Bác sĩ khuyến cáo ăn hải sản nhớ lấy 1 điều kẻo hại thân

Một người đàn ông sống tại Quảng Ninh có biểu hiện ngộ độc và tử vong tại bệnh viện. Nguyên nhân được cho là do ăn hàu sống.

Bác sĩ khuyến cáo ăn hải sản nhớ lấy 1 điều kẻo hại thân

Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí cho hay, ngày 24/9 có một người đàn ông (65 tuổi, trú tại TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) nhập viện cấp cứu. Theo gia đình bệnh nhân, sau khi ăn hàu tại nhà, bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều, đau bụng, đại tiện phân lỏng, sốt cao, mệt nhiều. Rất nhanh, người bệnh có biểu hiện huyết áp tụt, sốt cao, nổi ban nhiều trên da.

Bác sĩ Hoàng Thắng Văn- Phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nội Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, bệnh nhân nhập viện với biểu hiện điển hình của bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm độc có tiểu cầu giảm trên nền người bệnh xơ gan. Đây là một trong những yếu tố khiến bệnh diễn biến rất nhanh và nghiêm trọng. Chính vì vậy dù được các bác sĩ chăm sóc, điều trị tích cực nhưng người bệnh đã không qua khỏi.

Bac si khuyen cao an hai san nho lay 1 dieu keo hai than
Ảnh minh hoạ

Qua kết quả xét nghiệm cấy máu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (tả biển).

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này sống kí sinh trong hải sản như: Cá, cua, tôm, sò, ốc, hàu, hà,… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo:

- Không ăn hải sản sống hoặc tái hoặc hải sản bị hỏng, chết.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi

- Cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tương tự, ngày 30/6, một người đàn ông ở Hải Phòng đã ăn hải sản chưa nấu chín kèm với rượu. Ngay sau đó, nạn nhân cảm thấy đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.

Sau vài giờ, khi được chuyển đến viện, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng) kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng trên da, cân và cơ vùng tứ chi.

Khi cấy khuẩn xét nghiệm, 2 mẫu máu của bệnh nhân đều dương tính với vi khuẩn “ăn thịt người” V. vulnificus.

Sau 4 ngày tích cực điều trị, song bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

Nguyên tắc sống còn khi ăn hải sản không thể không biết

6 nguyên tắc ăn hải sản dưới đây sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ gây ngộ độc, dị ứng luôn rình rập.
 

Nguyên tắc sống còn khi ăn hải sản không thể không biết
Không nên uống bia khi ăn hải sản

Ăn hải sản theo cách này rước tỷ bệnh nguy hiểm vào người

Hải sản rất giàu dinh dưỡng và là món ăn ưa thích của nhiều người. Thế nhưng ít ai biết rằng ăn hải sản cũng phải 'đúng cách', nếu không muốn bị dị ứng, ngộ độc, hay gặp nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn hải sản theo cách này rước tỷ bệnh nguy hiểm vào người
Kiêng uống bia khi ăn hải sản

10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút

Gút (gout) là một dạng viêm khớp gây đau khớp dữ dội, xuất hiện bất ngờ với tần suất không đều đặn. Bệnh này là do thừa axit uric trong cơ thể.

10 thực phẩm kiêng kị đối với người bị bệnh gút
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut

Thịt đỏ: Một số loại thịt có hàm lượng purine cao. Cơ thể chuyển hóa purine thành axit uric. Nếu quá tải, axit uric có thể xâm nhập vào máu và gây bệnh gút. Thịt đỏ, đặc biệt là thịt cừu, có hàm lượng purine rất cao.

10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-2
Cá: Người bị bệnh gút nên tránh ăn một số loại cá có hàm lượng purine cao như cá trích, cá ngừ, cá thu, cá mòi và cá cơm. Kể cả với các loại cá có lượng purine thấp như cá hồi, người bệnh gút cũng chỉ nên ăn 1 đến 2 lần một tuần.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-3
Thịt thú rừng: Hãy tránh xa các loại thịt thú rừng, đặc biệt là thịt thỏ, thịt nai, thịt chim cút, thịt gà rừng hay thịt ngỗng nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Thịt các động vật này cũng chứa hàm lượng purine cao. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-4
Sò điệp: Bác sĩ khuyến cáo người bị bệnh gút không nên ăn hải sản, đặc biệt là sò điệp. Các loại hải sản cần kiêng khác bao gồm các loại động vật có vỏ cứng . Có thể ăn tôm, tôm hùm, cá hồi và cua, vì chúng có lượng purine thấp.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-5
Nội tạng động vật: Các loại nội tạng động vật là một dạng thực phẩm cấm kị đối với người mắc bệnh gút. Tốt nhất là hãy loại bỏ phần lưỡi, gan, cật, óc hay ức để giảm thiểu nguy cơ đau do gút.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-6
 Bia: Những người mắc bệnh gút nên tránh uống bia. Sự phân rã bia trong cơ thể làm tăng vọt hàm lượng axit uric. Bia còn gây mất nước và làm chậm quá trình đào thải axit uric của cơ thể.
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-7
Thức uống chứa đường: Các loại nước ngọt thường chứa lượng đường lỏng HFCS cao. Uống các thức uống này kích thích cơ thể sản sinh thêm axit uric, tăng nguy cơ bệnh gút. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-8
Một số loại rau: Chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau, nhưng vẫn cần tránh các loại rau có hàm lượng purine cao như măng tây, nấm, đậu Hà Lan, rau chân vịt và súp lơ.     
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-9
Một số loại trái cây: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh gút tránh một số loại trái cây có khả năng kích thích cơ thể sản sinh axit puric. Chà là, mận, vải thiều, cherry và lê là những trái cây cần kiêng. 
10 thuc pham kieng ki doi voi nguoi bi benh gut-Hinh-10
Các sản phẩm sữa nhiều béo: Có nhiều ý kiến trái chiều về tác động của các sản phẩm sữa đối với người bị bệnh gút. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy ăn nhiều phô mai và sữa chua làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh gút nên tránh uống quá nhiều sữa hay ăn quá nhiều kem. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.