Bắc Giang: Vẫn còn 84/762 trường cho học sinh nghỉ học

Đến sáng 11/9, tỉnh Bắc Giang vẫn còn 84/762 trường cho học sinh nghỉ học. Do ảnh hưởng nghiêm trọng của hoàn lưu bão số 3, một số nơi vẫn còn mưa lớn, ngập nặng.

Hiện nhiều trường ở Bắc Giang vẫn cho học sinh nghỉ học do trường lớp bị ngập nước, giao thông chia cắt  hoặc đang khắc phục hậu quả của bão...

Nhiều trường học nằm ven sông Thương, sông Cầu, có mực nước ở các sông tiếp tục dâng cao đe doạ sự an toàn của học sinh, giáo viên nên phải cho học sinh nghỉ học.

Tại thị xã Việt Yên, học sinh toàn xã Vân Hà, phường Quang Châu, Trường Tiểu học Tiên Sơn và một phần học sinh của Trường mầm non, Trường THCS Tiên Sơn phải nghỉ học do sống ở khu vực ngoài đê hoặc đường giao thông ở một số thôn bị ngập sâu.

Bac Giang: Van con 84/762 truong cho hoc sinh nghi hoc
Trường mầm non Khu Hựu ở huyện Lục Ngạn ngập sâu trong nước.

Học sinh ở 47 trường thuộc 15 xã trên địa bàn huyện Hiệp Hòa tạm nghỉ học. Đến thời điểm này, huyện Hiệp Hòa có số lượng cơ sở giáo dục phải cho học sinh nghỉ học nhiều nhất tỉnh. Mặc dù không có trường học ngập nước nhưng ở các xã nằm ven sông Cầu, tối 10/9, lũ tràn qua một đoạn đê bối ở thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh. Ông Phạm Văn Hà, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hiệp Hòa cho biết: “Để bảo đảm an toàn, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường phối hợp với các thôn và gia đình tăng cường công tác quản lý học sinh, thường xuyên nắm bắt tình hình thời tiết, nhất là những diễn biến bất thường có thể xảy ra do mưa lũ để ứng phó, bố trí phương án bảo vệ cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng, trang thiết bị dạy học”.

Trường THCS Vũ Xá (Lục Nam) cho học sinh nghỉ học do một số khu vực trên địa bàn xã bị ngập lụt.

Trở lại đi học từ ngày 9/9 nhưng đến sáng 11/9, học sinh của 4 trường thuộc xã Trí Yên và Đồng Phúc (Yên Dũng) cũng phải nghỉ học do nước sông Thương, sông Cầu dâng cao gây tràn đê bối mà địa phận các xã này gần nơi hợp lưu của các dòng sông. Huyện Lục Nam cho học sinh ở 4 trường học của xã Vũ Xá và Trường Giang nghỉ học.

Huyện Yên Thế tiếp tục cho học sinh tại 3 trường học ở xã Đông Sơn nghỉ học. Huyện Lạng Giang có 9 trường ở các xã Dương Đức, Xuân Hương và Quang Thịnh nghỉ học để bảo đảm an toàn.

Đến 7h ngày 11/9, cơ bản các cơ sở giáo dục ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn đã cho học sinh đi học trở lại, chỉ còn một vài trường đang khẩn trương hoàn thành việc khắc phục hậu quả của mưa lũ và sẽ cho các em đến trường từ ngày 12/9.

Trước diễn biến của lũ trên các sông, ông Tạ Việt Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Bắc Giang cho biết: “Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường không được chủ quan, lơ là, tiếp tục duy trì nghiêm lực lượng ứng trực, phòng, chống thiên tai, tập trung cao chỉ đạo, triển khai khắc phục hậu quả mưa bão, bảo đảm an toàn trường học, cố gắng tối đa để đưa học sinh trở lại trường học tập sớm nhất. Sở GD&ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP căn cứ tình hình thực tế chỉ đạo Phòng GD&ĐT và các trường mầm non, tiểu học, THCS, nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì cho học sinh trở lại trường. Trường hợp chưa bảo đảm điều kiện an toàn thì cho học sinh nghỉ học để khẩn trương khắc phục thiệt hại và bố trí cho học sinh học bù vào thời gian thích hợp”.

>>> Mời độc giả xem video Nước sông Hồng dâng cao, nhiều diện tích ven sông ngập úng?

Người dân không nên tích trữ nhu yếu phẩm quá mức cần thiết

Bộ Công Thương vừa đưa ra khuyến cáo người dân bình tĩnh, dự trữ thực phẩm, nguồn nhu yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết.

Từ trưa 10/9, nhiều người dân Hà Nội lại đổ vào các siêu thị, các chợ để mua lương thực, thực phẩm tích trữ, do dự báo Hà Nội có thể úng ngập.

Nguoi dan khong nen tich tru nhu yeu pham qua muc can thietCác địa phương đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Nguồn Báo PNVN

Đặc biệt, người dân đổ xô đi mua gạo để dự trữ những ngày mưa lũ. Tuy nhiên, theo khảo sát của PV tại một số khu vực ở Hà Nội, nhiều đại lý gạo cho biết, nguồn cung gạo dồi dào, giá cả ổn định nên người dân không lo thiếu gạo.

Về mặt hàng rau xanh, trong ngày 10/9, do ảnh hưởng của mưa, bão, giá rau xanh tại một số chợ dân sinh trên địa bàn TP Hà Nội đã tăng.

Tại các siêu thị, giá rau củ vẫn tương đổi ổn định, nhưng trên kệ chỉ còn vài loại rau bắp cải, xà lách. Do lo ngại tình trạng rau xanh, thực phẩm sẽ cháy hàng và giá cao trong thời gian tới, nhiều người dân đã có xu hướng mua rau dự trữ. Các loại thực phẩm như thịt, cá thì vẫn giữ mức giá ổn định.

Tại một số hệ thống siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội, người dân đổ dồn về siêu thị mua mì tôm, sữa... để tích trữ. Lượng khách hàng mua gạo cũng tăng. Giám đốc siêu thị Co.op Mart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, ngày hôm nay 10/9, lượng khách đến siêu thị mua sắm tương đối đông, chủ yếu mua hàng thực phẩm thiết yếu, lương thực, thực phẩm và hàng đi từ thiện. Mặt hàng gạo thì sức mua tăng hơn, lượng hàng dồi dào, giá bình ổn, đủ cung ứng nhu cầu của người dân.

Theo nhận định của Sở Công Thương các địa phương, nguồn cung hàng hóa thiết yếu sẽ được bảo đảm và cung ứng đủ cho người tiêu dùng trước, trong và sau bão.

Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phực tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 Yagi đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ Nhân dân. Do vậy người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

Trong bối cảnh các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và dự báo các địa phương như Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương... cũng sẽ có hiện tượng ngập lụt, Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương chuẩn bị, phân phối hàng hoá.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã có Công văn số 6813/BCT-TTTN gửi sở Công Thương tại 35 tỉnh/thành phố để chuẩn bị, điều phối hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng xăng dầu nói riêng để kịp thời cung ứng, đảm bảo số lượng hàng hóa, lương thực, thực phẩm sẵn sàng huy động đưa ra thị trường phục vụ nhân dân.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương thường xuyên và liên tục liên hệ, chỉ đạo sở Công Thương, các doanh nghiệp phân phối, nhà cung cấp hàng hóa quy mô lớn cập nhật diễn biến thị trường hàng hóa tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng mua lũ, đặc biệt là các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và một số tỉnh thành khác bị chia cắt, cô lập do bão và hoàn lưu bão gây ra để tập trung hỗ trợ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho các địa phương.

Qua báo cáo tình hình từ các sở Công Thương đến ngày 10/9, nguồn cung hàng hóa và giá cả các mặt hàng thiết yếu cơ bản ổn định, không có sự thay đổi nhiều về giá, trừ một số loại rau xanh có tăng giá nhẹ do khó bảo quản.

Đối với các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát tình hình của các địa phương và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 để có chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phương trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng điều tiết và vận chuyển hàng hóa, trong đó có mặt hàng xăng dầu phục vụ người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Theo cập nhật của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), về cơ bản hệ thống phân phối, bán lẻ vẫn phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, kể cả ở những vùng đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3.

>>> Mời độc giả xem thêm video Các siêu thị đồng loạt giảm giá để hỗ trợ người dân sau bão:

 

Nghệ An: Xuyên đêm nấu bánh gửi đồng bào vùng lũ miền Bắc

Người dân Nghệ An đang chung tay, khẩn trương gói hàng ngàn chiếc bánh chưng, bánh tét để vận chuyển đến đồng bào vùng lũ các tỉnh phía Bắc.

Nghe An: Xuyen dem nau banh gui dong bao vung lu mien Bac

Nhằm chia sẻ, động viên với những khó khăn của đồng bào nơi tâm lũ, hàng nghìn chiếc bánh chưng đang được người dân xứ Nghệ tất bật chuẩn bị để gửi ra vùng lũ các tỉnh miền Bắc.

Nghe An: Xuyen dem nau banh gui dong bao vung lu mien Bac-Hinh-2
 Sau khi có lời kêu gọi phát động gói bánh gửi đồng bào vùng lũ, rất đông người dân xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã mang theo những bao nếp, lá dong, đùm thịt đến nhà văn hóa thôn gói bánh chưng để ủng hộ bà con vùng lũ các tỉnh phía Bắc.

Lũ trên sông Hồng vượt báo động 2

Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức báo động 2.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 5h sáng 11/9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 10,76m, trên báo động 2 là 0,26m.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.