Australia có mạng internet nhanh nhất thế giới

Các nhà khoa học Australia đã chế tạo thành công một chip quang học gọi là Micro-comb có khả năng tăng tốc mạng internet lên tới 44,2 terabit/giây. Với thiết bị này, người ta có thể tải 1.000 bộ phim có độ phân giải HD trong một giây.

Australia có mạng internet nhanh nhất thế giới
Australia co mang internet nhanh nhat the gioi
 Chip Micro-comb có kích thước nhỏ hơn một đồng xu - Ảnh: Shutterstock.

Theo bài báo được công bố trên tạp chí Nature Communications vào tháng 5/2020, chip Micro-comb có kích thước 5x9 mm và khối lượng khá nhẹ. Con chip phân tách ánh sáng truyền qua sợi quang thành hàng trăm tín hiệu giống như laser và mỗi tín hiệu được sử dụng để làm kênh truyền thông riêng.

Nhóm nghiên cứu sử dụng chip Micro-comb để truyền tải tín hiệu trong hệ thống cáp quang có chiều dài 76,6 km nối liền khuôn viên 2 trường Đại học RMIT và Đại học Monash. Kết quả, họ có thể tải 1.000 bộ phim với độ phân giải HD chỉ trong một giây.

“Về lâu dài, chúng tôi sẽ tạo ra những con chip có khả năng tích hợp vào hệ thống cáp quang hiện nay để tăng tốc độ mạng với chi phí tối thiểu”, ông Arnan Mitchell, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học RMIT, cho biết.

Theo nhà cung cấp dịch vụ phân phối nội dung Akamai, tốc độ băng thông rộng trung bình ở Australia là khoảng 11 megabit/giây. 1 terabit tương đương 1 triệu megabit, vì vậy kết nối 44,2 terabit/giây mới nhanh hơn 4 triệu lần so với tốc độ trung bình hiện có.

Mặc dù người dùng thông thường không cần đến tốc độ mạng 44,2 Terabit/giây nhưng nó đặc biệt hữu ích cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như giúp cho các hệ thống như internet kết nối vạn vật (IoT), điện toán đám mây, xe tự lái, trí tuệ nhân tạo (AI) hoạt động hiệu quả hơn.

Trước đó, kết nối internet nhanh nhất trên thế giới mà người dùng có thể thuê sử dụng là Google Fiber chỉ đạt tốc độ 1 gigabit/giây (1 terabit = 1.000 gigabit). Thậm chí, kết nối phục vụ nghiên cứu khoa học (ESnet) của Bộ Năng lượng Mỹ cũng mới “khiêm tốn” ở mức 400 gigabit/giây và cũng chỉ để phục vụ những tương tác riêng giữa bộ này với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Theo số liệu của Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tốc độ internet trung bình của Việt Nam cho mạng di động là 39,44 megabit/giây và mạng cố định là 61,60 megabit/giây. Theo đó, tốc độ internet mà nhóm nhà khoa học Australia vừa thử nghiệm nhanh hơn khoảng một triệu lần.

Mẹo tăng tốc độ Internet khi làm việc ở nhà mùa Covid-19

(Kiến Thức) - Cơ quan Quản lý Internet của Vương quốc Anh (Ofcom) đã đưa ra một số mẹo giúp cải thiện chất lượng internet khi làm việc tại nhà. Theo đó, muốn Wifi nhà bạn nhanh hơn, một trong những tips quan trọng là hãy tắt lò vi sóng.

Mẹo tăng tốc độ Internet khi làm việc ở nhà mùa Covid-19
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19
 Khi làm việc, học tập tại nhà tránh Covid-19, đường truyền bị chậm do có nhiều người sử dụng cùng lúc. Hãy thử áp dụng một số mẹo tăng tốc độ Internet khi làm việc tại nhà được Cơ quan Quản lý Internet của Vương quốc Anh (Ofcom) gợi ý.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-2
 Tắt lò vi sóng: Ofcom cho biết lò vi sóng cũng có thể làm giảm tín hiệu Wi-Fi, đặc biệt khi ngày càng có nhiều người làm việc tại nhà khiến băng thông Internet bị nghẽn.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-3
 Bạn nên tránh sử dụng thiết bị này trong lúc đang thực hiện video call, xem phim hay làm việc quan trọng trên Internet.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-4
 Đặt bộ định tuyến Wi-fi đúng vị trí: Việc đặt router Wi-fi gần các thiết bị có khả năng gây nhiễu sóng như điện thoại, dàn âm thanh, loa máy tính, máy chiếu và cả TV,... khiến đường truyền internet bị ảnh hưởng ít nhiều.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-5
 Người dùng nên đặt ở nơi cao, không bị hạn chế bởi góc tường hoặc các thiết bị điện tử khác, không đặt router dưới đất hoặc đặt nhiều thiết bị cùng lúc.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-6
 Tắt kết nối Wi-fi đúng lúc: Ofcom cũng lưu ý, các thiết bị thông minh vẫn truy cập Wi-Fi ngay khi bạn chỉ bật mà không dùng đến.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-7
 Việc tắt hoàn toàn kết nối Wi-fi khi không sử dụng vừa giúp tăng tốc Internet khi làm việc ở nhà, lại tiết kiệm pin đáng kể cho thiết bị di động của bạn.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-8
 Dùng... điện thoại bàn: Nghe có vẻ khó tin nhưng dùng điện thoại bàn có thể giúp cải thiện đường truyền Internet khi bạn làm việc
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-9
 Trong thời gian cao điểm, không nên gọi video call mà hãy sử dụng điện thoại bàn hoặc loại điện thoại không chiếm sóng Wi-Fi vì sẽ làm yếu kết nối Internet trên các thiết bị khác.
Meo tang toc do Internet khi lam viec o nha mua Covid-19-Hinh-10
Trong trường hợp bạn đang cần Internet để hoàn thành một việc quan trọng, thì sử dụng cáp dây Ethernet thay vì Wi-Fi là phương án tối ưu. Ngoài ra nên tránh sử dụng các thiết bị mở rộng Wi-Fi vì có thể gây xung đột và nhiễu sóng. 

Cá mập thích cắn cáp quang biển vì... tò mò

(Kiến Thức) - Những đường cáp có "sức hút kỳ lạ" với cá mập, mặc dù 70% cáp quang biển bị ảnh hưởng là do chính tác động của con người. 

Cá mập thích cắn cáp quang biển vì... tò mò
Ca map thich can cap quang bien vi... to mo
 Mặc dù cá mập cắn cáp quang biển không phải nguyên nhân chính khiến đường truyền internet có vấn đề. Tuy nhiên có một sự thật là những đường cáp này có sức hút kỳ lạ đối với loài sát thủ săn mồi.
Ca map thich can cap quang bien vi... to mo-Hinh-2
 Vụ "cắn đứt" cáp quang biển đầu tiên với thủ phạm cá mập là vào năm 1985. Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết của răng cá mập trên một đường cáp ngoài khơi quần đảo Canary.

Đố bạn biết vì sao cáp quang Internet lại được đặt dưới đáy biển?

Mặc dù việc đặt cáp dưới đáy biển khiến việc sửa chữa gặp khó khăn song đây lại là lựa chọn tối ưu nhất.

Đố bạn biết vì sao cáp quang Internet lại được đặt dưới đáy biển?
Mới đây, theo thông tin mới cập nhật tuyến cáp quang biển AAG (Asia – America Gateway) lại đang gặp sự cố và dự kiến phải tới ngày 3/9 mới khắc phục xong. Đây không phải lần đầu tiên tuyến cáp AAG gặp phải sự cố trong năm nay. Câu hỏi đặt ra là nếu đặt cáp quang dưới đáy biển dễ đứt, hỏng hóc đến như vậy, tại sao con người không tính đến phương án đặt nó trên cạn?

Đọc nhiều nhất

Tin mới