Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được Hoàng Nhuận Cầm viết trong 10 năm?

Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được Hoàng Nhuận Cầm viết trong 10 năm?

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa vĩnh viễn ra đi. Ông nổi tiếng với nhiều bài thơ tình trong đó có Chiếc lá đầu tiên gây thương nhớ biết bao thế hệ học trò. Được biết ông viết bài thơ này ròng rã trong 10 năm mới hoàn thành.
 
 

Là gương mặt quen thuộc trên văn đàn Việt Nam,  nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình được độc giả yêu thích như Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu và đặc biệt là bài thơ Chiếc lá đầu tiên.
Là gương mặt quen thuộc trên văn đàn Việt Nam, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nổi tiếng với các bài thơ tình được độc giả yêu thích như Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu và đặc biệt là bài thơ Chiếc lá đầu tiên.
“Em thấy không, tất cả đã xa rồi/Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ/Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế/Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say… “, ngay từ khi ra đời, Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm đã được yêu thích cuồng nhiệt.
“Em thấy không, tất cả đã xa rồi/Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ/Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế/Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say… “, ngay từ khi ra đời, Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm đã được yêu thích cuồng nhiệt.
Có lẽ là bài thơ được ghi vào trong tất cả các cuốn sổ lưu bút của những thế hệ học trò cuối cấp, thay cho lời tiễn biệt thời áo trắng.
Có lẽ là bài thơ được ghi vào trong tất cả các cuốn sổ lưu bút của những thế hệ học trò cuối cấp, thay cho lời tiễn biệt thời áo trắng.


Kể về hoàn cảnh sáng tác Chiếc lá đầu tiên, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho biết, trong cuộc đời sáng tác, có bài thơ ông viết rất nhanh. Ví dụ bài Sông Thương tóc dài ông viết trong vòng 5 phút trên vỏ bao thuốc lá. Tuy nhiên bài thơ Chiếc lá đầu tiên, ông viết trong 10 năm.
Kể về hoàn cảnh sáng tác Chiếc lá đầu tiên, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cho biết, trong cuộc đời sáng tác, có bài thơ ông viết rất nhanh. Ví dụ bài Sông Thương tóc dài ông viết trong vòng 5 phút trên vỏ bao thuốc lá. Tuy nhiên bài thơ Chiếc lá đầu tiên, ông viết trong 10 năm.

Khổ đầu tiên được viết vào năm đầu tiên ông vào đại học, khi vừa mới bước qua “tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”. Khổ tiếp theo ông viết khi nhập ngũ. Lúc đó là những cảm xúc đã được chắt lọc qua thời gian cùng nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhớ về tuổi học trò tuổi thần tiên.
Khổ đầu tiên được viết vào năm đầu tiên ông vào đại học, khi vừa mới bước qua “tuổi khăn quàng, phấn trắng, nắng vô tâm”. Khổ tiếp theo ông viết khi nhập ngũ. Lúc đó là những cảm xúc đã được chắt lọc qua thời gian cùng nỗi nhớ trường lớp, bạn bè, thầy cô, nhớ về tuổi học trò tuổi thần tiên.

Khổ cuối cùng là thời điểm sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, ông trở lại giảng đường đại học. Trong khoảnh khắc đứng lặng lẽ trên sân trường, ông đã viết: “Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”.
Khổ cuối cùng là thời điểm sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, ông trở lại giảng đường đại học. Trong khoảnh khắc đứng lặng lẽ trên sân trường, ông đã viết: “Em đã yêu anh, anh đã xa rồi/ Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi/ Anh nhớ quá, mà chỉ lo ngoảnh lại/ Không thấy trên sân trường chiếc lá buổi đầu tiên”.

Những câu thơ đã chạm đến trái tim của mỗi độc giả. Đây cũng là nét đặc sắc của Hoàng Nhuận Cầm, một nhà thơ đa tài.
Những câu thơ đã chạm đến trái tim của mỗi độc giả. Đây cũng là nét đặc sắc của Hoàng Nhuận Cầm, một nhà thơ đa tài.


Không chỉ nổi tiếng với những bài thơ tình hay, xúc động, Hoàng Nhuận Cầm còn nổi tiếng với vai trò sáng tác kịch và diễn viên.
Không chỉ nổi tiếng với những bài thơ tình hay, xúc động, Hoàng Nhuận Cầm còn nổi tiếng với vai trò sáng tác kịch và diễn viên.
Ông là tác giả của nhiều kịch bản phim như “Đêm hội Long Trì”, “Hà Nội mùa Đông năm 46”, “Áo chàm Bắc Sơn”, “Mùi cỏ cháy”, “Lỗi lầm”, “Đằng sau cánh cửa”, “Pháp trường trắng”, “Ai lên xứ hoa đào”, “Đoạn trường chiêm bao”, “Nhà tiên tri”…
Ông là tác giả của nhiều kịch bản phim như “Đêm hội Long Trì”, “Hà Nội mùa Đông năm 46”, “Áo chàm Bắc Sơn”, “Mùi cỏ cháy”, “Lỗi lầm”, “Đằng sau cánh cửa”, “Pháp trường trắng”, “Ai lên xứ hoa đào”, “Đoạn trường chiêm bao”, “Nhà tiên tri”…




Ông còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa Súng" trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" và vai Nhà thơ trong phim Số đỏ. Chính nhờ sự nổi tiếng này, người ta gọi nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ hoa súng.
Ông còn nổi tiếng với nhân vật "Bác sĩ Hoa Súng" trong chương trình "Gặp nhau cuối tuần" và vai Nhà thơ trong phim Số đỏ. Chính nhờ sự nổi tiếng này, người ta gọi nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ hoa súng.

Mời độc giả xem video:Không được bỏ qua lỗi vi phạm, đâm trọng thương CSGT. Nguồn: THDT.



GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.