Australia gửi công hàm lên LHQ về Biển Đông, Trung Quốc trở giọng đe doạ

Trung Quốc đe dọa áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt hơn nhằm vào hàng hóa Australia sau khi Canberra bác yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trang news.com.au ngày 27/7 đưa tin, Trung Quốc đã trực tiếp đưa ra thông điệp đáp trả động thái của Australia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc, trong đó bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo đó, Bắc Kinh cáo buộc Canberra “liều lĩnh thực hiện các hành vi khiêu khích mù quáng nối gót Mỹ”.

Australia gui cong ham len LHQ ve Bien Dong, Trung Quoc tro giong de doa
 Đá Subi bị Trung Quốc bồi đắp, quân sự hóa trái phép. Ảnh: AP.

Thông qua tờ Thời báo Hoàn cầu – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố, các lệnh trừng phạt nhằm vào thịt bò và rượu vang Australia tiếp tục được duy trì và có thể trừng phạt thêm các sản phẩm nông sản khác; đồng thời cảnh báo sự đổ vỡ trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước là không thể cứu vãn.

Trước đó, Australia đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), đặc biệt là các yêu sách hàng hải không tuân thủ các quy tắc về đường cơ sở, vùng biển và phân loại các thực thể.

Công hàm của Australia nhấn mạnh, “không có cơ sở cho các yêu sách của Trung Quốc để xác định đường cơ sở thẳng nối ngoài cùng của các thực thể hoặc nhóm đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Tứ Sa, thềm lục địa hoặc các quần đảo xa bờ”.

Công hàm cũng đồng thời phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các thực thể chìm dưới nước hoặc thực thể nửa nổi nửa chìm theo quy định của UNCLOS 1982. Công hàm khẳng định, “không có căn cứ pháp luật cho việc xác định các vùng biển ngoài các quy định của UNCLOS 1982”. Vì vậy, “chính phủ Australia không chấp nhận bất kỳ việc thay đổi hiện trạng của các thực thể nhân tạo để trở thành đảo”.

Việt Nam lên tiếng về diễn biến gần đây ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việt Nam tuyên bố mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Ngày 16/7/2019, trả lời câu hỏi của một số phóng viên trong và ngoài nước liên quan đến diễn biến gần đây ở Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên.

Thế giới phê phán Trung Quốc thế nào ở biển Đông?

Giữ gìn hoà bình, an ninh ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc UNCLOS hoàn toàn phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với việc nước này đang đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế.

Biển Đông nằm trên tuyến đường biển và đường không nhộn nhịp của thế giới, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối châu Á và các châu lục khác, qua đó thúc đẩy giao lưu, thông thương trong khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

Tin mới