Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết nợ nần như nào khiến các chủ nợ gửi 'tráp' đòi?

(VietnamDaily) - Dư luận thời gian qua không khỏi xôn xao trước việc Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) thuộc Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết nợ nần khiến các chủ nợ phát "tráp" đòi.

Các chủ nợ cũng đồng thời gửi báo cáo lên Bộ Giao thông vận tải về tình hình công nợ năm 2019 và những tháng đầu năm 2020 mà hãng Bamboo Airways chưa chịu thanh toán.
Các chủ nợ của Bamboo Airways lần lượt được báo giới nêu gồm có Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng Công ty Quản lý bay (VATM), Công ty cổ phần mặt đất Sài Gòn (SAGS), Công ty cổ phần mặt đất Hà Nội (HGS)...
Bamboo Airways cua ong Trinh Van Quyet no nan nhu nao khien cac chu no gui 'trap' doi?
 Bamboo Airways nợ nần khiến các chủ nợ nhiều lần gửi văn bản nhắc. (Ảnh minh họa).
Với ACV, đơn vị này cho biết đã nhiều lần gửi văn bản nhắc số nợ hơn 205 tỷ đồng với Bamboo Airways. Trong đó, nợ quá hạn của Bamboo Airways là hơn 178,7 tỷ đồng; nợ chưa tới hạn trả là 25,7 tỷ đồng; tiền lãi quá hạn theo hợp đồng giữa hai bên là 4,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo ACV thông tin với báo chí rằng, trong tổng số nợ quá hạn của Bamboo Airways thì có hơn 107 tỷ đồng phí dịch vụ phục vụ hành khách, soi chiếu an ninh hành khách, hành lý mà Bamboo Airways đã thu hộ ACV; hơn 71 tỷ đồng Bamboo Airways nợ tiền dịch vụ phục vụ mặt đất, phục vụ cảng do ACV trực tiếp cung cấp cho hãng.
Từ tháng 5/2019 đến nay, ACV đã gửi 24 văn bản, nhiều cuộc họp giữa 2 bên yêu cầu Bamboo Airways thanh toán nợ, tiền bảo lãnh theo hợp đồng đã ký.
Trước đó, phản hồi thông tin của ACV, Bamboo Airways cho hay, khúc mắc giữa 2 bên xảy ra khi một số dịch vụ ACV cung cấp cao hơn so với mặt bằng chung.
Hiện, Bamboo Airways và ACV đều cho biết vẫn đang tiến hành đàm phán để đi đến tiếng nói chung, hỗ trợ trong thời điểm khó khăn ảnh hưởng dịch COVID-19.
Tương tự, một chủ nợ khác của Bamboo Airways là VATM cũng cho báo chí biết, hãng Bamboo Airways thường xuyên chậm trả các khoản thu hộ dịch vụ cung cấp bay với thời hạn 20 ngày trở lên kể từ tháng 6/2019 đến nay. Hiện Bamboo Airways vẫn còn nợ VATM các hóa đơn với số tiền 38,6 tỷ đồng từ tháng 12/2019 và 2 tháng đầu năm nay.
Theo đại diện VATM, đơn vị đã yêu cầu hãng Bamboo Airways phải thanh toán công nợ điều hành các chuyến bay còn lại ở trên tại thời điểm hết tháng 3 năm nay.
“Nếu trả được nợ thì sẽ được giãn thời gian cung cấp dịch vụ điều hành bay từ tháng 3 trở đi thêm 3 tháng. Nếu không, để tránh thất thu, VATM sẽ trực tiếp thu tiền dịch vụ từng chuyến tại sân bay khởi hành từ đầu tháng 4 cho đến khi hãng thanh toán số công nợ kể trên” - đại diện VATM trả lời trên báo Dân Trí.
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận xử lý các vấn đề liên quan và sự chây ì không thanh toán nợ của hãng hàng không Bamboo Airways.

Chuỗi nhà hàng Golden Gate thu về 13 tỷ mỗi ngày trong năm 2019

(Vietnamdaily) - CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng.
 

Golden Gate là doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực chuỗi nhà hàng đa phong cách, sở hữu trên 20 thương hiệu và trên 400 điểm bán tại 45 tỉnh thành.

Các thương hiệu nổi tiếng có thể kể đến như chuỗi nhà hàng lẩu Manwah, Kichi-Kichi, Hutong; chuỗi nướng Sumo, GoGi; nhà hàng Nhật Isushi, Daruma; hay beer club Vuvuzela… Trong năm 2019, số lượng nhà hàng của công ty đã tăng từ 307 lên 356.

VEC làm ăn thế nào dưới thời các lãnh đạo sai phạm?

(VietnamDaily) - Theo báo cáo tài chính năm 2018,  Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế là 892 triệu đồng.

Trong thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ngày 3/5, ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã vi phạm quy chế làm việc và các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, để nội bộ lãnh đạo Tổng Công ty mất đoàn kết nghiêm trọng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và trong quản lý, khai thác các tuyến đường cao tốc, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiền thân là Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, được thành lập năm 2004.
VEC lam an the nao duoi thoi cac lanh dao sai pham?
 Dự án cao tốc Hà Nội - Lào Cai do VEC làm chủ đầu tư. Ảnh: minh họa 

Mời độc giả xem video: Sai phạm của 'ông trùm' cao tốc VEC lớn cỡ nào trong dự án cao tốc Đà Nẵng– Quảng Ngãi. Nguồn: InvestTV


Tháng 7/2010, doanh nghiệp này được chuyển đổi loại hình từ công ty nhà nước độc lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải sang hình thức Công ty TNHH MTV và đổi tên thành Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam như hiện nay.
Tại thời điểm 31/12/2018, VEC có vốn điều lê là 1.000 tỷ đồng, với 100% là vốn góp Nhà nước.
Sau gần 16 năm phát triển, đến thời điểm hiện tại, VEC chỉ mới công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2018. Theo đó, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của VEC đạt mức 3.209 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành 94% kế hoạch đề ra.
Trong đó, tuyến Nội Bài - Lào Cai thu được 1.270 tỷ đồng, tuyến TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đóng góp 1.073 tỷ đồng, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thu về 705 tỷ đồng và cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi góp 159 tỷ đồng vào tổng doanh thu.
Cũng theo báo cáo tài chính 2018, VEC phải chịu khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế chỉ dừng ở mức 892 triệu đồng.
Tính đến ngày 31/12/2018, VEC đang có khối tài sản 96.556 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 89.140 tỷ đồng năm 2017. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 19.676 tỷ đồng (hàng tồn kho chiếm tới 26,6 tỷ đồng) và tài sản dài hạn là 76.880 tỷ đồng (chủ yếu là tài sản cố định).
Đáng chú ý, tính đến hết năm 2018, nợ phải trả của VEC là 87.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 19.672 tỷ đồng và nợ dài hạn 67.327 tỷ đồng (chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính). Trong khi đó, cùng thời điểm, vốn chủ sở hữu của VEC chỉ 9.556 tỷ đồng.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, tính đến thời điểm hết năm 2018, chủ nợ lớn nhất của VEC là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) với tổng dư nợ cuối kỳ hơn 31.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VEC còn nợ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Ngày 11/2 vừa qua, VEC đã công bố kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu ước đạt 4.251 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 2,2 tỷ đồng, các khoản nộp ngân sách nhà nước 393,8 tỷ đồng.
Hiện nay, VEC đã đưa vào vận hành 4 tuyến đường cao tốc gồm Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài – Lao Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Trong đó, tuyến đem lại doanh thu lớn nhất là Nội Bài – Lào Cai và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành để đưa vào khai thác toàn tuyến vào năm 2021.

Tin mới