Ba phương án tháo gỡ dự án vướng đất công tại TP HCM

(Kiến Thức) - Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất 3 phương án xử lý phần đất thuộc Nhà nước quản lý trong dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp (dự án có đất công), thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM.

Phương án 1, HoREA đề nghị TP HCM cho phép giao phần đất rạch, bờ đất, đường do Nhà nước quản lý có hình dạng bất định hình (không thể xác định chỉ tiêu quy hoạch thành một dự án độc lập), nằm xen cài rải rác trong dự án nhà ở cho chủ đầu tư mà không phải thực hiện đấu giá.
Giá trị phần đất này được xác định theo "giá đất cụ thể" phù hợp giá thị trường theo quy định của pháp luật đất đai, khi tính tiền sử dụng đất dự án để nộp ngân sách nhà nước, như cách làm hiện nay.
Phương án 2, TP HCM thực hiện chuyển đổi quyền sử dụng đất rạch, bờ đất, đường thuộc Nhà nước quản lý theo cơ chế "chuyển đổi quyền sử dụng đất" và "dồn điền đổi thửa". Cơ chế chuyển đổi được áp dụng là đổi ngang "đất thô", các thửa đất (cũ) thuộc Nhà nước quản lý nằm rải rác trong khu vực đất dự kiến đầu tư, được dồn lại thành một thửa đất (mới) ở ranh khu vực đất để Nhà nước sử dụng hoặc bán đấu giá.
Sau khi "dồn điền đổi thửa", doanh nghiệp sẽ chỉ lập dự án nhà ở thương mại trên phần đất còn lại. Nếu tổ chức đấu giá thì doanh nghiệp đã có quỹ đất liền kề sẽ tham gia và chấp nhận cả mức giá cao nhất để sau đó hợp thửa vào dự án.
Ba phuong an thao go du an vuong dat cong tai TP HCM
 
Phương án 3, trong trường hợp diện tích các phần đất rạch, bờ đất, đường nằm trong dự án nhà ở, do Nhà nước quản lý, có hình dạng xác định, quy mô lớn, có thể xác định chỉ tiêu quy hoạch xây dựng để hình thành dự án độc lập, xác định được giá khởi điểm nên thực hiện đấu giá đất, hoặc đấu thầu dự án để lựa chọn chủ đầu tư.
Theo HoREA, cả phương án 1 và 2 đều có thể thực hiện ngay vì có căn cứ pháp luật. Phương án 2 có lợi cho Nhà nước, vừa thực hiện đổi ngang đất thô, vừa tích tụ được quỹ đất (mới) tập trung, có giá trị cao hơn, so với nhiều thửa đất nhỏ, bất định hình, nằm rải rác trước đây. Doanh nghiệp có bị thiệt thòi vì không còn quỹ đất rạch, bờ đất, đường để phát triển dự án như trước đây. Nhưng họ cũng được lợi vì quy trình thủ tục phê duyệt dự án sẽ thuận lợi và nhanh hơn.
Trong khi đó, để thực hiện phương án 2, UBND TP cần quy định diện tích tối thiểu của các phần đất thuộc Nhà nước quản lý cộng gộp lại, có thể từ 1.000 m2 trở lên. Nếu dưới diện tích này, giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án và nộp ngân sách nhà nước theo phương pháp xác định giá đất cụ thể.
Riêng đối với dự án nhà chung cư cao tầng, tùy theo từng dự án, nếu phần đất thuộc Nhà nước quản lý có diện tích đủ để xây dựng từ một block nhà chung cư trở lên, giao phần đất này cho Nhà nước sử dụng xây dựng nhà chung cư hoặc đấu giá để tạo nguồn thu nhằm phát triển nhà ở xã hội. Nếu phần diện tích đất này không đủ để xây dựng một block nhà chung cư thì đề nghị áp dụng phương án 1 để đảm bảo quy hoạch phát triển đô thị.

Những vụ "xẻ thịt" đất vàng Hà Nội gây sốc dư luận

(Kiến Thức) - Liên tiếp các vụ “xẻ thịt” đất công ở Hà Nội bị phanh phui khiến cho dư luận đặt câu hỏi: phải chăng, đất công đang là miếng bánh ngon, là chùm khế ngọt?

Ngày 24/4/2017, Báo Tiền Phong đưa tin: Trước thông tin được báo chí phản ánh về tình trạng hơn 6000 m2 đất công trên đường Phan Kế Bính (Hà Nội) bị biến thành nhà hàng, bãi đỗ xe, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu UBND quận Ba Đình rà soát, báo cáo về công tác quản lý, sử dụng đất tại địa bàn. 
Nhung vu "xe thit" dat vang Ha Noi gay soc du luan
 Đất công trên đường Phan Kế Bính bị biến thành nhà hàng, bãi đỗ xe. Ảnh: Tiền Phong.
Vụ việc kể trên  không phải là lần đầu đất công ở Hà Nội bị "xẻ thịt. Trước đó không lâu, ngày 9/4, báo Công Lý thống kê một loạt các sai phạm về quản lý, sử dụng đất công. Cụ thể, phần đất công thuộc quản lý của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch được Nhà nước cấp đất cho mục đích xây dựng các công trình phục vụ nghiên cứu, giáo dục. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, hàng loạt các ki ốt “mọc” lên trên đất do Viện quản lý mà không liên quan gì đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Những khu đất bị ông Đoàn Ngọc Hải đề nghị thanh tra giờ ra sao?

Theo ghi nhận, những khu đất, căn nhà mà ông Đoàn Ngọc Hải báo cáo với đoàn giám sát HĐND TPHCM sẽ tiến hành tái thanh tra xuống cấp, làm mất mỹ quan đô thị.

Tại buổi làm việc với UBND quận 1 về quản lý và sử dụng đất công, đại diện UBND quận 1, ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định sẽ tổng rà soát tổng thể đất công của quận là 309 địa chỉ. Trong đó, khối hành chính sự nghiệp là 204 địa chỉ, khối Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận là 105 địa chỉ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.