Bác sĩ ‘mũ nồi xanh’ Việt Nam và chuyến bay 600km cấp cứu

Ngay khi máy bay hạ cánh, bác sĩ tiến hành cấp cứu tại chỗ, đưa người bệnh lên máy bay, chuyển tới Bệnh viện ở Thủ đô Juba (Nam Sudan) cấp cứu.

Trưa 6/1, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 Việt Nam (Bệnh viện dã chiến 2.3) thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan nhận được chỉ đạo của Trưởng Y tế Phái bộ về việc cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện nặng từ Bunj về Thủ đô Juba điều trị. Bunj là khu vực giáp biên giới Sudan, cách Thủ đô Juba hơn 600km về phía Đông Bắc.

Ngay lập tức, Thiếu tá BS. CKII Trần Đăng Khoa, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện dã chiến 2.3 đã hội chẩn cùng Chủ nhiệm khoa Nội - Truyền nhiễm và Đội Cấp cứu đường không (AMET), quyết định cử Đội AMET đi chuyến bay đặc biệt để cấp cứu và vận chuyển ca nhiễm.

Bệnh nhân Covid-19 là nữ nhân viên Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, biểu hiện bệnh khoảng 5 ngày, sau đó xuất hiện mệt, khó thở, tuy nhiên chưa được xử trí gì.

Ngay khi nhận được thông tin, Đội Cấp cứu đường không gồm Thượng úy BS. Đinh Văn Hồng và Thượng úy chuyên nghiệp Huỳnh Văn Khánh đã nhanh chóng xuất phát, rút ngắn thời gian tiếp cận bệnh nhân.

Đội Cấp cứu đường không thuộc Bệnh viện dã chiến 2.3 được giao nhiệm vụ sẵn sàng cấp cứu và vận chuyển bằng đường không trong khu vực Phái bộ khi có yêu cầu. Do mùa mưa không thể di chuyển bằng đường bộ nên việc vận chuyển bệnh nhân chủ yếu thực hiện bằng đường không.

Tuy nhiên, các sân bay ở Bentiu và vùng lân cận còn thô sơ (đường băng đất), đường băng nhỏ và ngắn, nguy cơ mất an toàn bay tăng cao, nhất là sau đợt lũ lụt lớn nhất lịch sử ở Nam Sudan, nước dâng cao và kéo dài gây ngập lún đường băng, việc vận chuyển càng gặp nhiều khó khăn.

Nữ nhân viên Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cũng là trường hợp Covid-19 đầu tiên được Bệnh viện dã chiến 2.3 Việt Nam cấp cứu và vận chuyển cách xa khu vực đóng quân (gần 500km về phía Đông) trong nhiệm kì này.

Bac si ‘mu noi xanh’ Viet Nam va chuyen bay 600km cap cuu

Đội Cấp cứu đường không (AMET) gấp rút chuẩn bị trước giờ lên đường - Ảnh: BVCC

Thượng úy Khánh chia sẻ, ngay khi máy bay hạ cánh xuống Bunj, kíp đã trực tiếp tiến hành cấp cứu tại chỗ.

“Độ bão hoà oxy (SpO2) của bệnh nhân là 90% (mức thấp, dấu hiệu chuyển nặng). Chúng tôi cho người bệnh thở oxy, đồng thời trấn an, động viên và đưa bệnh nhân lên máy bay. Trong chuyến bay, F0 có biểu hiện mệt và khó thở tăng khi máy bay lên cao, nhưng đã được xử trí kịp thời”, Thượng úy Huỳnh Văn Khánh thông tin.

Sau khi vượt quãng đường 600km, đội Cấp cứu đường không đã chuyển và bàn giao bệnh nhân an toàn cho Bệnh viện cấp 2 cộng Ấn Độ ở Thủ đô Juba. Sau đó, kíp trở về Bentiu để tiếp tục cùng đồng đội thực hiện nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến 2.3.

Nam Sudan là quốc gia “non trẻ” nhất thế giới nằm ở Đông Phi, đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài suốt từ năm 2013. Hiện nhiều khu vực ở Nam Sudan vẫn bị tàn phá bởi các cuộc xung đột, người dân nơi đây vẫn phải đối mặt với nội chiến, nạn đói và bệnh tật.

Từ cuối tháng 3/2021, các cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến 2.3 Việt Nam lên đường đến Nam Sudan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Đây là lần thứ 3 nước ta tổ chức bệnh viện dã chiến tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế. 

Tình hình dịch Covid-19 ở Nam Sudan diễn biến phức tạp từ nửa cuối tháng 12 do sự bùng phát của biến chủng Omicron. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), riêng ngày 6/1, nước này ghi nhận 15.937 F0 mới, số ca đã hồi phục là 12.934 và số ca tử vong là 136. Tuy nhiên, số ca mắc thực tế có thể còn cao hơn nhiều lần bởi năng lực chẩn đoán Covid-19 ở Nam Sudan rất hạn chế.

Trong 9 tháng thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ, Đội AMET đã triển khai cấp cứu và vận chuyển bằng đường không 15 trường hợp, trong đó ngoài ca Covid-19 nặng nói trên còn có các ca nhồi máu cơ tim cấp, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa...

Xúc động tâm sự người lính mũ nồi xanh và hậu phương ngày Tết

Xa đất nước và người thân, xuân này, những người lính mũ nồi xanh Việt Nam tạm gác nỗi nhớ quê hương, gia đình để thực hiện sứ mệnh cao cả dưới lá cờ Liên hợp quốc cùng lời hứa thiêng liêng của “Bộ đội Cụ Hồ”.

Xuc dong tam su nguoi linh mu noi xanh va hau phuong ngay Tet
 Đại úy Nguyễn Thị Thu Ngân bế bé Bún - con gái đầu lòng của vợ chồng trung úy Lê Hồng Thanh và đại úy Lê Thị Hồng Vân đang làm nhiệm vụ tại Nam Sudan.
Tại Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam, vừa diễn ra cầu truyền hình giao lưu trực tuyến với Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 (BVDC 2.2) đang thực hiện nhiệm vụ tại Nam Sudan mang tên “Hành trình vì hòa bình”.

Đà Nẵng tháo dỡ bệnh viện dã chiến đưa ra Hải Dương

Công nhân khẩn trương tháo dỡ trang thiết bị tại bệnh viện dã chiến Tiên Sơn để đưa ra Hải Dương xây dựng cơ sở điều trị Covid-19.

Da Nang thao do benh vien da chien dua ra Hai Duong
Chiều nay (30/1), hàng chục công nhân có mặt tại bệnh viện dã chiến Tiên Sơn (Đà Nẵng) di chuyển thiết bị y tế tại đây, để đưa ra tỉnh Hải Dương xây dựng cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Các trang thiết bị được di chuyển đi là giường bệnh, quạt, máy móc, nệm… 

Sĩ quan tốt nghiệp chuyên ngành biệt động lên đường làm nhiệm vụ tại LHQ

Trước nụ cười hiền khô và dáng vẻ điềm đạm, ít ai biết Trung tá Trần Đức Hưởng đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động, từng có hai nhiệm kỳ công tác tại "điểm nóng" Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.

Ngày 12/3 vừa qua, Trung tá Trần Đức Hưởng (Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam) đã nhận quyết định của Chủ tịch nước đi thực hiện nhiệm vụ là Sĩ quan Tham mưu kế hoạch thuộc Phòng Kế hoạch quân sự, Văn phòng các Vấn đề quân sự, Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ).
Si quan tot nghiep chuyen nganh biet dong len duong lam nhiem vu tai LHQ

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, trao quyết định của Chủ tịch nước cho trung tá Trần Đức Hưởng sáng 12-3. Ảnh: TTXVN 

Gặp Trung tá Trần Đức Hưởng, trước nụ cười hiền khô và dáng vẻ điềm đạm, ít ai biết anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động, từng có hai nhiệm kỳ công tác tại "điểm nóng" Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan.

Trung tá Trần Đức Hưởng sinh năm 1983, quê quán tại xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Từ năm 2001-2006, anh là học viên Trường Sĩ quan Đặc công, Binh chủng Đặc công. Anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Đặc công, Chuyên ngành Biệt động.

Sau khi tốt nghiệp, từ năm 2006-2015, anh công tác tại Lữ đoàn Đặc công 5, Khoa Biệt động, Trường Sĩ quan Đặc công. Trong quá trình này, vào tháng 12-2014, anh đã tốt nghiệp Chỉ huy Tham mưu Lữ-Sư đoàn, Trường Học viện Lục quân Mỹ và Thạc sỹ Khoa học Quân sự về Nghiên cứu Chiến lược tại Mỹ

Từ năm 2016-nay, anh công tác tại Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Anh từng 2 lần được Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cử làm nhiệm vụ tại phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Si quan tot nghiep chuyen nganh biet dong len duong lam nhiem vu tai LHQ-Hinh-2

Trung tá Trần Đức Hưởng cùng các em học sinh bản địa trong nhiệm kỳ công tác tại Cộng hòa Trung Phi.

Trong đó, từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017, anh làm Sĩ quan Tham mưu Huấn luyện tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA). Từ tháng 11-2018 đến tháng 12-2019, anh làm Quan sát viên Quân sự tại Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan.

Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ trước khi lên đường, Trung tá Trần Đức Hưởng bày tỏ niềm hạnh phúc, vinh dự, tự hào và biết ơn. Vinh dự, tự hào vì đây là lần thứ 3 được nhận quyết định của Chủ tịch nước trong vòng 7 năm qua. Vinh dự vì sắp được công tác trên cương vị hoàn toàn mới tai một môi trường làm việc mới. Anh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thủ trưởng các cấp luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để ứng thi vào Trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Trung tá Trần Đức Hưởng khẳng định, ở vị trí công tác mới trong môi trường làm việc mới sẽ luôn giữ gìn, phát huy phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, quyết tâm khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; tích cực học tập, nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp quốc tế, đồng thời ý thức sâu sắc nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh.

Trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai của Việt Nam trúng tuyển làm việc tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc. Hồ sơ ứng thi từ các quốc gia thành viên cho một vị trí dao động từ 150-200 hồ sơ. Để được trúng tuyển, anh đã trải qua quy trình ứng thi gồm 4 vòng: Sơ tuyển hồ sơ, thi viết, thi phỏng vấn, thông báo kết quả. Trong đí, vòng thi phỏng vấn là "gay cấn" và khó khăn nhất. Ban phỏng vấn gồm 5 thành viên sẽ thay nhau hỏi ứng viên về các nội dung, khía cạnh khác nhau. Ứng viên hoàn thành nội dung phỏng vấn tốt nhất sẽ được lựa chọn.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho rằng, việc Trung tá Trần Đức Hưởng là sĩ quan thứ hai trúng tuyển đã góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước trong cộng đồng quốc tế. Đánh giá cao công tác chuẩn bị của Trung tá Trần Đức Hưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tin tưởng Trung tá Hưởng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ; đề nghị Trung tá Trần Đức Hưởng tận dụng tối đa vị trí công tác mới của mình để góp phần tham mưu hiệu quả cho quá trình Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Chia nhỏ không gian sống và dọn dẹp đón Tết

Thời gian trước tết luôn bận rộn với những cuộc hẹn, tiệc tùng, mua sắm... Việc chia nhỏ từng không gian trong nhà để dọn dẹp không chỉ giảm tải công việc mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.