Báo chí Israel: Tổng thống Nga Putin mạnh là do Mỹ yếu

(Kiến Thức) - Trong bài gần đây đăng trên nhật báo Israel Hayom, nhà bình luận Boaz Bismuth cho rằng Tổng thống Nga Putin mạnh hơn ở Syria là do Mỹ yếu.

Báo chí Israel: Tổng thống Nga Putin mạnh là do Mỹ yếu
Theo nhà báo Boaz Bismuth, sở dĩ Tổng thống Nga Putin đạt được một loạt thành công ngoại giao trên thế giới chủ yếu là do biết rõ về những  gì mà ông muốn đạt được, trong khi Tổng thống Mỹ  Barack Obama lại do dự, không  có chiến lược cụ thể rõ ràng.
Bao chi Israel: Tong thong Nga Putin manh la do My yeu
Tổng thống Nga Vladimir Putin biết rõ về những  gì mà ông muốn đạt được, trong khi Tổng thống Mỹ  Barack Obama lại không có chiến lược rõ ràng. 
Ông Bismuth ghi nhận rằng tất cả những sự xuất hiện gần đây của Tổng thống Nga tại các diễn đàn quốc tế - từ các cuộc thảo luận Syria tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York đến cuộc đàm phán gần đây ở  Paris về tình hình Ukraine - đều gắn liền với một đường lối đối ngoại nhất quán.
Nhà bình luận người Israel này nhắc lại rằng năm ngoái, phương Tây đã lựa chọn hình thức “đối đầu”với Nga do tình hình Ukraine ; đổ lỗi cho Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến ở nước này;  áp đặt các "lệnh trừng phạt kinh tế” và khai trừ Nga khỏi Nhóm G-8... Tuy nhiên, ông Bismuth cũng viết: “Lịch sử cho thấy rằng người Nga mạnh lên trong những thời khắc khó khăn. Nếu ai không tin thì chỉ cần hỏi Napoleon”. Ông cho rằng Tổng thống  Putin đã "chờ thời cơ để phản công  và  xung đột đang diễn ra ở Syria mang lại cho ông cơ hội tốt”.
Theo quan điểm của nhà báo Boaz Bismuth, để trả giá cho “chiếc vé một chiều đến Syria”, Tổng thống  Putin “đã mua” một liên minh mới với chính phủ Iran, Iraq và Syria với chiêu bài “chiến đấu chống  thánh chiến toàn cầu”. Mặc dù nói các nỗ lực ngoại giao và quân sự của Nga chống Nhà nước Hồi giáo IS  “chỉ là một "chiêu bài", nhưng nhà báo người Israel này cũng phải thừa nhận rằng những nỗ lực đó đã “đánh bóng hình ảnh” của Tổng thống Putin trên thế giới.
Nhà bình luận Bismuth nhận định: "Những ảnh hưởng của chiến dịch không kích Nga ở Syria đã có thể được thấy rõ ở Paris, làm lu mờ cuộc đàm phán về Ukraina do Pháp đăng cai. Ông Putin đã tỏ ra cứng rắn hơn, tự tin hơn và đòi hỏi hơn so với trước đây”.  Theo ông Bismuth, sự tự tin của ông Putin gắn liền với một thực tế là "các lá bài ở Ukraine đã được tráo lại” bởi "những diễn biến gần đây ở Syria”.
Sự quyết đoán của Tổng thống Nga Valdimir Putin, đặc biệt trong vấn đề Syria, đã khiến cho ông trở nên nổi bật so với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nhà bình luận Boaz Bismuth giải thích: "Điểm mấu chốt là ông Putin biết mình muốn gì, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thì không. Đó chính là sự khác biệt. Ông Obama tỏ ra khá rụt rè trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo, trong khi Putin rất kiên quyết trong việc hậu thuẫn chế độ Assad cầm quyền...  Ông Putin biết chính xác mình đang đi đến đâu và muốn cho thế giới thấy rằng ông là một ‘con người hành động’, trong khi đối thủ của ông là Tổng thống Obama chỉ là ‘con người của lời nói’. Điều này đang có lợi cho Tổng thống Putin”.
Nhà báo Bismuth cho rằng "mục tiêu chính" của nhà lãnh đạo Nga là tìm cách để "cộng đồng quốc tế bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với  Nga”. Ông cũng tin rằng hành động của Tổng thống Putin ở Syria trên thực tế chính là “một sự tiết kiệm cho Nga về kinh tế  và tiền tệ”.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria

(Kiến Thức) - Quân chính phủ Assad hiện đang bị tấn công ở cả phía bắc lẫn phía nam và điều này cho thấy Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria.

Mỹ can thiệp rất sâu vào cuộc nội chiến Syria
My can thiep rat sau vao cuoc noi chien Syria
Lính Mỹ bên giếng dầu bốc cháy ở miền nam Iraq.
Ngày 17/6, cánh quân nổi dậy Jaysh Hermon (Quân đội Hermon) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng quân đội Syria trong các khu vực Quneitra và Hermon giáp Israel. Mục tiêu của cuộc tấn công này là đánh chiếm đại bản doanh của Lữ đoàn 68 ở Khan al-Shih, một lữ đoàn có nhiệm vụ trấn giữ đường cao tốc Quneitra-Damascus. Mục đích của cuộc tấn công lớn này là khai thông con đường từ ngoại ô phía nam của Damascus đến phía tây Ghouta và từ đó bao vây quân chính phủ bảo vệ thủ đô Damascus.
Nếu Quân đội Hermon đạt được mục tiêu này và lặp lại thành công tháng trước của “Đạo quân Chinh phục” đánh chiếm phần lớn phía bắc tỉnh Idlib, cuộc nội chiến Syria sẽ bước vào một giai đoạn mới.

Can thiệp quân sự Syria: Thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Lãnh đạo đảng đối lập chính CHP cảnh báo ngày 30/6 rằng mọi cuộc can thiệp quân sự vào Syria cũng đều trở thành thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Can thiệp quân sự Syria: Thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Tổng thống Tayyip Erdogan đang xem xét việc thiết lập một “vùng đệm” ở trong lãnh thổ Syria phía bên kia biên giới, nơi lực lượng dân quân người Kurd và phiến quân IS đang tranh giành quyền kiểm soát.
Tin này được đưa ra khi Đảng Công lý và Phát Triển (AKP - Adalet ve Kalkınma Partisi) của Tổng thống  Erdogan đang tìm cách tái thiết quyền lực sau khi mất đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 7/6/2015.

Iran: Phương Tây “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông

(Kiến Thức) - Nhà báo Iran Emad Abshenas cho rằng phương Tây đang “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông, giữa lúc Nga-Iran có “tiềm năng lớn” trong cuộc chiến chống khủng bố.

Iran: Phương Tây “gieo gió gặt bão” ở Trung Đông
Theo Tổng biên tập Emad Abshenas của báo Iran Press, người phương Tây “đang thực sự gặt hái những gì mà họ đã gieo” thông qua chính sách khuyến  khích khủng bố ở Trung Đông. Ông Abshenas khẳng định: "Phương Tây là nhà viết kịch bản chính và đạo diễn cuộc khủng hoảng Syria. Và nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng Trung Đông nằm trong ý định của phương Tây áp đặt ý muốn của mình lên các nước trong khu vực. Mục tiêu cuối cùng của phương Tây là thực hiện kịch bản Libya ở Syria và Iraq".
Iran: Phuong Tay “gieo gio gat bao” o Trung Dong
Vũ khí hiện đại của Mỹ bị phiến quân IS dùng để đánh các lực lượng thân phương Tây ở Iraq.
Ông Emad Abshenas nhấn mạnh rằng Nga và Iran đã chia sẻ quan điểm này từ những ngày đầu của cuộc nội chiến Syria. Nền tảng của chiến lược của Moscow và Tehran nằm trong việc hỗ trợ các chính phủ dân cử của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria. Moscow và Tehran thấy không có sự thay thế nào cho một giải pháp ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột Syria.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.