Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm vì tự ý chặt hạ cây đa

Ban Khánh tiết đình Chèm nhận trách nhiệm vì tự ý chặt hạ cây đa

Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhận khuyết điểm và xin rút kinh nghiệm. Ngoài ra, Ban Khánh tiết cũng đề xuất trong 10 năm tới sẽ trồng bổ sung các cây phù hợp.

Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm được xem là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc bề thế vào bậc nhất của vùng đất Thăng Long xưa.
Di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm được xem là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc bề thế vào bậc nhất của vùng đất Thăng Long xưa.
Những ngày qua, việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, đặc biệt là những người yêu quý đình Chèm.
Những ngày qua, việc chặt hạ cây đa tại di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã gây xôn xao, bức xúc trong dư luận, đặc biệt là những người yêu quý đình Chèm.
Trong chiều 25/3, thanh tra Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm tiến hành trực tiếp xuống kiểm tra quá trình tu sửa cấp thiết đình Chèm và xác minh, nhận định Ban Khánh tiết đình đã tự ý chặt hạ cây đa.
Trong chiều 25/3, thanh tra Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với phòng VH&TT quận Bắc Từ Liêm tiến hành trực tiếp xuống kiểm tra quá trình tu sửa cấp thiết đình Chèm và xác minh, nhận định Ban Khánh tiết đình đã tự ý chặt hạ cây đa.
Theo như đại diện Ban Khánh tiết đình Chèm, cây đa trồng từ năm 1998 để tạo bóng mát, chứ không phải cây cổ thụ hay cây di sản. Năm 2021, trong mùa mưa bão cây đa đã gãy 1/3 về phía bốn cột đồng trụ và làm gãy một phần của một trong bốn cột đồng trụ. Do sợ cây sẽ gây nguy hiểm cho nhân dân và di tích, ngày 10/3/2022, Ban Khánh tiết cùng các cụ cao niên, bô lão và đại diện Nhân dân đã họp, quyết định chặt hạ cây đa. Đến ngày 18/3, cây đa trước cổng nghi môn đình Chèm bị chặt hạ.
Theo như đại diện Ban Khánh tiết đình Chèm, cây đa trồng từ năm 1998 để tạo bóng mát, chứ không phải cây cổ thụ hay cây di sản. Năm 2021, trong mùa mưa bão cây đa đã gãy 1/3 về phía bốn cột đồng trụ và làm gãy một phần của một trong bốn cột đồng trụ. Do sợ cây sẽ gây nguy hiểm cho nhân dân và di tích, ngày 10/3/2022, Ban Khánh tiết cùng các cụ cao niên, bô lão và đại diện Nhân dân đã họp, quyết định chặt hạ cây đa. Đến ngày 18/3, cây đa trước cổng nghi môn đình Chèm bị chặt hạ.
Thực tế, Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có công văn đề nghị các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa. Lãnh đạo UBND phường Thụy Phương đã ghi nhận, và hứa sẽ trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhưng vẫn đề nghị giữ nguyên trạng cây đa trước nghi môn để chờ ý kiến.
Thực tế, Ban Khánh tiết đình Chèm đã nhiều lần có công văn đề nghị các cấp chính quyền cho phép chặt hạ cây đa. Lãnh đạo UBND phường Thụy Phương đã ghi nhận, và hứa sẽ trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết nhưng vẫn đề nghị giữ nguyên trạng cây đa trước nghi môn để chờ ý kiến.
Nhà văn Nguyễn Hiếu cũng là một người dân làng Chèm chia sẻ: "Việc trùng tu đình Chèm là cần thiết và việc giải thích cây đa hàng năm bị nghiêng về phía đình có thể gây nguy hiểm vì rễ không bám chắc và phạm vào đường nước của đình là chính xác. Nhưng có điều chúng ta bức xúc vì ngay cả tôi với tư cách là một người dân làng Chèm, chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh "cây đa bến nước sân đình" nó đã gắn liền trong tâm trí người dân nên khi cây bị chặt đi thì tạo nên khoảng trống, day dứt trong lòng."
Nhà văn Nguyễn Hiếu cũng là một người dân làng Chèm chia sẻ: "Việc trùng tu đình Chèm là cần thiết và việc giải thích cây đa hàng năm bị nghiêng về phía đình có thể gây nguy hiểm vì rễ không bám chắc và phạm vào đường nước của đình là chính xác. Nhưng có điều chúng ta bức xúc vì ngay cả tôi với tư cách là một người dân làng Chèm, chúng ta đã quen thuộc với hình ảnh "cây đa bến nước sân đình" nó đã gắn liền trong tâm trí người dân nên khi cây bị chặt đi thì tạo nên khoảng trống, day dứt trong lòng."
Quang cảnh ngổn ngang tại đình Chèm.
Quang cảnh ngổn ngang tại đình Chèm.
Không chỉ riêng việc chặt hạ cây đa, người dân còn đang quan tâm đến các hạng mục được tu sửa lần này.
Không chỉ riêng việc chặt hạ cây đa, người dân còn đang quan tâm đến các hạng mục được tu sửa lần này.
Những bậc đá cũ xếp ngổn ngang trước cổng đình.
Những bậc đá cũ xếp ngổn ngang trước cổng đình.
Ngay sau khi có đoàn kiểm tra xuống, các trụ gỗ được bọc lại cẩn thận.
Ngay sau khi có đoàn kiểm tra xuống, các trụ gỗ được bọc lại cẩn thận.
Cũng trong chiều ngày 25/3/2022, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ra văn bản chỉ đạo đề nghị các ngành thuộc Quận và UBND phường Thụy Phương tổ chức triển khai, rà soát toàn bộ sự việc, lập hồ sơ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo về UBND quận để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng và UBND TP./.
Cũng trong chiều ngày 25/3/2022, UBND quận Bắc Từ Liêm đã ra văn bản chỉ đạo đề nghị các ngành thuộc Quận và UBND phường Thụy Phương tổ chức triển khai, rà soát toàn bộ sự việc, lập hồ sơ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan, báo cáo về UBND quận để tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng và UBND TP./.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.