Bạn trai cò kè 10 nghìn, tôi định bỏ về nhưng ngoảnh lại liền choáng váng

Tò mò quay lại, tôi choáng váng khi phát hiện ra một sự thật không thể ngờ được.

Bạn trai cò kè 10 nghìn, tôi định bỏ về nhưng ngoảnh lại liền choáng váng

Hôm trước bạn trai đưa em đi uống cà phê ở một quán khá đẹp. Chúng em mới yêu nhau được 2 tháng nay thôi. Đến lúc thanh toán, nhìn hoá đơn mà nhân viên đưa cho, anh ấy cau mày bảo rằng họ tính đắt cho chúng em 10 nghìn.

Cốc sinh tố 40 nghìn nhưng trong biên lai tính là 50 nghìn. Không ngờ bạn trai em đã kịp nắm rõ giá tiền của từng loại thức uống ở đây. Nhân viên mang menu đến cho chúng em chọn xong thì liền cầm đi rồi. Lúc đó em nghĩ chắc chắn anh phải là người keo kiệt lắm, chỉ chăm chăm để ý tới giá tiền, mới kịp nhớ rõ đến thế.

Thêm nữa, cứ cho là họ tính sai thì cũng coi như 10 nghìn tiền tip cho nhân viên thôi, có gì đâu mà cãi cọ ngay giữa quán, trước mắt bao người.

"10 nghìn không nhiều nhưng cái gì ra cái đó, làm đúng thì thôi. Việc này tuy nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng đến uy tín quán", anh phản bác lại khiến em tức điên người.

Em bỏ lại mấy chữ “đồ keo kiệt, bủn xỉn” rồi tức tối bỏ về trước, mặc kệ anh muốn làm gì thì làm. Ra đến cửa quán, ngoái lại nhìn em ngạc nhiên thấy một người đàn ông ăn mặc chỉnh tề, có vẻ là quản lý của quán đang đứng trước mặt bạn trai em cúi đầu xin lỗi.

Tò mò quay lại, em choáng váng khi phát hiện ra một sự thật không thể ngờ được. Bạn trai em chính là chủ của quán cà phê này! Cô nhân viên kia mới đến chưa hề biết mặt chủ, chỉ làm việc với người quản lý.

Anh lại không hề kể với em là mình kinh doanh quán cà phê, không chỉ quán này mà còn có hai quán khác nữa, thu nhập rất khá. Bảo sao mà anh có thể nhớ rõ giá tiền của các loại thức uống, đồng thời gay gắt chấn chỉnh tác phong làm việc của nhân viên đến thế.

Ra về, em vội vã xin lỗi anh, bảo rằng lúc đó mình nói năng không suy nghĩ. Nhưng thứ em nhận được lại là lời chia tay. Anh bảo quan điểm của chúng em không hợp nhau. 

Mới yêu nhau được 2 tháng, vừa phát hiện ra tiềm lực kinh tế thật của bạn trai thì em đã bị đá. Sự việc lại nhỏ nhặt như vậy, thật sự em không cam lòng chút nào. Huống chi ai ở tình huống của em mà chẳng phản ứng như thế. Em muốn xin lỗi làm hòa với anh, xin các chị cho em lời khuyên.

Ngột ngạt vì người yêu quá keo kiệt

(Kiến Thức) - Bạn trai em xét trên mọi phương diện đều ổn, ngoại trừ mỗi việc anh ấy quá tiết kiệm, đến mức gần như keo kiệt.

Ngột ngạt vì người yêu quá keo kiệt
Bạn trai em xét trên mọi phương diện đều ổn, ngoại trừ mỗi việc anh ấy quá tiết kiệm, đến mức gần như keo kiệt. Đi chơi với em, anh hà tiện đã đành, với bạn bè lại càng tính toán, ăn uống không bao giờ chủ động mời, nếu có đi chơi chung thì cũng tìm cách lẩn trốn để khỏi phải trả tiền. Xấu hổ nhất là lần mẹ em ốm, anh tới chơi mang theo một túi cam vàng héo. Em góp ý nhiều lần, nhưng anh lại chê trách em hoang phí, anh làm thế cũng vì tương lai hai đứa. 
Quả thực, anh mua được nhà, có được chút vốn kha khá... cũng là điều mà không phải chàng trai tỉnh lẻ nào lên thành phố cũng làm được. Nhưng ở bên anh ấy em thấy rất ngột ngạt về chuyện tiền bạc, dù không túng thiếu. Em không biết do em đặt tiêu chuẩn quá cao về người yêu, hay anh ấy thực sự có vấn đề? - Nguyễn Hải Yến (Nam Định).

Chồng thùng rỗng kêu to

Khoe khoang, “chém gió” vốn là... bệnh của không ít mày râu, khiến không ít nửa kia phải... méo mặt vì thói khoác lác của chồng.

Chồng thùng rỗng kêu to

Mỗi lần về quê chồng là những ngày “ác mộng” với chị Mai Thu Yến. ở TP. Hải Phòng. Không phải vì ngại đường xá xa xôi, đi lại mệt nhọc, ngại việc họ hàng giỗ chạp, cưới xin lắm thủ tục ở quê mà việc khiến chị buồn phiền nhất chính là thái độ đối xử của gia đình nhà chồng, mẹ chồng, chị em chồng.

Lần nào về quê góp giỗ hay cưới xin, thăm nom, chị đều bị nhà chồng “mát mẻ” đủ điều: “Vợ chồng giàu thế mà ki bo”. Ban đầu, chị Yến nghĩ mãi không hiểu sao gia đình bên chồng lại luôn kêu ca, đòi hỏi biếu nhiều tiền nong, quà cáp như vậy. Với mức thu nhập công nhân viên chức “tàng tàng” của vợ chồng anh chị, trừ tiền ăn tiêu thì dư dật chả đáng bao. Thế nên mỗi lần về quê, góp giỗ hay đám cưới, chị cũng phải tính toán rất chi li để sao cho tiết kiệm nhất.

Nhiều lần, chị Yến than thở với nhà chồng, lương vợ chồng chị eo hẹp nên chưa dám sinh cháu thứ hai vì lo tiền ăn học của thằng đầu đã chóng mặt. Thế nhưng, khi ấy chị chỉ nhận được những cái cười khểnh của nhiều chị em bên chồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Dần dần, chị mới hiểu ra, mọi suy nghĩ, thái độ đối xử của nhà chồng với chị xuất phát từ thói quen hay “nổ” của anh Huy, chồng chị. Bình thường, ở nhà hay đến chỗ làm, anh luôn là hòa nhã, nói năng từ tốn. Ấy vậy mà mỗi khi về quê, anh lại “bật máy” khoe khoang về sự giàu có của mình: “Lương của cháu chỉ nửa năm là “kiếm” được con ô tô 4 bánh. Mấy lần cũng định mua ô tô nhưng mắt cháu kém, đi xe sợ không an toàn. Thêm nữa, vợ cháu nhất quyết không cho mua, vì cứ lo “gái” theo. Ở thành phố, kiếm tiền “cỡ” như cháu thì có vợ rồi, gái trẻ vẫn bám theo”.

Mọi người trong họ hỏi về thu nhập thì anh luôn miệng “nổ”, rằng chỉ cần vài cái hợp đồng là có vài chục triệu đồng; còn lương hành chính vài triệu đồng của vợ chả bõ bèn gì. Không ít lần anh “mạnh mồm” tuyên bố: “Vợ con đi làm cho… vui. Chứ vài triệu chả đủ tiền cô ấy chi tiêu mua sắm hàng hiệu, không thích đi làm thì ở nhà chồng nuôi”.

Vô hình chung, trong mắt nhà chồng, chị chỉ có “số hưởng”. Nào là lấy chồng không phải làm dâu nhà chồng, lấy chồng “kiếm cả bạc tỉ”, lại thương vợ thương con, chỉ cần ở nhà “ngồi mát ăn bát vàng”… Đủ thứ tiếng “sướng” mà thói “nổ” của anh “đeo” lên cho chị trong khi mỗi tháng, chị đều phải “tay năm tay mười” kiếm thêm đủ thứ việc để bù vào trang trải sinh hoạt, chi tiêu.

Biết chồng là người lo lắng cho gia đình, lương có bao nhiêu cũng đều “nộp” đầy đủ cho vợ nên chị chưa bao giờ có suy nghĩ coi thường mức thu nhập “ba cọc ba đồng” của anh. Chị cũng luôn coi chuyện tiền nong trong gia đình là vợ chồng bình đẳng cùng “xắn tay” vun vén.

Thế nhưng, mỗi lần góp ý chuyện anh “nổ” quá đà là chồng lại bực dọc: “Về quê biết bao anh em họ hàng cùng lứa với anh, họ chỉ buôn bán mà xây được nhà lầu, sắm được xe hơi. Mình ở trên thành phố mà “úi xùi” để chúng nó “khinh” cho à? Anh nói như thế để em và con “mát mặt”, anh cũng có thêm “động lực” để phấn đấu. Còn bố mẹ, họ hàng già rồi, suy nghĩ chưa thông, em là phận dâu con lại chấp nhặt à?”.

Nhìn lên lịch thì sắp đến ngày về quê chồng ăn giỗ, chị Yến lại thấy lo lắng, bởi “bệnh nổ” của chồng chưa có thuốc đặc trị. Thực tế, không ít người lâm vào tình trạng “thùng rỗng kêu to”. Điều này khiến không ít nửa kia hoặc người thân khó xử, thậm chí bị ảnh hưởng. Theo các chuyên gia tâm lý, nếu ông xã mắc “bệnh” này, chị em không nên “phản pháo” khi chồng đang ba hoa ở chỗ đông người mà nên tìm thời gian, không gian thích hợp, khi chỉ có 2 người để góp ý, giúp chồng sửa “sai”. Khi trao đổi, cũng không nên chỉ trích, mà cần phân tích, đưa ra những hậu quả của “bệnh nổ” để nửa kia hiểu và dần khắc phục thói quen này.

Ngày ly hôn, vợ thú nhận có khối tài sản vài chục tỉ níu kéo chồng

Chia tay rồi cô ấy mới bảo rằng nếu ở với cô ấy đời tôi và có khi cả đời cháu cũng chẳng phải lo chuyện tiền bạc.

Ngày ly hôn, vợ thú nhận có khối tài sản vài chục tỉ níu kéo chồng
Vậy là tôi đã nộp đơn ly hôn sau hơn 1 năm kết hôn. Ai cũng bảo tôi dại lấy được người vợ giàu có, gia thế như vậy mà không cố gắng gìn giữ cuộc hôn nhân sau này cho con cái được nhờ. Còn bản thân cô ấy cũng cố gắng níu kéo tôi, thậm chí đưa cả khối tài sản kếch xù ra để “nhử” tôi ở lại nhưng tôi đã quyết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.