Can thiệp quân sự Syria: Thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ

(Kiến Thức) - Lãnh đạo đảng đối lập chính CHP cảnh báo ngày 30/6 rằng mọi cuộc can thiệp quân sự vào Syria cũng đều trở thành thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Can thiệp quân sự Syria: Thảm họa đối với Thổ Nhĩ Kỳ
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Tổng thống Tayyip Erdogan đang xem xét việc thiết lập một “vùng đệm” ở trong lãnh thổ Syria phía bên kia biên giới, nơi lực lượng dân quân người Kurd và phiến quân IS đang tranh giành quyền kiểm soát.
Tin này được đưa ra khi Đảng Công lý và Phát Triển (AKP - Adalet ve Kalkınma Partisi) của Tổng thống  Erdogan đang tìm cách tái thiết quyền lực sau khi mất đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 7/6/2015.
Ngày 29/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chủ trì một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, trong đó bày tỏ lo ngại về đe dọa “khủng bố” đến từ bên kia biên giới. Thủ tướng Ahmet Davutoglu thì nói về các biện pháp giải quyết các mối đe dọa an ninh đối với nước thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ.
Can thiep quan su Syria: Tham hoa doi voi Tho Nhi Ky
Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đối lập, Kemal Kilicdaroglu, đã lên tiếng chống lại việc Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự vào Syria.
Lãnh đạo Đảng Cộng hòa Nhân dân (CHP) đối lập, Kemal Kilicdaroglu, đã lên tiếng chống lại can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến Syria,  giữa lúc đang diễn ra các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ liên hợp.
Trên tài khoản Twitter cá nhân,  ông Kemal Kilicdaroglu viết: “Thậm chí trước khi một chính phủ được thành lập, tiếng trống chiến tranh đã vang lên vì quyền lợi ích kỷ. Chiến tranh không phải là trò chơi của trẻ con và cũng không phải một công cụ để làm mới hình ảnh của một ai đó. Một chính trị gia tốt biết rằng kích động hỗn loạn và chiến tranh sẽ mang lại tai họa chứ không phải  thành công.  Đất nước này không phải là một món đồ chơi cho tham vọng của ông ta (Tổng thống Erdogan)".
Một liên minh lớn giữa  AKP  và CHP của ông Kilicdaroglu được xem như là một lựa chọn có thể, mặc dù CHP đã nói rõ rằng đảng này sẽ không  ủng hộ  tham vọng  thay đổi hiến pháp của Tổng thống Erdogan nhằm mang lại cho bản thân ông ta quyền hành lớn hơn sau khi rời chức Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nhà phân tích cho rằng Tổng thống Erdogan thà để cho các cuộc đàm phán liên minh thất bại và kêu gọi bầu cử mới với hy vọng tình trạng  tê liệt chính trị hay hỗn loạn sẽ khôi phục lại phần lớn quyền lực của AKP.
Những suy đoán về can thiệp quân sự đã gia tăng  sau khi Tổng thống Erdogan ngày 27/6 tuyên bố Ankara sẽ không bao giờ cho phép hình thành của một nhà nước của người Kurd dọc theo biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng người Kurd ở Syria đã giành được một loạt chiến thắng trước phiến quân IS  và  Ankara lo sợ việc thành lập một nhà nước tự trị của người Kurd trên lãnh thổ Syria sẽ kích động phong trào đòi quyền tự trị của 14 triệu người Kurd thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà bình luận thân chính phủ Abdulkadir Selvi  viết trên báo Yeni Safak số ra ngày 30/6 rằng Thổ Nhĩ Kỳ  có kế hoạch thiết lập một vùng đệm ở Syria dài 110 km và rộng 33 km vào sâu trong khu vực Jarablus hiện nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo (IS), còn gọi là ISIL.
Nhà bình luận thân Abdulkadir Selvi  viết:  "Chúng ta đang đi đến chiến tranh với Syria?  Không. Chúng ta sắp có chiến tranh với ISIL?  Không. Vậy chúng ta đang tiến vào Syria? Vâng, có lẽ. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Thiết lập một vùng đệm".
Ông này viết tiếp rằng pháo binh từ đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được sử dụng  để bảo đảm kiểm soát vùng đệm, nhưng việc triển khai các đơn vị quân đội ở bên trong lãnh thổ Syria cũng được dự trù.
Ông Selvi  cho biết quân đội đã nhận được  chỉ thị bằng văn bản cho một cuộc triển khai như vậy và rằng Thủ tướng Davutoglu cũng nhận được chỉ thị này để làm công việc chuẩn bị.
Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì một lực lượng hạn chế ở miền bắc Iraq sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 khiến khu vực này nằm ngoài tầm kiểm soát của Baghdad. Nhưng giới tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra khá do dự trong việc phát động bất kỳ chiến dịch quân sự lớn nào trên đất Syria.
Nhà bình luận Selvi cho biết Ankara cũng đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao liên quan đến kế hoạch thiết lập “vùng đệm” và đặt câu hỏi về phản ứng từ phía Washington.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/6 tuyên bố việc thiết lập một vùng đệm (ở bên trong lãnh thổ Syria)  sẽ vấp phải "những thách thức nghiêm trọng về hậu cần",  nhưng bộ này không  thấy có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào về việc Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc một kế hoạch như vậy.

Hiểm họa “Nhà nước Hồi giáo” ở Đông Nam Á

(Kiến Thức) - Hiểm họa “Nhà nước Hồi giáo” (IS) đã trở nên rõ ràng, nhưng Đông Nam Á chưa thể đối phó hữu hiệu với "đại dịch cờ đen" mang tên IS. 

Hiểm họa “Nhà nước Hồi giáo” ở Đông Nam Á
Hiem hoa “Nha nuoc Hoi giao” o Dong Nam A
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long: "Đông Nam Á là một trung tâm tuyển mộ quan trọng của ISIS”. 
Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La năm nay, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long lên tiếng cảnh báo về hiểm họa Nhà nước Hồi giáo, về sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố: "Đông Nam Á là một trung tâm tuyển mộ quan trọng của ISIS (Nhà nước Hồi giáo)”.
Hiểm họa IS đã hiện hữu ở Đông Nam Á

Đám “sói đơn độc” của IS nguy hiểm khôn lường

(Kiến Thức) - Các cơ quan chống khủng bố phương Tây rất đau đầu về đám "sói đơn độc" nguy hiểm khôn lường, tuyên thệ trung thành với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo.

Đám “sói đơn độc” của IS nguy hiểm khôn lường
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/6 cho biết rằng xét về cấp độ chiến thuật, không có dấu hiệu cho thấy có sự phối hợp giữa "các cuộc tấn công ở Tunisia, Kuwait và Pháp”.  
Vậy Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích như thế nào về ba vụ tấn công khủng bố ở ba châu lục trong vòng hai tiếng đồng hồ?

Thái Lan bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc, nhưng để ngỏ dự án đường ống dẫn dầu qua eo đất hẹp này.

Thái Lan bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc
Phó Thủ tướng Pridiyathorn Devakula cho biết Thái Lan không xem xét dự án Kênh đào Kra ở  miền nam  nước này, một dự án sẽ cho phép tàu thuyền từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương không cần đi qua Eo biển Malacca và rút ngắn hành trình khoảng 1.200 km.
Thai Lan bac bo thoa thuan Kenh dao Kra voi Trung Quoc
Phó thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula đã bác bỏ thỏa thuận Kênh đào Kra với Trung Quốc.
Ông Pridiyathorn Devakula nói Thái Lan “không ngu ngốc” theo đuổi dự án Kênh đào Kra được đề xuất vào đầu thế kỷ thứ 17, mà sẽ xây dựng một đường ống dẫn dầu dài 300 km nối liền tỉnh Satun trên biển Andaman với tỉnh Sông Khla trên Vịnh Thái Lan "nhanh hơn và rẻ hơn".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.