Bác sĩ trẻ nhớ lại chống dịch, bày tỏ ước nguyện năm mới

Trong những giờ nghỉ giải lao ngắn ngủi khi phải trực xuyên Tết, các y bác sĩ tuyến đầu đã tranh thủ tổng kết lại dấu ấn của năm cũ và bày tỏ ước nguyện.

Bác sĩ trẻ nhớ lại chống dịch, bày tỏ ước nguyện năm mới

Trải qua một năm 2021 căng thẳng với dịch bệnh, bác sĩ (BS) Đặng Thị Hoa (Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện 198) nhớ lại những gì mình đã trải qua và xúc động nói: "Tôi xúc động khi nhớ về hình ảnh cán bộ chiến sĩ, đồng đội của tôi không ngại khó khăn, nguy hiểm lao vào tâm dịch cứu người. Tôi xúc động trước tình cảm của người dân cả nước đều hướng về tâm dịch để chia sẻ và đùm bọc nhau vượt qua khó khăn, mất mát.

Bản thân tôi đã trải qua 2 đợt chống dịch ở cả 2 miền, những dấu ấn trong tôi có lẽ là các con số. Tại bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang chúng tôi đã điều trị khỏi cho nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 trở về đoàn tụ với gia đình và không có bệnh nhân nào tử vong.

Là một người bác sĩ tôi luôn mong mọi người được mạnh khoẻ và bình an. Nhân dịp năm mới, tôi xin kính chúc tất cả chúng ta bước sang một năm mới luôn dồi dào sức khoẻ, may mắn và hạnh phúc, cùng nhau đoàn kết thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của ngành y tế để chiến thắng dịch bệnh".

Bac si tre nho lai chong dich, bay to uoc nguyen nam moi

BS Đặng Thị Hoa, Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện 198 (Hà Nội).

Với đặc thù nghề nghiệp, năm nào BS Hoa cũng phải trực ngày Tết. Cô chia sẻ thêm: "Những ngày này đi trực cảm giác cũng hơi trống trải. Năm nay tôi trực ngày 30 Tết, thời khắc giao thừa không được ở bên gia đình đón năm mới cũng có man mác buồn, nhưng đó là công việc mình đã lựa chọn và trải qua nhiều năm rồi nên tôi cũng quen.

Giờ đây, nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn phải xa gia đình làm nhiệm vụ tại các bệnh viện dã chiến. Mọi người đón một cái Tết không được trọn vẹn khi không được đoàn viên bên gia đình nhưng vẫn đã và đang cố gắng chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh, mang lại bình yên cho mọi nhà".

Sau hơn 2 năm tích cực tham gia chống dịch, BS Phạm Văn Phúc (SN 1990, quê ở Nghệ An) - công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khoa Hồi sức tích cực đến nay đã được 4 năm bày tỏ: "Điều tôi mong muốn nhất trong năm mới đó là tất cả chúng ta được trở về cuộc sống bình thường cũ, các bệnh nhân khỏi bệnh và biết trân quý sức khỏe của mình hơn.

Năm nay tôi bắt đầu đi trực chống dịch vào mùng 2 Tết nên không được ở bên gia đình nhiều. Nhưng các đồng nghiệp của tôi ở cơ quan cũng tổ chức đón Tết và ăn Tết tại bệnh viện nên phần nào giúp tôi vơi đi nỗi nhớ nhà".

Bac si tre nho lai chong dich, bay to uoc nguyen nam moi-Hinh-2

Bác sĩ trẻ Phạm Văn Phúc là một trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020 với nhiều cống hiến được tôn vinh, đặc biệt là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

Chia sẻ với Tiền Phong, BS Võ Kế Đạt (sinh năm 1991) là cựu sinh viên Đại học Y dược TP.HCM và công tác tại khoa Bỏng - Tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện Trưng Vương nói:

"Năm vừa qua, tôi hoàn thành xong khoá học sau đại học sau nhiều lần bị tạm ngưng và kéo dài vì dịch. Tôi đã góp sức cùng các đồng nghiệp tham gia chống dịch trong 4 tháng ròng rã. Đã có rất nhiều khó khăn và vất vả, nhưng rồi cũng vượt qua được hết và nhận được vô số những bài học cuộc sống. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên năm 2021 đâu.

Từ khi đi làm, tôi đã trải nghiệm đón giao thừa tại bệnh viện rồi, và hầu như năm nào cũng sẽ có ngày phải trực trong Tết. Ngày trực Tết công việc có thể không nhiều bằng ngày thường, nhưng cảm giác đón giao thừa khi đang trực rất kỳ lạ. Khi đó vừa buồn vừa vui, buồn vì giao thừa phải xa gia đình, nhưng vui vì vẫn còn nhiều người ở bên. Lúc đó bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân đều như người nhà mình, mọi người cùng chúc nhau, cùng xem bắn pháo hoa trên tivi và xem chúc mừng năm mới, cùng ăn những món ăn ngày Tết mà mọi người đã đem chuẩn bị sẵn từ trước."

Tôi thường hay đùa, chúng ta đã trải qua năm 2020 với nhiều biến động, năm 2021 với nhiều biến thể, và chỉ mong sao 2022 có nhiều biến chuyển tốt đẹp hơn. Xin chúc tất cả chúng ta đủ sức khoẻ để vượt qua thử thách, đủ lạc quan để tiếp tục chiến đấu và đủ thực tế để tự xoay mình theo thời đại" - BS Võ Kế Đạt

Bac si tre nho lai chong dich, bay to uoc nguyen nam moi-Hinh-3

Dịch bệnh diễn biến phức tạp từ giữa tháng 6/2021, bệnh viện nơi anh Đạt công tác chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19. Vì thế, bác sĩ Đạt đã tham gia chống dịch cùng đồng nghiệp tại khoa Hô hấp của Bệnh viện Trưng Vương.

Điện rò rỉ gây chết người: Ngành điện mong báo chí thấu hiểu!

(Kiến Thức) - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội vừa thông báo rất mong các cơ quan Thông tấn báo chí thấu hiểu, chia sẻ với ngành Điện Thủ đô.

Điện rò rỉ gây chết người: Ngành điện mong báo chí thấu hiểu!
Trước đó, vào khoảng 0h15 ngày 27/4, ở xóm 2 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra một vụ điện giật khiến một người đi đường tử vong.
Mưa lớn đường ngập, cột điện cũng ngập sâu trong nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.
Mưa lớn đường ngập, cột điện cũng ngập sâu trong nước, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người. Ảnh minh họa: Tiến Dũng.

Giả xe cấp cứu 115, chở lậu bệnh nhân ngay giữa Thủ đô

(Kiến Thức) - Đỗ Tuấn Kiên mua chiếc xe ô tô 9 chỗ với giá 70 triệu đồng, rồi cải tạo thành xe cứu thương nhái, bị cơ quan công an bắt giữ.

Giả xe cấp cứu 115, chở lậu bệnh nhân ngay giữa Thủ đô
Đội CSGT số 7 – Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội vừa cho biết, đã bắt Đỗ Tuấn Kiên (30 tuổi, ở Phú La, Hà Đông, Hà Nội)về hành vi nhái xe cứu thương.
Chiếc xe cứu thương nhái của Kiên
Chiếc xe cứu thương nhái của Kiên

Mẹ, chị gái lặng lẽ đưa thi thể Nguyễn Đức Nghĩa về quê

(Kiến Thức) - Sau khi thi hành án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa, cơ quan công an đưa thi thể tử tù này đến Nhà tang lễ BV 19-8.

Mẹ, chị gái lặng lẽ đưa thi thể Nguyễn Đức Nghĩa về quê
Sáng nay (23/7), xe chở thi thể của tử tù đã đưa thi thể Nguyễn Đức Nghĩa từ Trại tạm giam số 1 đến Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8, Bộ Công an.

Đọc nhiều nhất

Tin mới