Bản đồ địa chất toàn cầu đầu tiên của Mặt trăng Titan có gì?

(Kiến Thức) - Bản đồ đầu tiên cho thấy địa chất toàn cầu của Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, Mặt trăng Titan. Đó là một thế giới đầy cồn cát, hồ, đồng bằng, miệng núi lửa và các địa hình khác.

Bản đồ địa chất toàn cầu đầu tiên của Mặt trăng Titan có gì?

Nhà địa chất học hành tinh David Williams thuộc Trường khám phá Trái đất và Không gian thuộc Đại học bang Arizona đã làm việc với một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà địa chất hành tinh Rosaly Lopes thuộc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA ở Pasadena, California để phát triển bản đồ địa chất toàn cầu Mặt trăng Titan.

Bản đồ và những phát hiện của họ, bao gồm tuổi tương đối của địa hình Titan gần đây đã được công bố trên tạp chí Nature Astronomy.

Ban do dia chat toan cau dau tien cua Mat trang Titan co gi?
Nguồn ảnh: Space. 

Titan là cơ thể hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời của chúng ta ngoài Trái đất được biết là có chất lỏng ổn định trên bề mặt của nó.

Nhưng thay vì nước mưa từ các đám mây lấp đầy các hồ và biển như trên Trái đất, trên Titan, những gì mưa rơi xuống là các hydrocacbon metan và ethane trong khí hậu lạnh lẽo.

"Titan có một chu trình thủy văn dựa trên khí mê-tan hoạt động giúp định hình các cảnh quan địa chất phức tạp, khiến bề mặt của nó trở thành một trong những kiểu địa chất đa dạng nhất trong hệ mặt trời", tác giả chính Lopes nói.

Nhóm của Lopes đã sử dụng dữ liệu từ tàu sứ mệnh Cassini của NASA, hoạt động từ năm 2004 đến 2017. Cụ thể, họ đã sử dụng dữ liệu từ thiết bị radar của Cassini.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các thiết bị hồng ngoại của Cassini, thu được một số đặc điểm địa chất lớn hơn của Titan thông qua khói mù mêtan.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Vẻ đẹp lạnh người hồ nước lớn thứ hai trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học NASA vừa có chuyến khám phá cặn kẽ về hồ Ligeia Mare trên Mặt trăng Titan, Sao Thổ.

Vẻ đẹp lạnh người hồ nước lớn thứ hai trên Mặt trăng Titan
Ve dep lanh nguoi ho nuoc lon thu hai tren Mat trang Titan

Nghiên cứu này do tàu vũ trụ Cassini của NASA trực tiếp thực hiện.  Những hình ảnh mới nhất cho thấy hồ Ligeia Mare trên Mặt trăng Titan chứa hầu hết chất metan lỏng, bùn và một số hợp chất hydrocacbon nặng như benzen... Nguồn ảnh: Daily Mail. 

Phát hiện mây hóa học cực độc trên Mặt trăng Titan

(Kiến Thức) - Phát hiện thú vị trên Mặt trăng Titan, sao Thổ vừa được các nhà khoa học công bố.

Phát hiện mây hóa học cực độc trên Mặt trăng Titan
Cụ thể, các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm hóa học không gian của NASA vừa công bố một thông tin gây sốt thú vị trên Mặt trăng Titan. Đó là một đám mây hóa học cực độc tồn tại theo một dạng công thức hóa học mới ở trên bề mặt mặt trăng này.
Phat hien may hoa hoc cuc doc tren Mat trang Titan
Nguồn ảnh: Phys. 

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Hàng tỷ năm trước, một thứ gì đó đâm sầm vào mặt tối của mặt trăng, tạo ra một lỗ rất lớn. Trải dài 1.550 dặm (2.500 km) và rộng 8 dặm (13 km) sâu ở lưu vực Nam Cực-Aitken, Earthlings là miệng núi lửa cổ xưa nhất và sâu nhất trên mặt trăng...

Hé lộ nguồn gốc gây "sốc" các lỗ hổng tối trên Mặt trăng

Đó cũng là một trong những miệng núi lửa lớn nhất trong toàn bộ hệ mặt trời. Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã nghi ngờ rằng, lưu vực khổng lồ này được tạo ra bởi một vụ va chạm trực diện với một thiên thạch rất lớn với tốc độ rất nhanh.

Một tác động như vậy đã xé toạc lớp vỏ của mặt trăng và những mảnh vỡ của mặt trăng rải rác trên bề mặt miệng núi lửa, mang đến cái nhìn hiếm hoi về những gì mặt trăng thực sự được tạo ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới