Ba loại vũ khí của Mỹ mà Ukraine và Israel đều rất cần

Trong bối cảnh hai cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas leo thang, xuất hiện nhiều lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc đáp ứng nhu cầu vũ khí cho cả Kiev và Tel Aviv.

Ba loại vũ khí của Mỹ mà Ukraine và Israel đều rất cần
Tại châu Âu, xung đột Nga-Ukraine bước sang tháng thứ 20 mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Còn tại Trung Đông, xung đột giữa Israel và phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas (kiểm soát Dải Gaza, Palestine) cũng đang leo thang nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng.
Hai cuộc xung đột này đang đặt ra thách thức cho Mỹ - quốc gia cam kết “sát cánh” với Israel và Ukraine - về năng lực đáp ứng nhu cầu vũ khí cho cả hai nước, theo tờ The New York Times.
Với lời hứa ban đầu sẽ gửi vũ khí cho cả Israel và Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 19-10 làm rõ rằng Mỹ không đặt cuộc chiến nào ưu tiên hơn so với cuộc chiến còn lại.
Tuy nhiên, vài giờ trước đó, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hàng chục nghìn quả đạn pháo 155 mm mà Washington hứa viện trợ cho Kiev sẽ được chuyển tới Tel Aviv.
Ba loai vu khi cua My ma Ukraine va Israel deu rat can
 
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước toàn quốc từ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, thủ đô Washington D.C (Mỹ) hôm 19-10. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Theo The New York Times, câu chuyện những quả đạn pháo trên là một ví dụ về loại vũ khí mà cả Ukraine và Israel đều cần, đặt ra thách thức cho Mỹ trong việc đảm bảo khả năng cung cấp cho cả hai.
The New York Times dẫn nhận định của ông Mark F. Cancian - cựu chiến lược gia vũ khí của Nhà Trắng và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS - Mỹ, nghiên cứu về các vấn đề quốc tế) rằng “sẽ có sự đánh đổi” trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel.
Theo ông Cancian, sở dĩ có sự đánh đổi trên là vì các hệ thống vũ khí trên toàn cầu hiện nay đã cạn kiệt và các nhà sản xuất đang phải vật lộn để theo kịp nhu cầu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Ukraine và Israel đang tham gia các hình thức tác chiến khác nhau và có những khả năng cũng như nhu cầu khác nhau về vũ khí.
“Sẽ có rất ít sự trùng lặp giữa những gì chúng tôi sẽ cung cấp cho Israel và những gì chúng tôi cung cấp cho Ukraine” - ông Michael J. Morell - cựu phó giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nói.
Dù vậy, theo các chuyên gia, vẫn có một số vũ khí chủ chốt của Mỹ mà cả Israel và Ukraine đều cần.
Đạn pháo
Có lẽ hơn bất kỳ loại vũ khí nào khác, nhu cầu về đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ gia tăng bởi vì cả Israel và Ukraine đều sử dụng loại đạn này để tấn công các mục tiêu trong phạm vi vài chục km.
 Đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO. Ảnh: QUÂN ĐỘI MỸ
Đạn pháo 155 mm theo tiêu chuẩn NATO. Ảnh: QUÂN ĐỘI MỸ
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ hồi tháng 2-2022, Mỹ đã gửi cho Ukraine hơn hai triệu quả đạn pháo 155 mm. Vào tháng 1, Lầu Năm Góc cho biết sẽ khai thác kho dự trữ của Mỹ ở Israel và vận chuyển hàng trăm nghìn quả đạn pháo 155 mm tới Ukraine.
Mỹ đặt kho vũ khí tại Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington ở Trung Đông, để nhanh chóng cung cấp vũ khí cho toàn khu vực khi cần thiết.
Khoảng một nửa số đạn pháo trong kho dự trữ ở Israel đã được chuyển đi vào mùa đông năm 2022. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Lầu Năm Góc hiện có kế hoạch chuyển một số phần còn lại cho Lực lượng Phòng vệ Israel.
Bình luận về thông tin trên, Thiếu tá Charlie Dietz - phát ngôn viên Lầu Năm Góc - từ chối thảo luận chi tiết về bất kỳ hoạt động chuyển giao vũ khí nào nhưng cho biết ưu tiên hàng đầu của Mỹ “là đảm bảo Israel có các nguồn lực cần thiết trong thời gian này”.
Một quan chức khác của Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất Israel và Ukraine có thể nhận các loại đạn dược khác nhau để tránh trùng lặp. Theo quan chức này, Mỹ có thể cung cấp cho Israel đạn pháo dẫn đường chính xác để tấn công các mục tiêu ở khu vực đô thị đông đúc. Trong khi đó, Washington có thể chuyển giao đạn chùm cho Ukraine để tấn công hiệu quả các mục tiêu nằm rải rác trên chiến trường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Ukraine đang sử dụng đạn pháo với tốc độ chóng mặt, được cho là hàng nghìn quả đạn mỗi ngày kể từ khi Kiev bắt đầu chiến dịch phản công. Điều này khiến các quan chức Ukraine cũng như phương Tây lo ngại rằng kho đạn dược của Kiev sẽ sớm cạn kiệt.
Việc này đặt ra áp lực cho các nhà sản xuất vũ khí ở Mỹ và châu Âu. Các nhà phân tích nhận định có thể sẽ phải mất nhiều năm nữa phương Tây mới bổ sung đầy đủ vào kho dự trữ của mình và đáp ứng nhu cầu của Ukraine. Đó là chưa kể đến nhu cầu của Israel.
Bom thông minh
Sau khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ hôm 7-10, Mỹ gửi cho Israel lô vũ khí bao gồm khoảng 1.000 quả bom thông minh đường kính nhỏ phóng từ máy bay, có gắn hệ thống định vị GPS để theo dõi và tấn công các mục tiêu.
Các quan chức Mỹ cho biết Tel Aviv đang thúc giục Washington cung cấp thêm vũ khí này, bao gồm phiên bản sử dụng trên mặt đất mà Mỹ cam kết trước đó.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng Israel và Ukraine sẽ không phải cạnh tranh nhau những lô hàng bom thông minh từ Mỹ vì Washington được cho là sở hữu số lượng khủng loại vũ khí này.
Cụ thể, một tướng không quân Mỹ nói với The New York Times rằng kể từ năm 2018, Lầu Năm Góc mua hơn 34.000 quả bom thông minh. Về phía Israel, kể từ năm 2010, nước này cũng mua hơn 8.500 quả bom thông minh đường kính nhỏ từ Mỹ, theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI - Thụy Điển, nghiên cứu về các vấn đề xung đột và hợp tác).
Tên lửa Stinger
Tính đến thời điểm hiện tại, Israel và Ukraine dựa vào các hệ thống rất khác nhau để ngăn chặn các cuộc không kích.
Đối với Israel, hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome) được xem như xương sống của lực lượng phòng không nước này. Trong khi đó, Ukraine chủ yếu sử dụng các hệ thống phòng không do phương Tây cung cấp như hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ và một số hệ thống khác từ Đức, Na Uy.
 Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa Stinger trên chiến trường hồi tháng 5. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa Stinger trên chiến trường hồi tháng 5. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán rằng trong thời gian tới, cả Ukraine và Israel đều muốn củng cố hệ thống phòng không bằng tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ vì loại vũ khí này có tính cơ động cao và rẻ hơn nhiều so với tên lửa Patriot.
Việc giá thành rẻ cũng khiến Stinger thích hợp trong việc ứng phó các máy bay không người lái (UAV) giá rẻ của Nga và các rocket giá rẻ của Hamas.
Chuyên gia Cancian dự đoán Israel có thể đặc biệt cần Stinger, nhất là khi nước này đang chuẩn bị cho cuộc đổ bộ vào Dải Gaza bởi vì tính cơ động của Stinger phù hợp cho tác chiến đô thị hơn nhiều hệ thống phòng không khác.
Trước dự đoán về nhu cầu tên lửa Stinger có thể gia tăng, ông Cancian lưu ý rằng kho dự trữ Stinger của Mỹ hiện nay “cực kỳ hạn chế” và số lượng sản xuất mới cũng rất ít.

Thông điệp Liên bang Mỹ: Để vượt thách thức thời đại

Xung đột Nga-Ukraine và chính sách đối nội là hai chủ đề trọng tâm trong Thông điệp Liên bang Mỹ đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden ngày 1/3.

Thông điệp Liên bang Mỹ: Để vượt thách thức thời đại
Thong diep Lien bang My: De vuot thach thuc thoi dai
Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang Mỹ ngày 1/3. (Nguồn: AP) 
Bối cảnh của Thông điệp Liên bang Mỹ năm nay có nhiều thay đổi so với năm ngoái. Đây là bản Thông điệp Liên bang chính thức đầu tiên kể từ khi ông Joe Biden làm Tổng thống. Bởi lẽ, phát biểu ngày 29/4/2021 không có sự hiện diện đầy đủ của các nghị sĩ và chỉ được coi như phát biểu thông thường trước lưỡng viện, thay vì một Thông điệp Liên bang

Thành phố phát triển không ngờ vì xung đột Nga - Ukraine

Những chuyến hàng viện trợ vũ khí của phương Tây cho Ukraine chống quân Nga đã biến thành phố biên giới Rzeszow của Ba Lan trở thành nơi phát triển không ngờ.

Thành phố phát triển không ngờ vì xung đột Nga - Ukraine

Các xe bọc thép nối đuôi nhau chạy trên đường băng sân bay. Các khẩu đội tên lửa Patriot do Mỹ triển khai ở Rzeszow từ tháng 3, đang rà quét bầu trời phía trên thành phố đông nam Ba Lan. Các máy bay quân sự hạ cánh, bốc dỡ hàng, rồi cất cánh gần như suốt ngày đêm.

Bên trong sảnh đến của sân bay Rzeszow, một vài tình nguyện viên nước ngoài chiến đấu cho Kiev ở Ukraine, bao gồm cả một cựu quân nhân Mỹ, đang thu dọn hành lý của họ.

Thanh pho phat trien khong ngo vi xung dot Nga - Ukraine

Các lực lượng Mỹ và NATO cùng khí tài xuất hiện trên trục đường chính chạy qua sân bay Rzeszow ở Ba Lan, gần biên giới Ukraine. Ảnh: WSJ

Sân bay nằm ngay phía bắc Rzeszow trước đây từng tiếp đón chỉ một vài chuyến bay mỗi ngày. Tuy nhiên, chiến sự Nga - Ukraine đã biến sân bay thành nơi trung chuyển chính cho các vũ khí phương Tây viện trợ cho Kiev. Hoạt động cũng đang biến đổi chính thành phố biên giới này.

Hồi đầu năm nay, Rzeszow, nơi chỉ cách biên giới Ukraine một giờ đi tàu, là thành phố lớn thứ 15 ở Ba Lan với dân số chưa đến 200.000 người. Kể từ khi giao tranh bùng phát ở Ukraine, khoảng 100.000 người tị nạn đã đến đây. Tùy thuộc vào số lượng người tị nạn lưu lại, thành phố hiện có thể lớn thứ 10 ở Ba Lan.

Theo tạp chí The Economits, các công dân Ukraine không phải là những người duy nhất mới đến Rzeszow. Các nhà ngoại giao nước ngoài, binh lính Mỹ và các nhân viên cứu trợ đang xuất hiện tràn ngập tại các khách sạn và nhà hàng trong thành phố. Một nhân viên phục vụ tỏ ra ngạc nhiên khi một khách hàng nói tiếng Ba Lan.

Thị trưởng Konrad Fijolek kể, lúc chiến sự mới bùng phát, nhiều người đã đặt câu hỏi về địa điểm xây dựng các trại tị nạn trong thành phố. Cho đến nay vẫn chưa có cơ sở nào như vậy. Chỉ một phần nhỏ những người đi sơ tán sống trong những nơi trú chân tạm thời. Số còn lại được người dân địa phương tiếp nhận hoặc tự thuê nơi ở.

Ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng, các chuyến hàng viện trợ khẩn cấp, được chất trên xe buýt, xe tải và xe khách, bắt đầu lăn bánh từ Rzeszow đến miền tây Ukraine. Ngày 22/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Rzeszow là "thành phố cứu tinh" của quốc gia Đông Âu này.

Thanh pho phat trien khong ngo vi xung dot Nga - Ukraine-Hinh-2

Rzeszow đã trở thành mắt xích then chốt trong việc chuyển giao vũ khí viện trợ của Mỹ và các đồng minh cho Kiev trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: The Economist

Sự nồng ấm khiến ngay cả những người dân địa phương cũng phải ngạc nhiên. Các mối quan hệ ở khu vực biên giới từng bị ám ảnh bởi những ký ức về Thế chiến hai - các cuộc tàn sát người Ba Lan của những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan; các hoạt động thanh lọc sắc tộc của các đảng phái ở Ba Lan đối với người Ukraine, ... Ông Fijolek cho biết, những mối hận thù đang phai nhạt này đã bị cuộc khủng hoảng ở Ukraine xóa sổ.

Đáng chú ý, nền kinh tế địa phương đang phát triển mạnh. Hãng sản xuất động cơ cho các máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, một trong nhiều công ty hàng không đặt trụ sở tại Rzeszow, là doanh nghiệp sử dụng lao động lớn nhất khu vực. Rzeszow cũng đóng vai trò như một trung tâm về công nghệ thông tin và dược phẩm.

Tuy nhiên, người Ukraine đang phải vật lộn để tìm được việc làm tốt tại đây. Oksana Hluschko, chủ một hiệu thuốc ở thủ đô Kiev của Ukraine trước xung đột, hiện làm nhân viên dọn phòng tại một khách sạn ở ngoại ô Rzeszow. Cô đã đăng ký các lớp học tiếng Ba Lan và có kế hoạch trở thành một dược sĩ được cấp phép hành nghề ở nước láng giềng.

Nhiều người tị nạn Ukraine đã đến Rzeszow trước khi di chuyển tới các thành phố lớn hơn hoặc hồi hương. Ola Filaretova, một vũ công ba lê từ Dnipro (Ukraine) cùng 2 con đã trở lại Rzeszow sau vài tuần lưu lạc ở những nơi khác thuộc Ba Lan. Con gái út của cô đã rất nhớ thành phố và những người bạn mới ở đây.

Cô Filaretova lại nhớ cảm giác ở gần quê hương hơn. “Chỉ còn 100km nữa là đến biên giới. Điều đó làm cho mọi thứ dễ chịu hơn", bà mẹ 2 con tâm sự trong nước mắt.

Thanh pho phat trien khong ngo vi xung dot Nga - Ukraine-Hinh-3

Mỹ có còn là nền kinh tế số 1 thế giới sau xung đột Nga - Ukraine?Khi các đối tác lâu năm của Mỹ như Ảrập Xêút và Israel cân nhắc việc sử dụng đồng Nhân dân tệ nhiều hơn, điều đó dường như ám chỉ ngay cả các đồng minh của Washington cũng sẽ để ngỏ mọi lựa chọn.

Mặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ

Phần lớn các sản phẩm năng lượng xuất khẩu của Nga đã bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, nhưng vẫn có một ngoại lệ.

Mặt hàng đặc biệt giúp Nga tránh được lệnh trừng phạt của Mỹ

Tháng 3/2022, ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá của Nga nhằm ngăn chặn quốc gia này rót thêm tiền vào cuộc xung đột.

Mặc dù lệnh cấm này cùng với các biện pháp trừng phạt của EU được cho là nguyên nhân khiến giá năng lượng toàn cầu tăng vọt, nhưng các nhà máy lọc dầu của Mỹ cũng không phải chịu thiệt hại nặng nề nhất vì Nga chỉ cung cấp 3% lượng dầu thô nhập khẩu của Mỹ.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.