Ảnh vũ khí Liên Xô khiến phát xít khiếp sợ nhất

Ảnh vũ khí Liên Xô khiến phát xít khiếp sợ nhất

(Kiến Thức) -Một trong những loại vũ khí Liên Xô khiến phát xít Đức khiếp sợ nhất là pháo phản lực phóng loạt Katyusha.

Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Liên Xô vào năm 1941, phát xít Đức đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ quân và dân Liên Xô. Nhân dân Liên Xô không chỉ sở hữu mình sức mạnh ý chí mà còn cả nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh. Với chính các loại vũ khí do mình chế tạo, những người lính Liên Xô đã đánh bại hoàn toàn dã tâm của phát xít Đức. Hình ảnh một sĩ quan Hồng quân phát súng trường Mosin cho một dân quân Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik
Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Liên Xô vào năm 1941, phát xít Đức đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ từ quân và dân Liên Xô. Nhân dân Liên Xô không chỉ sở hữu mình sức mạnh ý chí mà còn cả nền công nghiệp quốc phòng vững mạnh. Với chính các loại vũ khí do mình chế tạo, những người lính Liên Xô đã đánh bại hoàn toàn dã tâm của phát xít Đức. Hình ảnh một sĩ quan Hồng quân phát súng trường Mosin cho một dân quân Moscow. Nguồn ảnh: Sputnik
Một trong những loại  vũ khí Liên Xô khiến quân Đức khiếp sợ trong Chiến tranh Thế giới thứ II là những cơn bão lửa từ pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha. Nguồn ảnh: Sputnik
Một trong những loại vũ khí Liên Xô khiến quân Đức khiếp sợ trong Chiến tranh Thế giới thứ II là những cơn bão lửa từ pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha. Nguồn ảnh: Sputnik
Những binh sĩ Hồng quân Liên Xô với mẫu súng máy Degtyaryov sử dụng đạn 7.62×54mm có tốc độ bắn lên đến 2.400 viên/phút. Nguồn ảnh: Sputnik
Những binh sĩ Hồng quân Liên Xô với mẫu súng máy Degtyaryov sử dụng đạn 7.62×54mm có tốc độ bắn lên đến 2.400 viên/phút. Nguồn ảnh: Sputnik
Không quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II cũng sở hữu những cái tên đình đám và một trong số đó là dòng máy bay tấn công mặt đất Ilyushin IL-2 và nó còn được biết tới với biệt danh là “Xe tăng bay”. Nguồn ảnh: Sputnik
Không quân Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ II cũng sở hữu những cái tên đình đám và một trong số đó là dòng máy bay tấn công mặt đất Ilyushin IL-2 và nó còn được biết tới với biệt danh là “Xe tăng bay”. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong khi đó dưới mặt đất những chiếc xe tăng T-34 huyền thoại của Hồng quân đánh bại hoàn toàn những mũi nhọn tăng thiết giáp của quân Đức. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong khi đó dưới mặt đất những chiếc xe tăng T-34 huyền thoại của Hồng quân đánh bại hoàn toàn những mũi nhọn tăng thiết giáp của quân Đức. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là những chiếc tuần dương hạm Red Caucasus và Red Crimea thuộc Hạm đội Biển Đen Liên Xô tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là những chiếc tuần dương hạm Red Caucasus và Red Crimea thuộc Hạm đội Biển Đen Liên Xô tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Dù không sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh mẽ như Hải quân Đức nhưng Hải quân Liên Xô vẫn có những cái tên đáng tự hào như Shchuka, Leninets hay Pravda. Nguồn ảnh: Sputnik
Dù không sở hữu hạm đội tàu ngầm mạnh mẽ như Hải quân Đức nhưng Hải quân Liên Xô vẫn có những cái tên đáng tự hào như Shchuka, Leninets hay Pravda. Nguồn ảnh: Sputnik
Khi những chiếc xe tăng Đức trở nên dày hơn lớn hơn thì Liên Xô cũng sở hữu những sát thủ diệt tăng mới với dòng xe tăng hạng nặng IS được trang bị pháo chính lên tới 122mm. Nguồn ảnh: Sputnik
Khi những chiếc xe tăng Đức trở nên dày hơn lớn hơn thì Liên Xô cũng sở hữu những sát thủ diệt tăng mới với dòng xe tăng hạng nặng IS được trang bị pháo chính lên tới 122mm. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là những chiếc GAZ-76 do Liên Xô chế tạo kéo theo pháo chống tăng M1942 (M-42) 45mm. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong ảnh là những chiếc GAZ-76 do Liên Xô chế tạo kéo theo pháo chống tăng M1942 (M-42) 45mm. Nguồn ảnh: Sputnik
Phi đội máy bay ném bom Petlyakov Pe-2 của Không quân Liên Xô trước giờ xuất kích. Nguồn ảnh: Sputnik
Phi đội máy bay ném bom Petlyakov Pe-2 của Không quân Liên Xô trước giờ xuất kích. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Liên Xô cũng để mất khá nhiều trang bị của mình vào tay quân Đức trong đó có cả những chiếc xe tăng hạng nặng. Trong ảnh là một chỉ huy Đức kiểm tra những chiếc xe hơi bọc thép BA-10 do Liên Xô chế tạo chiếm được tại Ba Lan. Nguồn ảnh: Sputnik
Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của cuộc chiến Liên Xô cũng để mất khá nhiều trang bị của mình vào tay quân Đức trong đó có cả những chiếc xe tăng hạng nặng. Trong ảnh là một chỉ huy Đức kiểm tra những chiếc xe hơi bọc thép BA-10 do Liên Xô chế tạo chiếm được tại Ba Lan. Nguồn ảnh: Sputnik
Trận địa pháo chống tăng Zis-3 76mm của Hồng quân Liên Xô trước cửa ngõ Berlin trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Trận địa pháo chống tăng Zis-3 76mm của Hồng quân Liên Xô trước cửa ngõ Berlin trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Những chiếc tiêm kích Lavochkin La-5 thuộc phi đội máy bay chiến đấu Mongol Arat, phi đội này được xây dựng dựa trên sự đóng góp của nhân dân Mông Cổ cho Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Những chiếc tiêm kích Lavochkin La-5 thuộc phi đội máy bay chiến đấu Mongol Arat, phi đội này được xây dựng dựa trên sự đóng góp của nhân dân Mông Cổ cho Hồng quân trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguồn ảnh: Sputnik
Pháo tự hành ISU-152 của Hồng quân trên đường phố Ba Lan vào tháng 5/1945. Nguồn ảnh: Sputnik
Pháo tự hành ISU-152 của Hồng quân trên đường phố Ba Lan vào tháng 5/1945. Nguồn ảnh: Sputnik

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.