"Anh Tây" rành tiếng Việt "bóc trần" chiêu bẫy giá của sạp trái cây

Đây là "chiêu" bẫy giá được nhiều hàng trái cây vỉa hè áp dụng, nhưng đã bị một vị khách nước ngoài rành tiếng Việt "bóc trần".

"Anh Tây" rành tiếng Việt "bóc trần" chiêu bẫy giá của sạp trái cây

Đoạn video đang gây sốt trên một nền tảng mạng xã hội, thu hút hơn 500.000 người xem, do một tài khoản có tên Valentin chia sẻ. Vị khách ngoại quốc này đã kể lại một trải nghiệm hài hước của mình trên đường phố Việt Nam, nhưng qua đó cũng thể hiện vốn từ tiếng Việt rất phong phú.

"Anh Tây" rành tiếng Việt "bóc trần" chiêu "bẫy giá" của hàng trái cây

Cụ thể, một lần đi trên đường, anh thấy có hàng bán nho bên vỉa hè với "giá hời" chỉ 35 nghìn đồng/kg. Thấy rẻ, Valentin quyết định dừng lại để mua. Tuy nhiên, khi tới gần tấm biển, anh mới phát hiện ra sự thật "ngã ngửa".

"Anh Tây" rành tiếng Việt "bóc trần" chiêu bẫy giá của sạp trái cây ảnh 1

"Anh Tây" rành tiếng Việt "bóc trần" chiêu "bẫy giá" của hàng trái cây

Hóa ra, trên tấm biển bán nho còn có một chữ "nửa" được viết bé xíu. Như vậy, một kg nho sẽ có giá 70 nghìn đồng. Tuy nhiên, với khả năng tiếng Việt lưu loát của mình, "anh Tây" Valentin sớm "bắt lỗi" chủ cửa hàng bởi chữ "nửa" bị viết nhầm thành "nữa". Chàng trai ngoại quốc còn thể hiện luôn sự hài hước của mình khi "trừ 5 điểm thanh lịch vì sai chính tả" khiến cư dân mạng cười bò.

Hiện trang cá nhân của Valentin thu hút hơn 252 nghìn lượt theo dõi với rất nhiều video chia sẻ khoảnh khắc cuộc sống ở Việt Nam. Nhờ khả năng tiếng Việt hoạt ngôn, chàng trai ngoại quốc nhận rất nhiều sự thích thú từ cộng đồng mạng.

Trên thực tế, những tấm biển niêm yết quảng cáo thế này đã trở thành chiêu kinh doanh được giới buôn hoa quả vỉa hè sử dụng khá phổ biến. Tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội cũng như một số thành phố lớn, người dân có thể bắt gặp những tấm biển bán hoa quả với giá niêm yết chỉ từ 10 nghìn đồng tới 20 nghìn đồng - những con số tưởng như không nhiều, nhưng "bí quyết" lại ở đơn vị tính được viết rất nhỏ theo lạng hoặc nửa kg chứ không phải một kg như thông thường.

Cách làm này đánh trúng tâm lý tò mò, gây sự chú ý của người đi đường khiến không ít người tưởng "giá hời" và dừng xe để vào mua. Tuy vậy, một số người bán hoa quả vỉa hè cũng thừa nhận, "chiêu" này chỉ hút khách được một thời gian nhất định.  

Theo Dân trí

Dịch tên địa danh theo “chị Google”, netizen được phen cười ná thở

(Kiến Thức) - Bằng cách dịch sát nghĩa theo Google, nhiều biển hiệu hay địa danh nổi tiếng đã biến thành nhiều cái tên "Việt hóa" ai đọc cũng phải cười lăn. 

Dịch tên địa danh theo “chị Google”, netizen được phen cười ná thở
Dich ten dia danh theo “chi Google”, netizen duoc phen cuoi na tho
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bức hình chụp lại cổng chào ở một khu du lịch ở Thái Bình. Điểm khiến cư dân mạng khó hiểu chính là dòng chữ Tiếng Anh bên dưới có vẻ sai sai, nguyên nhân chính là từ cụm "alcohol rim" được cho là thay thế cho từ Cồn Vành. Ảnh: Facebook

Quá tin vào "chị Google", nhiều tấm biển quảng cáo ngớ ngẩn ra đời

(Kiến Thức) - Quá tin vào khả năng dịch của "chị Goolge" nên có nhiều biển quảng cáo, thực đơn ăn uống đã rơi vào tình cảnh "dở khóc dở cười".

Quá tin vào "chị Google", nhiều tấm biển quảng cáo ngớ ngẩn ra đời
Qua tin vao
 Thời gian gần đây hình ảnh những tấm biển bị dịch sai nghĩa đang trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của cư dân mạng. 

Bảng thông báo “bá đạo” trong mùa dịch khiến netizen bật cười

(Kiến Thức) - Trong mùa dịch COVID-19, trên MXH xuất hiện khá nhiều hình ảnh biển thông báo với nội dung cực kỳ "bá đạo", khiến ai đọc xong cũng phải hoang mang mất 5s.

Bảng thông báo “bá đạo” trong mùa dịch khiến netizen bật cười
Bang thong bao “ba dao” trong mua dich khien netizen bat cuoi
Tuân thủ quy định phòng chống dịch COVID-19 ở một số địa phương, các hàng quán hiện nay đều chỉ bán mang về hoặc ship online cho khách. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới