Áo mưa kỳ lạ của người dân sống tại nơi ẩm ướt nhất Trái Đất

Áo mưa kỳ lạ của người dân sống tại nơi ẩm ướt nhất Trái Đất

Mawsynram ở Ấn Độ là nơi ẩm ướt nhất Trái Đất bởi lượng mưa liên tục khi gió mùa đến. Để chống lại những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.

 Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa trung bình là 1.200cm mỗi năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới.
Hiện tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra do các luồng không khí quét qua vùng đồng bằng lũ lụt ở Bangladesh, mang hơi ẩm về phía bắc. Khi đi qua vùng đồi Meghalaya, đám mây gây mưa liên tục trong khu vực.
Hiện tượng mưa lớn thường xuyên xảy ra do các luồng không khí quét qua vùng đồng bằng lũ lụt ở Bangladesh, mang hơi ẩm về phía bắc. Khi đi qua vùng đồi Meghalaya, đám mây gây mưa liên tục trong khu vực.
Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.
Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia.
Để tránh mưa, người dân ở đây thường dùng vật dụng truyền thống được gọi là knups, làm từ các nan tre. Hình dáng giống mai rùa của dụng cụ này giúp họ đứng vững trước những cơn gió lớn trong mưa.
Để tránh mưa, người dân ở đây thường dùng vật dụng truyền thống được gọi là knups, làm từ các nan tre. Hình dáng giống mai rùa của dụng cụ này giúp họ đứng vững trước những cơn gió lớn trong mưa.
Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.
Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.
Theo mô tả, khi mùa mưa tới, tiếng mưa rơi xuống gây ra âm thanh ồn ào tới mức học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài. Nhằm giảm tiếng ồn, người dân tại đây đã nghĩ ra cách lót những lớp cỏ dày lên mái.
Theo mô tả, khi mùa mưa tới, tiếng mưa rơi xuống gây ra âm thanh ồn ào tới mức học sinh không thể nghe thấy tiếng giáo viên giảng bài. Nhằm giảm tiếng ồn, người dân tại đây đã nghĩ ra cách lót những lớp cỏ dày lên mái.
Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.
Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối.
Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.
Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.
Tại nơi ẩm ướt nhất Trái Đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng những đám mây cuộn tròn bên vách núi thẳng đứng. Mây bay vào nhà là hiện tượng quen thuộc ở đây. Du khách còn có thể chạm, ngửi và nếm mây. Mưa liên tục khiến cây cối trong vùng phát triển tươi tốt.
Tại nơi ẩm ướt nhất Trái Đất này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng những đám mây cuộn tròn bên vách núi thẳng đứng. Mây bay vào nhà là hiện tượng quen thuộc ở đây. Du khách còn có thể chạm, ngửi và nếm mây. Mưa liên tục khiến cây cối trong vùng phát triển tươi tốt.
Mưa lớn chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Lượng mưa đạt mức cao nhất vào tháng 6,7. Giống hầu hết ngôi làng thuộc vùng Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc dân tộc thiểu số Khasi.
Mưa lớn chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Lượng mưa đạt mức cao nhất vào tháng 6,7. Giống hầu hết ngôi làng thuộc vùng Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, người dân ở đây thuộc dân tộc thiểu số Khasi.
Các cây cầu vượt suối ở đây được người dân địa phương thiết kế theo cách truyền thống độc đáo. Họ chăm chút các rễ cây cao su cho tới khi mọc sang tới bờ bên kia. Hình ảnh những cây cầu vượt suối bằng rễ cây tự nhiên đã thu hút nhiều du khách ghé thăm ngôi làng.
Các cây cầu vượt suối ở đây được người dân địa phương thiết kế theo cách truyền thống độc đáo. Họ chăm chút các rễ cây cao su cho tới khi mọc sang tới bờ bên kia. Hình ảnh những cây cầu vượt suối bằng rễ cây tự nhiên đã thu hút nhiều du khách ghé thăm ngôi làng.
Trừ khoảng thời gian chìm trong những cơn mưa triền miên, ngôi làng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào mùa đông. Người đứng đầu làng sẽ phân xử tranh cãi của dân cư tại các vòi nước công cộng.
Trừ khoảng thời gian chìm trong những cơn mưa triền miên, ngôi làng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước vào mùa đông. Người đứng đầu làng sẽ phân xử tranh cãi của dân cư tại các vòi nước công cộng.

GALLERY MỚI NHẤT