Ba quân bài chiến lược của Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine

Ba quân bài chiến lược của Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine

Với ba quân bài chiến lược trong tay, Nga có thể tự tin đối đầu với cả phương Tây, trong cuộc xung đột tại Ukraine đang ngày càng trở nên nóng bỏng.

Kể từ khi Quân đội Ukraine chuyển từ phòng ngự sang phản công, họ đã giành lại được một vùng đất rộng lớn từ tay Quân đội Nga, bao gồm cả  thành phố Kherson, thành phố mới được “sáp nhập” vào Liên bang Nga trong cuộc “trưng cầu dân ý” do Nga tiến hành vào hồi cuối tháng 9 vừa qua.
Kể từ khi Quân đội Ukraine chuyển từ phòng ngự sang phản công, họ đã giành lại được một vùng đất rộng lớn từ tay Quân đội Nga, bao gồm cả thành phố Kherson, thành phố mới được “sáp nhập” vào Liên bang Nga trong cuộc “trưng cầu dân ý” do Nga tiến hành vào hồi cuối tháng 9 vừa qua.
Ban đầu, quân đội Nga đã có chút bất ngờ, với sự phản kháng từ phía Ukraine. Thậm chí, viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho Ukraine là quá nhanh, vượt qua mọi dự tính ban đầu của Moscow.
Ban đầu, quân đội Nga đã có chút bất ngờ, với sự phản kháng từ phía Ukraine. Thậm chí, viện trợ quân sự của Mỹ và NATO cho Ukraine là quá nhanh, vượt qua mọi dự tính ban đầu của Moscow.
Bên cạnh thất bại trên chiến trường, vấn đề kinh tế của Nga cũng nổi cộm, do các biện pháp trừng phạt quy mô lớn của phương Tây; tình hình tài chính của Nga tiếp tục xấu đi, thu nhập ngoại hối giảm mạnh. Với sức mạnh kinh tế hiện tại của Nga, rất khó để hỗ trợ nhu cầu của các cuộc xung đột dài hạn.
Bên cạnh thất bại trên chiến trường, vấn đề kinh tế của Nga cũng nổi cộm, do các biện pháp trừng phạt quy mô lớn của phương Tây; tình hình tài chính của Nga tiếp tục xấu đi, thu nhập ngoại hối giảm mạnh. Với sức mạnh kinh tế hiện tại của Nga, rất khó để hỗ trợ nhu cầu của các cuộc xung đột dài hạn.
Trong khi đó, Mỹ và một số quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp viện trợ vũ khí cho Ukraine. Phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về việc sẵn sàng cung cấp bổ sung khí tài quân sự cho Ukraine, bao gồm cả các loại vũ khí mới nhất, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 11/10 cho rằng, đây là minh chứng cho thấy, Mỹ đã là “một phần của cuộc xung đột” hiện nay ở Ukraine.
Trong khi đó, Mỹ và một số quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp viện trợ vũ khí cho Ukraine. Phản ứng trước tuyên bố của Mỹ về việc sẵn sàng cung cấp bổ sung khí tài quân sự cho Ukraine, bao gồm cả các loại vũ khí mới nhất, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 11/10 cho rằng, đây là minh chứng cho thấy, Mỹ đã là “một phần của cuộc xung đột” hiện nay ở Ukraine.
Từ việc Ukraine tiến hành phản công và đạt được một số bước tiến trên chiến trường đến lời cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Nga Putin, vụ đánh bom xe trên cầu Crimea; tất cả đã làm thay đổi bản chất và nhịp độ của cuộc xung đột. Vậy câu hỏi đặt ra ở thời điểm hiện tại là Nga đang có lợi thế gì trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Từ việc Ukraine tiến hành phản công và đạt được một số bước tiến trên chiến trường đến lời cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân của Tổng thống Nga Putin, vụ đánh bom xe trên cầu Crimea; tất cả đã làm thay đổi bản chất và nhịp độ của cuộc xung đột. Vậy câu hỏi đặt ra ở thời điểm hiện tại là Nga đang có lợi thế gì trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Mặc dù Nga phải triệt thoái khỏi một số khu vực mà họ đã kiểm soát từ đầu cuộc chiến, nhưng quân Nga vẫn kiểm soát phần lớn diện tích 4 tỉnh miền Đông Ukraine. Đặc biệt họ nắm trong tay 3 con bài chiến lược, để có thể duy trì được tình hình hiện nay và phát triển hơn sau khi có những “chệch choạc” nhất định trên chiến trường.
Mặc dù Nga phải triệt thoái khỏi một số khu vực mà họ đã kiểm soát từ đầu cuộc chiến, nhưng quân Nga vẫn kiểm soát phần lớn diện tích 4 tỉnh miền Đông Ukraine. Đặc biệt họ nắm trong tay 3 con bài chiến lược, để có thể duy trì được tình hình hiện nay và phát triển hơn sau khi có những “chệch choạc” nhất định trên chiến trường.
Con bài chiến lược lớn thứ nhất là cơ cấu dân tộc tương đối đơn nhất của Nga, hiện nay Nga có khoảng 140 triệu người, trong đó người Nga chiếm 77%, chủ yếu phân bố ở các khu vực phát triển của Nga, còn các dân tộc thiểu số phân bố ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh của nước Nga rộng lớn.
Con bài chiến lược lớn thứ nhất là cơ cấu dân tộc tương đối đơn nhất của Nga, hiện nay Nga có khoảng 140 triệu người, trong đó người Nga chiếm 77%, chủ yếu phân bố ở các khu vực phát triển của Nga, còn các dân tộc thiểu số phân bố ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa hẻo lánh của nước Nga rộng lớn.
Dân tộc Nga là dân tộc chính và nắm giữ đại đa số tài nguyên, đảm bảo sự ổn định của nhà nước Nga. Mặc dù nước Nga có lãnh thổ chiếm 1/6 diện tích Trái đất, nhưng việc các nước phương Tây chia rẽ nước Nga từ bên trong đã khó, chia cắt nước Nga còn khó hơn.
Dân tộc Nga là dân tộc chính và nắm giữ đại đa số tài nguyên, đảm bảo sự ổn định của nhà nước Nga. Mặc dù nước Nga có lãnh thổ chiếm 1/6 diện tích Trái đất, nhưng việc các nước phương Tây chia rẽ nước Nga từ bên trong đã khó, chia cắt nước Nga còn khó hơn.
Con bài lớn thứ hai là vũ khí hạt nhân, Nga là quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất thế giới, để bảo vệ một diện tích rộng lớn như vậy nhất định phải dựa vào vũ khí hạt nhân.
Con bài lớn thứ hai là vũ khí hạt nhân, Nga là quốc gia có diện tích đất liền lớn nhất thế giới, để bảo vệ một diện tích rộng lớn như vậy nhất định phải dựa vào vũ khí hạt nhân.
Mặc dù thực lực kinh tế của Nga không mạnh bằng phương Tây, chi phí quân sự cũng thấp hơn; nhưng với việc phát triển và sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân, các nước phương Tây không dám “khinh suất” trong khiêu khích Nga.
Mặc dù thực lực kinh tế của Nga không mạnh bằng phương Tây, chi phí quân sự cũng thấp hơn; nhưng với việc phát triển và sở hữu số lượng lớn vũ khí hạt nhân, các nước phương Tây không dám “khinh suất” trong khiêu khích Nga.
Con bài chiến lược quan trọng cuối cùng là năng lượng, lương thực và tài nguyên thiên nhiên. Sau khi đường ống dẫn khí Phương Bắc 1 bị “cố ý phá hoại”, thì Liên minh châu Âu gần như cắt đứt liên hệ năng lượng với Nga, nguồn thu từ năng lượng của Nga giảm sút.
Con bài chiến lược quan trọng cuối cùng là năng lượng, lương thực và tài nguyên thiên nhiên. Sau khi đường ống dẫn khí Phương Bắc 1 bị “cố ý phá hoại”, thì Liên minh châu Âu gần như cắt đứt liên hệ năng lượng với Nga, nguồn thu từ năng lượng của Nga giảm sút.
Tuy nhiên, năng lượng là một loại “tiền tệ cứng” trên thị trường quốc tế, nhiều quốc gia (ngoại trừ các nước phương Tây) vẫn có nhu cầu, và Nga vẫn có thể kiếm được thu nhập ngoại hối. Bằng cách duy trì thương mại năng lượng với các nước khác, Nga có thể tiếp tục mua các bộ phận mà họ cần, có thể hỗ trợ sản xuất quân sự của Nga và Nga có khả năng tiếp tục chiến đấu.
Tuy nhiên, năng lượng là một loại “tiền tệ cứng” trên thị trường quốc tế, nhiều quốc gia (ngoại trừ các nước phương Tây) vẫn có nhu cầu, và Nga vẫn có thể kiếm được thu nhập ngoại hối. Bằng cách duy trì thương mại năng lượng với các nước khác, Nga có thể tiếp tục mua các bộ phận mà họ cần, có thể hỗ trợ sản xuất quân sự của Nga và Nga có khả năng tiếp tục chiến đấu.
Nga là nước lớn về năng lượng, nhưng về lương thực, không những có thể “tự cung tự cấp” mà còn có thể xuất khẩu để tăng thu nhập. Có lương thực trong tay và xã hội ổn định, cuộc sống cơ bản của người Nga có thể được đảm bảo, và sẽ không có vấn đề lớn nào xảy ra trong nước. Miễn là đất nước ổn định, Nga có thể tiếp tục kéo dài cuộc chiến.
Nga là nước lớn về năng lượng, nhưng về lương thực, không những có thể “tự cung tự cấp” mà còn có thể xuất khẩu để tăng thu nhập. Có lương thực trong tay và xã hội ổn định, cuộc sống cơ bản của người Nga có thể được đảm bảo, và sẽ không có vấn đề lớn nào xảy ra trong nước. Miễn là đất nước ổn định, Nga có thể tiếp tục kéo dài cuộc chiến.
Với diện tích lãnh thổ chiếm 1/6 Trái đất, Nga sở hữu nhiều khoáng sản tự nhiên có giá trị. Hiện nay Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, kim cương, đồng, vàng, niken, nhôm, titan, crom... Nga là nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, thứ hai về coban và bạch kim, thứ ba về vàng, niken và lưu huỳnh, thứ tư về bạc và phốt phát, và thứ năm về quặng sắt.
Với diện tích lãnh thổ chiếm 1/6 Trái đất, Nga sở hữu nhiều khoáng sản tự nhiên có giá trị. Hiện nay Nga là quốc gia khai thác và xuất khẩu hàng đầu về dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, kim cương, đồng, vàng, niken, nhôm, titan, crom... Nga là nước sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, thứ hai về coban và bạch kim, thứ ba về vàng, niken và lưu huỳnh, thứ tư về bạc và phốt phát, và thứ năm về quặng sắt.
Với nền công nghiệp quốc phòng phát triển hàng đầu thế giới, với tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Nga có thể cung cấp vũ khí toàn diện cho Quân đội nước này chiến đấu trong một cuộc chiến tổng lực kéo dài. Từ những yếu tố trên, có thể kết luận là Nga rất khó thua trong cuộc xung đột này.
Với nền công nghiệp quốc phòng phát triển hàng đầu thế giới, với tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Nga có thể cung cấp vũ khí toàn diện cho Quân đội nước này chiến đấu trong một cuộc chiến tổng lực kéo dài. Từ những yếu tố trên, có thể kết luận là Nga rất khó thua trong cuộc xung đột này.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.