Bàng hoàng vụ khủng bố sinh học chấn động TG năm Giáp Tý 1984

Bàng hoàng vụ khủng bố sinh học chấn động TG năm Giáp Tý 1984

(Kiến Thức) - Một sự kiện chấn động dư luận thế giới xảy ra năm Giáp Tý 1984 khiến nhiều người bàng hoàng. Khi ấy, hàng trăm người Mỹ đã bị đầu độc bằng vi khuẩn thực phẩm salmonella. Theo đó, đây là vụ khủng bố sinh học lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Vào năm Giáp Tý 1984, thế giới "rung chuyển" bởi  vụ khủng bố sinh học lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Cụ thể, vào tháng 9/1984, gần 800 người dân ở thành phố The Dalles thuộc hạt Wasco, Mỹ bị đầu độc bằng vi khuẩn thực phẩm salmonella.
Vào năm Giáp Tý 1984, thế giới "rung chuyển" bởi vụ khủng bố sinh học lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Cụ thể, vào tháng 9/1984, gần 800 người dân ở thành phố The Dalles thuộc hạt Wasco, Mỹ bị đầu độc bằng vi khuẩn thực phẩm salmonella.
Những trường hợp trên nhập viện với các triệu chứng: tiêu chảy, sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng và suy tim.
Những trường hợp trên nhập viện với các triệu chứng: tiêu chảy, sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng và suy tim.
Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường, giới chức trách Oregon tiến hành điều tra dịch tễ nhằm tìm ra nguyên nhân khiến hàng trăm người mắc căn bệnh cùng lúc.
Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu bất thường, giới chức trách Oregon tiến hành điều tra dịch tễ nhằm tìm ra nguyên nhân khiến hàng trăm người mắc căn bệnh cùng lúc.
Song song với đó, chính quyền bang Oregon phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại hạt Wasco và yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ điều tra để tìm ra nguyên nhân.
Song song với đó, chính quyền bang Oregon phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại hạt Wasco và yêu cầu chính quyền liên bang hỗ trợ điều tra để tìm ra nguyên nhân.
Vì vậy, đầu tháng 10/1984, Tổng thống Mỹ khi ấy là Ronald Reagan quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra về tình hình nhiễm khuẩn tập thể tại thành phố The Dalles. Ủy ban này bao gồm các chuyên gia của Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia (CDI) và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI).
Vì vậy, đầu tháng 10/1984, Tổng thống Mỹ khi ấy là Ronald Reagan quyết định thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra về tình hình nhiễm khuẩn tập thể tại thành phố The Dalles. Ủy ban này bao gồm các chuyên gia của Bộ Y tế, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia (CDI) và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI).
Kết quả điều tra cho thấy các nạn nhân bị nhiễm khuẩn salmonella khi sử dụng món rau xà lách tại 10 nhà hàng ở thành phố The Dalles trong hai ngày 24 và 29/9/1984.
Kết quả điều tra cho thấy các nạn nhân bị nhiễm khuẩn salmonella khi sử dụng món rau xà lách tại 10 nhà hàng ở thành phố The Dalles trong hai ngày 24 và 29/9/1984.
Vụ khủng bố sinh học đầu tiên và cũng là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trên được xác định là do giáo phái Rajneeshe gây ra. Điều này được đưa ra sau khi 2 nhân viên chính quyền bang bị nhiễm khuẩn salmonella khi sử dụng nước tại trụ sở giáo phái này ngày 29/8/1984. Mục đích của giáo phái này là nhằm đầu độc các cử tri để chiến thắng tại cuộc bầu cử địa phương.
Vụ khủng bố sinh học đầu tiên và cũng là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ trên được xác định là do giáo phái Rajneeshe gây ra. Điều này được đưa ra sau khi 2 nhân viên chính quyền bang bị nhiễm khuẩn salmonella khi sử dụng nước tại trụ sở giáo phái này ngày 29/8/1984. Mục đích của giáo phái này là nhằm đầu độc các cử tri để chiến thắng tại cuộc bầu cử địa phương.
Từ ngày 6/5 - 11/6/1986, phiên tòa đặc biệt được tổ chức để xét xử vụ đầu độc tập thể do giáo phái Rajneeshee gây ra. Do không đủ chứng cứ để buộc tội chủ mưu đối với giáo chủ Osho (tên đầy đủ là Bhagwan Shree Rajneesh) nên ông chỉ bị tuyên phạt 10 năm tù giam về tội vi phạm Luật Nhập cư, không tố giác tội phạm.
Từ ngày 6/5 - 11/6/1986, phiên tòa đặc biệt được tổ chức để xét xử vụ đầu độc tập thể do giáo phái Rajneeshee gây ra. Do không đủ chứng cứ để buộc tội chủ mưu đối với giáo chủ Osho (tên đầy đủ là Bhagwan Shree Rajneesh) nên ông chỉ bị tuyên phạt 10 năm tù giam về tội vi phạm Luật Nhập cư, không tố giác tội phạm.
Sau khi thụ án được 2 năm, giáo chủ Osho bị trục xuất về Pakistan và qua đời năm 1990. Hai thủ phạm khác là hai đại diện của giáo phái Rajneeshee: Sheela Silverman (còn gọi là Ma Anand Sheela) và Diane Ivonne Onang (còn gọi là Ma Anand Puja) cũng đối mặt với án tù vì có liên quan đến vụ khủng bố sinh học nguy hiểm trên.
Sau khi thụ án được 2 năm, giáo chủ Osho bị trục xuất về Pakistan và qua đời năm 1990. Hai thủ phạm khác là hai đại diện của giáo phái Rajneeshee: Sheela Silverman (còn gọi là Ma Anand Sheela) và Diane Ivonne Onang (còn gọi là Ma Anand Puja) cũng đối mặt với án tù vì có liên quan đến vụ khủng bố sinh học nguy hiểm trên.
Trong đó, Sheela bị tuyên phạt 64 năm tù giam và Diane lĩnh án 56 năm tù. Sau 20 năm thụ án, Sheela và Diane được trả tự do năm 2006. Sau khi được thả, Diane bị trục xuất về Pakistan trong khi Sheela bị trục xuất sang Thụy Sĩ.
Trong đó, Sheela bị tuyên phạt 64 năm tù giam và Diane lĩnh án 56 năm tù. Sau 20 năm thụ án, Sheela và Diane được trả tự do năm 2006. Sau khi được thả, Diane bị trục xuất về Pakistan trong khi Sheela bị trục xuất sang Thụy Sĩ.
Mời quý độc giả xem video: Khủng bố chấn động Ai Cập, ít nhất 235 người chết (nguồn: VTC14)

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.