Ba công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất ba miền Việt Nam

Ba công trình kiến trúc cổ nổi tiếng nhất ba miền Việt Nam

Nằm ở ba miền Bắc - Trung - Nam, ba công trình cổ kính này đã trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng, được cả thế giới biết đến về đất nước Việt Nam.

 1. Miền Bắc: Chùa Một Cột. Nằm bên Quảng trường Ba Đình,  chùa Một Cột nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, là một biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.
1. Miền Bắc: Chùa Một Cột. Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo gồm một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất, là một biểu tượng lịch sử của thủ đô Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.
Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049, vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.
Tương truyền, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Theo đó, vào năm 1049, vua đã mơ thấy mình được Phật bà Quan Âm đưa lên tòa sen. Tỉnh dậy, nhà vua kể lại chuyện cho quần thần nghe và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa có hình dáng như đài sen.
Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thời Lý. Vào thời Nguyễn, chùa được trùng tu lớn khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922.
Do những biến thiên lịch sử, chùa Một Cột đã được xây dựng lại nhiều lần, mỗi lần lại có những sửa đổi khác nhau nên diện mạo không còn giống như thời Lý. Vào thời Nguyễn, chùa được trùng tu lớn khoảng những năm 1840-1850 và năm 1922.
Vào năm 1954, chùa Một Cột bị thực dân Pháp và tay sai phá hủy khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, công trình được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.
Vào năm 1954, chùa Một Cột bị thực dân Pháp và tay sai phá hủy khi rút khỏi Hà Nội. Đến năm 1955, công trình được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng tái dựng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.
 2. Miền Trung: Ngọ Môn. Là cổng thành chính của Hoàng thành nhà Nguyễn, Ngọ Môn được coi là công trình kiến trúc biểu tượng của Cố đô Huế. Cánh cổng bề thế này được xây năm 1833, khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
2. Miền Trung: Ngọ Môn. Là cổng thành chính của Hoàng thành nhà Nguyễn, Ngọ Môn được coi là công trình kiến trúc biểu tượng của Cố đô Huế. Cánh cổng bề thế này được xây năm 1833, khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ (hướng Nam), hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” theo quan niệm xưa. Phần dưới Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi.
Tên gọi Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ (hướng Nam), hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” theo quan niệm xưa. Phần dưới Ngọ Môn có bình diện hình chữ U vuông góc, trổ 5 lối đi.
Lối chính giữa Ngọ Môn chỉ dành cho vua, các lối kia dành cho cận thần, binh lính, voi ngựa... Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các lễ nghi của triều đình.
Lối chính giữa Ngọ Môn chỉ dành cho vua, các lối kia dành cho cận thần, binh lính, voi ngựa... Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các lễ nghi của triều đình.
Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tại nơi đây vào ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Tại nơi đây vào ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 3. Miền Nam: Chợ Bến Thành. Nằm tại trung tâm Quận 1, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn - TP HCM. Chợ được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.
3. Miền Nam: Chợ Bến Thành. Nằm tại trung tâm Quận 1, chợ Bến Thành là một khu chợ cổ nổi tiếng, được xem là một biểu tượng lịch sử của Sài Gòn - TP HCM. Chợ được hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912, đến cuối tháng 3/1914 thì hoàn tất.
Kể từ khi khánh thành, chợ Bến Thành hoạt động liên tục hơn 100 năm. Vào năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa lớn, nhưng kiến trúc cơ bản được giữ nguyên.
Kể từ khi khánh thành, chợ Bến Thành hoạt động liên tục hơn 100 năm. Vào năm 1985, chợ được cải tạo và sửa chữa lớn, nhưng kiến trúc cơ bản được giữ nguyên.
Nét kiến trúc đặc trưng của chợ là tòa tháp với 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính. Ba mặt còn lại của chợ có 3 cổng với kiến trúc đơn giản hơn. Trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm rất sinh động.
Nét kiến trúc đặc trưng của chợ là tòa tháp với 4 chiếc đồng hồ ở 4 mặt phía trên cổng chính. Ba mặt còn lại của chợ có 3 cổng với kiến trúc đơn giản hơn. Trên các cổng đều có những bức phù điêu gốm rất sinh động.
Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Bến Thành ngày nay còn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ là một trung tâm thương mại, chợ Bến Thành ngày nay còn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.