Bà hỏa ghé khắp nơi, Hà Nội cảnh báo về chữa cháy, cứu hộ nhà cao tầng

Trước tình hình cháy nổ diễn biến phức tạp, TP Hà Nội yêu cầu đơn vị liên quan chú trọng các tình huống chữa cháy, cứu nạn nhà cao tầng, trung tâm thương mại, kho xưởng sản xuất, nơi tập trung đông người.

Bà hỏa ghé khắp nơi, Hà Nội cảnh báo về chữa cháy, cứu hộ nhà cao tầng

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tình hình cháy nổ trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Số vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người xảy ra đối với nhà ở hộ gia đình, nhà ở hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Trong 3 năm từ 2018-2021, trên địa bàn xảy ra 1.333 vụ cháy, làm chết 38 người, 82 người bị thương, gây thiệt hại ước tính 272 tỷ đồng. Các vụ cháy do sự cố hệ thống thiết bị điện chiếm tới 52% (696 vụ); hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh 69 vụ (5%). Các vụ cháy còn lại xảy ra tại chung cư, nhà cao tầng, văn phòng, trụ sở làm việc, karaoke…

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 8.546 cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ. Đặc biệt, trên địa bàn còn có 1.569 chung cư, nhà tập thể cũ; 363 trường học, cơ sở giáo dục; 180 văn phòng, trụ sở làm việc… không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

Ba hoa ghe khap noi, Ha Noi canh bao ve chua chay, cuu ho nha cao tang

Tối 21/8, hộp công tơ điện chung cư NOCT trên đường Nguyễn Cơ Thạch (Hà Nội) bốc cháy, lực lượng cảnh sát cứu 15 thoát nạn (Ảnh: Đình Hiếu).

Trước tình hình trên, TP Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp khắc phục những bất cập. Theo đó, đối với chung cư, tập thể thuộc sở hữu nhà nước, việc khắc phục những tồn tại PCCC thuộc trách nhiệm của nhà nước. Với chung cư, tập thể đã bán hết cho người dân hoặc không xác định rõ chủ sở hữu thì lập ban quản trị. Còn kho chứa chất nguy hiểm ở khu dân cư thì phải có kế hoạch, phương án di dời.

Đối với các quán karaoke, TP Hà Nội yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, trước ngày 20/9, phải kiểm tra xong điều kiện kinh doanh tất cả quán karaoke, bar, vũ trường. Từ đó phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, kiên quyết tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động theo quy định.

Với những cơ sở có vi phạm, TP Hà Nội yêu cầu chủ tịch các quận, huyện nghiên cứu thu hồi các loại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh của các quán karaoke, bar, vũ trường theo đúng quy định của pháp luật.

TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị của thành phố tập trung rà soát, bổ sung xây dựng phương án chữa cháy, cứu hộ, huy động nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt phải chú trọng các tình huống chữa cháy, cứu hộ nhà cao tầng, siêu cao tầng, dưới tầng hầm, trung tâm thương mại, kho xưởng sản xuất, nơi tập trung đông người.

TP Hà Nội cũng yêu cầu đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu hộ cứu nạn theo quy định. Làm tốt công tác đảm bảo, bảo dưỡng phương tiện, kịp thời sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của trang thiết bị, phương tiện để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Tăng cường kiểm tra đột xuất công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy tại các đơn vị.

Ô nhiễm môi trường 2019: Nóng xả thải Sông Đà, cháy NM Rạng Đông, bụi mịn Hà Nội

(Kiến Thức) - Năm 2019, hàng loạt vụ việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến người dân, dư luận lo lắng bức xúc, điển hình là vụ xả dầu thải Sông Đà, phát tán thủy ngân vụ cháy NM Rạng Đông, ô nhiễm bụi Hà Nội, hàng loạt công ty con của Hòa Phát xả thải gây ô nhiễm môi trường...

Ô nhiễm môi trường 2019: Nóng xả thải Sông Đà, cháy NM Rạng Đông, bụi mịn Hà Nội
Cháy nhà máy Rạng Đông, phát tán thủy ngân

Nhìn lại thảm họa môi trường cháy nhà máy Rạng Đông, nước sông Đà nhiễm dầu khiến triệu dân Thủ đô “hoảng loạn”

(Kiến Thức) - Vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà nằm trong top 10 sự kiện môi trường tiêu biểu năm 2019. Với người dân Thủ đô, 2 sự kiện này thực sự là thảm họa về môi trường trong năm qua.

Nhìn lại thảm họa môi trường cháy nhà máy Rạng Đông, nước sông Đà nhiễm dầu khiến triệu dân Thủ đô “hoảng loạn”
Năm 2019 đã trôi qua, tuy nhiên với người dân Thủ đô Hà Nội đó là một năm với nhiều lo lắng trước hàng loạt các sự cố, khủng hoảng về môi trường xảy ra khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Trong đó đáng chú ý là hai vụ việc cháy tại Nhà máy Rạng Đông và xả thải ô nhiễm nguồn nước sông Đà.
Cháy nhà máy Rạng Đông, phát tán “chất độc” thủy ngân

Cháy kho sơn Cty JAANH Vina: Rò rỉ hóa chất độc... bồi thường sao?

(Kiến Thức) - Trường hợp vụ cháy kho sơn Cty JAANH Vina làm phát tán hóa chất ra môi trường dẫn đến cơ quan chức năng phải chi phí tiền của, nhân lực để khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường thiệt hại cho nhà nước, cho tổ chức, cá nhân…

Cháy kho sơn Cty JAANH Vina: Rò rỉ hóa chất độc... bồi thường sao?
Thông tin về vụ cháy tại kho sơn 2000m2 của Công ty TNHH JAANH Vina (Lô đất CN10, KCN Yên Phong, Yên Phong, Bắc Ninh) sáng 13/8, Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, hiện trường, chất cháy chủ yếu là sơn, nguyên vật liệu sản xuất sơn, đặc biệt là dung môi, hóa chất dùng cho sản xuất nên lượng khói tỏa ra có hàm lượng khí độc lớn, có nguy cơ gây nổ đi kèm bức xạ nhiệt cao.
Dư luận đặt câu hỏi, nếu vụ cháy rò rỉ hóa chất độc hại, doanh nghiệp sẽ bồi thường ra sao?

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.