nhờ từ bỏ giới showbiz

Ngày 5/2, HK01 đưa tin Hà Gia Kính nhớ lại quãng thời gian sống với mức thu nhập thấp từ nghề diễn viên và quyết định làm kinh doanh đã giúp anh đổi đời.

Theo đó, nam diễn viên từng là ngôi sao hạng A của giới giải trí Trung Quốc những năm 1990 song Hà Gia Kính cho biết thời đó cát-xê diễn viên rất thấp.

Vì sao Bao Công luôn bị hiểm nhầm có nước da màu đen?

Trong nhiều bộ phim, Bao Công được khắc họa là vị quan thanh liêm, chính trực thời Bắc Tống. Về ngoại, hình, ông có nước da màu đen. Thế nhưng, trên thực tế, điều này không chính xác.

Vì sao Bao Công luôn bị hiểm nhầm có nước da màu đen?
Vi sao Bao Cong luon bi hiem nham co nuoc da mau den?
Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân, còn được gọi là Bao Công, Bao Thanh Thiên, Bao Hắc Tử, Bao Học Sĩ… Ông là vị quan dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông và lưu danh sử sách là vị quan thanh liêm, chính trực và có tài xử án như thần.  

Hé lộ sự thật ít biết về vợ con của Bao Thanh Thiên

Nổi tiếng lịch sử là vị quan thanh liêm, chính trực bậc nhất thời nhà Tống, cuộc đời Bao Thanh Thiên trở thành đề tài hấp dẫn thu hút giới chuyên gia, công chúng. Trong đó, nhiều người tò mò về vợ con của Bao Công.

Hé lộ sự thật ít biết về vợ con của Bao Thanh Thiên
He lo su that it biet ve vo con cua Bao Thanh Thien
Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ông còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới