Bài 3 - “Đất tặc” ngang nhiên xẻ đồi, khoét núi ở xã Thành Công: Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo xử lý ngay thông tin đất tặc xẻ đồi, khoét núi trái phép ở xã Thành Công mà Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh.

Bài 3 - “Đất tặc” ngang nhiên xẻ đồi, khoét núi ở xã Thành Công: Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo nóng
Liên quan đến tình trạng đồi núi bị “xẻ thịt, san gạt lấy đất bán trái phép gây thất thoát tài nguyên, tình trạng lấp suối - ao lấn chiếm đất… xảy ra ở xã Thành Công (TP Phổ Yên, Thái Nguyên) gây bức xúc trong nhân dân, chiều ngày 3/11 Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ông Trịnh Việt Hùng cho biết sẽ chỉ đạo, xử lý ngay.
Diễn biến liên quan, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống cũng đã liên hệ và phản ánh thông tin của sự việc đến Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên ông Bùi Đức Hải.
Bai 3 - “Dat tac” ngang nhien xe doi, khoet nui o xa Thanh Cong: Chu tich tinh Thai Nguyen chi dao nong
 Tình trạng xẻ đồi, khoét núi khai thác đất trái phép tại xã Thành Công diễn ra công khai, nhộn nhịp.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, nhiều ngày trong tháng 10/2022, phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống đã ghi nhận tại các thôn Ao Sen, Vạn Phú, Nhội, Động 2, xóm Đặt, Cầu Dài…, của xã Thành Công (thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) cho thấy, có hơn chục quả đồi là đất trồng cây đang bị múc nham nhở với hàng ngàn mét khối đất, đá đã được lấy đi.
Bai 3 - “Dat tac” ngang nhien xe doi, khoet nui o xa Thanh Cong: Chu tich tinh Thai Nguyen chi dao nong-Hinh-2
Hoạt động khai thác đất trái phép trên các quả đồi ở xã Thành Công càng nhộn nhịp hơn về đêm. 
Tại đây xuất hiện những chiếc máy múc gầm rú, hoạt động hết công suất, thi nhau đục khoét sâu vào sườn đồi để lấy đất một cách công khai, sau đó, đất được đưa lên những chiếc xe tải đang chờ sẵn rồi nuối đuôi nhau chở chạy rầm rập theo tuyến đường liên tỉnh để sang địa bàn huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tiêu thụ.
Trong quá trình xe chạy, đất đá trên thùng không được che chắn kỹ, xe đi đến đâu đất đá, bụi bặm rơi vãi, bay mù mịt tới đó, làm ảnh hưởng đến cuộc sống khu dân cư và người tham gia giao thông.
Người dân địa phương còn cho rằng, trong số các mỏ khai thác đất trái phép còn có của cán bộ thôn, xã?

Mời độc giả xem video: Ngày đêm xẻ đồi, khoét núi lấy đất trái phép ở xã Thành Công


 
Ngày 23/10/2022, trở lại địa bàn xã Thành Công ghi nhận tình trạng nói trên, phóng viên vô cùng bất ngờ bởi số lượng mỏ đất mới “mọc” ra còn gấp nhiều lần so với trước đó. Cùng với đó, hoạt động khai thác đất tại một mỏ ở thôn Ao Sen đang diễn ra nhộn nhịp mà không thấy bất kỳ một lực lượng nào của xã Thành Công đến ngăn chặn, xử lý.
Điều này khiến người dân đặt nhiều nghi vấn về hiện tượng chính quyền xã Thành Công buông lỏng quản lý, giám sát, thậm chí là “bảo kê” nên mới để xảy ra tình trạng đất tặc xẻ đồi, khoét núi trái phép trên địa bàn?
Đáng nói, khi trả lời báo chí về tình trạng đất tặc xẻ đồi, khoét núi trái phép trên địa bàn, ông Dương Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Thành Công cho rằng, do lực lượng mỏng đồng thời hứa tiếp nhận thông tin phóng viên cung cấp để xử lý dứt điểm.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
Thực hiện: Nhóm PV

Phú Xuyên: Chuyền tay đổi chủ, Công ty Chí Cường "hô biến" đất công thành đất tư

Đất công được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, thế nhưng bằng cách nào đó, 14.000 m2 đất công tại Phú Xuyên đã “lọt” vào tay một doanh nghiệp địa phương?

Phú Xuyên: Chuyền tay đổi chủ, Công ty Chí Cường "hô biến" đất công thành đất tư
Nhiều lần đổi chủ, đất công vào tay doanh nghiệp tư nhân

Loạn giá đất khu vực Ngọc Trinh công bố đã mua ở Bảo Lộc

Giá đất xã Đại Lào - nơi Ngọc Trinh check-in và công bố mới tậu 11 ha vừa qua hiện nhiễu loạn với nhiều mức cao thấp khác nhau.

Loạn giá đất khu vực Ngọc Trinh công bố đã mua ở Bảo Lộc

Đại Lào là xã nằm vị trí đầu TP Bảo Lộc sau khi lên khỏi đèo Bảo Lộc theo hướng TP.HCM đi Đà Lạt (Lâm Đồng). Nơi đây có khí hậu mát mẻ, tầm nhìn thoáng đãng, bao quát và đặc biệt có view về hướng núi Sapung - hay còn gọi là núi Đại Bình - một trong những thắng cảnh đang nổi ở Bảo Lộc.

Xã nghèo bắt đầu sôi động?

Nơi vừa phát hiện kho tiền khủng ẩn sâu dưới đất, dùng 1000 năm cũng không hết

Phát hiện trữ lượng lớn đất hiếm dự kiến sẽ mở ra cơ hội đưa rất nhiều tiền về sau khi xuất khẩu.

Nơi vừa phát hiện kho tiền khủng ẩn sâu dưới đất, dùng 1000 năm cũng không hết

Thổ Nhĩ Kỳ vừa phát hiện một trữ lượng lớn đất hiếm ở tỉnh Esksehir, tây bắc nước này. Điều đáng nói là số lượng đất hiếm ở đây đủ để dùng trong 1000 năm. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ rầm rộ đưa thông tin khiến nhiều người chú ý.

"Phát hiện này sẽ tạo công ăn việc làm cho người địa phương và giới trẻ. Việc khai thác các mỏ giúp chúng tôi gia nhập nơi sản xuất đất hiếm của thế giới", Metin Cekic, thành viên hội đồng quản trị Hiệp hội các nhà xuất khẩu khoáng sản và kim loại Istanbul (IMMIB) bày tỏ.

Thời kỳ mua lô đất quê 70 triệu, bán 1 tỷ khi nào quay lại?

Đất quê đã không còn là "miếng bánh ngon" hấp dẫn khi mức giá chững lại. Nhiều nhà đầu tư đang buộc phải chấp nhận tình trạng chôn vốn do rao bán không ai mua.

Thời kỳ mua lô đất quê 70 triệu, bán 1 tỷ khi nào quay lại?

Chỉ 2-3 năm trở lại đây, "ăn theo" cơn sốt đất, những lô đất quê tăng lên chóng mặt. Bà Hà Đang (Ý Yên, Nam Định) khi nhắc về giá đất quê vẫn không ngừng tiếc nuối, xót xa. Bà kể, năm 2013, lô đất mặt tiền 5m, rộng 150m2 ở quê bà chỉ có giá 70 triệu đồng/lô. Thế nhưng, thời đó, chẳng ai "tranh" nhau mua.

"Có hàng xóm cứ bảo tôi mua cho họ nhưng tôi lại không thích, dù thời ấy, có tiền để mua được", bà Đang kể. Đến năm 2019, lô đất này tăng giá thành 700 triệu đồng, tức gấp 10 lần. Bà Đang xót ruột vì không nghĩ giá đất tăng cao quá.

"Giá tăng quá nên tôi cũng chẳng có ý định vì thực sự mình có nhà để ở. Nghĩ mua lúc đắt thế này thì khó bán. Nhưng đến năm 2021, lô đất đối diện nhà tôi đã bán lên tới 1,2 tỷ đồng. Giá mà thời đấy tôi mạnh dạn mua thì giờ đã có vài trăm triệu", bà Đang nói thêm.

Tuy nhiên, theo bà Đang, khoảng 4 tháng nay, giá đất quê bà chưa thấy tăng thêm. Những lô đất dọc trục đường chính xã, nằm về mạn cuối vẫn chỉ dao động khoảng 1,2 tỷ đồng. Các mảnh đất gần sát UBND xã hay trường học thì tuỳ diện tích, giá trung bình 3-5 tỷ đồng/lô diện tích 150-hơn 200m2.

"Đợt này, tôi không thấy ai hỏi thêm về đất. Mất lô đất quê đối diện nhà tôi đang có một số người trả 1 tỷ đồng nhưng họ chưa bán. Chắc họ đợi tăng giá thêm", bà Đang cho biết.

Thoi ky mua lo dat que 70 trieu, ban 1 ty khi nao quay lai?

(Ảnh minh hoạ).

Nhắc đến giá đất quê nơi mình sinh ra, chị Lê Hương (Thanh Hoá) từng bất ngờ và ngạc nhiên khi không thể nghĩ rằng, có một ngày giá đất quê mình lại đắt đỏ như vậy. Chỉ là những lô đất trong làng cách đây 7-8 năm giá 50-120 triệu đồng, tuỳ diện tích. Đến năm 2020, giá đất quê đã tăng tiền tỷ.

Chị Hương còn kể: "Xã quê tôi tổ chức đấu giá thường xuyên. Lô đất giá khởi điểm 200 triệu, lúc sau tăng lên tới hơn 1 tỷ đồng. Mà toàn người ở đâu về mua hồ sơ, tham gia đấu giá đất. Người dân ở quê thì thường không có tiền mua. Nhưng một số gia đình có con đi làm ăn xa, cũng bỏ vốn về quê mua ít lô để dành".

Tuy nhiên, theo chị Hương, hiện tại, giá đất quê chị đang chững lại. Nhiều tháng nay, không thấy người lạ về hỏi đất hay giao dịch. "Tôi biết 2 người hàng xóm cũng đầu tư lô đất đấu giá. Ban đầu, họ bảo, chắc chắn sẽ còn tăng thêm vài chục đến vài trăm triệu. Nhưng mấy tháng nay, không thấy giá đất tăng. Thậm chí, có người còn đang rao bán thấp hơn giá mua".

Anh Thanh Trường (môi giới, nhà đầu tư Hải Dương) còn kể thêm rằng, nhiều khu vực ở quê còn diễn ra tình trạng "gãy sóng". Một số "tay to" bỏ cọc chạy. Tình trạng này xảy ra đa phần ở loại hình đất đấu giá.

"Bây giờ đất quê chững, không còn dễ ăn như năm 2020-2021. Hiện tại, chỉ còn tình trạng cắt lỗ. Thanh khoản chậm lắm. Ai mà muốn bán nhanh thì phải cắt lỗ. Người có vốn mạnh thì đợi chờ được, chứ hiện tại khó bán. Giá cũng hạ", anh Trường nói.

Các chuyên gia cho rằng, sau khoảng thời gian tăng mạnh, giá bất động sản buộc phải chững lại, đặc biệt là đất ở quê. Những khu vực thiết lập mặt bằng giá mới rất cao do yếu tố đầu cơ. Điều này đẩy giá đất tăng quá mạnh, khiến nhu cầu sở hữu của người dân muốn ở thực trở nên xa vời. Điều đáng nói, việc tăng giá bất động sản không dựa trên thực tế sự đổi thay cơ sở hạ tầng hay các thông tin góp phần làm gia tăng giá trị.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, tình trạng "sốt đất" cục bộ tại một số địa phương có thông tin quy hoạch hạ tầng như sân bay, khu công nghiệp, cầu đường… Hiện tượng này đang được các cơ quan chức năng ra tay chấn chỉnh, nhằm đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường bất động sản đã xuất hiện bong bóng cục bộ; giá đất nền các khu vực tăng theo các dự án; giá nhà tăng nhưng thanh khoản không tăng tương xứng.

Còn theo chuyên gia Trần Khánh Quang, hiện tại tâm lý e ngại mua bất động sản đã hình thành, nhất là với các BĐS có giá trị cao ở những tỉnh xa. 

Sốt đất trên... mạng xã hội

Đây là kiểu gây sốt đất ảo của các doanh nghiệp muốn kiếm lời nhanh từ túi tiền những người ít am hiểu về pháp luật đất đai

Sốt đất trên... mạng xã hội

 Ngày 25/9, trước thông tin "nhà đầu tư đến xem nền và chốt đất nhanh như chớp", cơ quan chức năng huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiếp tục làm rõ để có hướng xử lý.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.