Ảnh: Ngư dân “cháy ruột” vì tàu thép hỏng chưa được sửa, neo bờ

Ảnh: Ngư dân “cháy ruột” vì tàu thép hỏng chưa được sửa, neo bờ

Ngư dân Bình Định "ngồi trên đống lửa" vì tàu vỏ thép hỏng chưa được sửa, phải nằm bờ trong khi áp lực trả nợ đè nặng.

Ngư dân Bình Định kéo  tàu vỏ thép mới bàn giao đã hư hỏng lên bến cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) hơn 1 tháng nhưng đến nay phương tiện vẫn nằm bất động gỉ sắt, xuống cấp từng ngày.
Ngư dân Bình Định kéo tàu vỏ thép mới bàn giao đã hư hỏng lên bến cảng Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) hơn 1 tháng nhưng đến nay phương tiện vẫn nằm bất động gỉ sắt, xuống cấp từng ngày.
Giữa tháng 7, Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan đìu hiu. Dù Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã vận chuyển máy hàn từ Hải Phòng vào Bình Định nhưng trên công trường vắng bóng công nhân khắc phục sự cố tàu thép.
Giữa tháng 7, Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan đìu hiu. Dù Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã vận chuyển máy hàn từ Hải Phòng vào Bình Định nhưng trên công trường vắng bóng công nhân khắc phục sự cố tàu thép.
Thiết bị phun cát để sơn lại tàu cũng được tập kết đến bến cảng nhưng nằm vất vưởng dưới những tàu thép hoen gỉ.
Thiết bị phun cát để sơn lại tàu cũng được tập kết đến bến cảng nhưng nằm vất vưởng dưới những tàu thép hoen gỉ.
Nóng lòng ra khơi, một số chủ tàu tự ý thỏa thuận với doanh nghiệp thuê nhóm thợ của Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan tháo máy cũ, hàn cắt cải hoán nới rộng hầm chứa lưới.
Nóng lòng ra khơi, một số chủ tàu tự ý thỏa thuận với doanh nghiệp thuê nhóm thợ của Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan tháo máy cũ, hàn cắt cải hoán nới rộng hầm chứa lưới.
Ông Lê Ngô Hát (ngụ huyện Phù Cát), chủ tàu thép Lê Gia 02 cho hay, gia đình kéo tàu lên bờ đã hơn 40 ngày. Đến nay, doanh nghiệp mới cho vài công nhân vào công trường. "Doanh nghiệp hứa sửa tàu đến 15/7 là xong hết nhưng đến ngày 12/7, việc khắc phục còn quá chậm. Đi lại trông coi, mất ăn mất ngủ vì tàu nằm bờ quá lâu, ngân hàng thúc giục trả nợ khiến cuộc sống gia đình lâm cảnh túng quẫn", ông Hát than thở.
Ông Lê Ngô Hát (ngụ huyện Phù Cát), chủ tàu thép Lê Gia 02 cho hay, gia đình kéo tàu lên bờ đã hơn 40 ngày. Đến nay, doanh nghiệp mới cho vài công nhân vào công trường. "Doanh nghiệp hứa sửa tàu đến 15/7 là xong hết nhưng đến ngày 12/7, việc khắc phục còn quá chậm. Đi lại trông coi, mất ăn mất ngủ vì tàu nằm bờ quá lâu, ngân hàng thúc giục trả nợ khiến cuộc sống gia đình lâm cảnh túng quẫn", ông Hát than thở.
Thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định, đến nay 7 chủ tàu thép đã đưa phương tiện lên bờ ở cảng Tam Quan chờ doanh nghiệp khắc phục sự cố. Một số ngư dân đã hàn cắt trên trần tàu sẵn sàng cho phương án dùng cẩu trục tháo dỡ máy cũ ra để doanh nghiệp lắp đặt, thay máy thủy mới Mitsubishi. Tuy nhiên, chiều 12/7, doanh nghiệp vẫn chưa tập kết máy thủy mới về đến công trường.
Thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Định, đến nay 7 chủ tàu thép đã đưa phương tiện lên bờ ở cảng Tam Quan chờ doanh nghiệp khắc phục sự cố. Một số ngư dân đã hàn cắt trên trần tàu sẵn sàng cho phương án dùng cẩu trục tháo dỡ máy cũ ra để doanh nghiệp lắp đặt, thay máy thủy mới Mitsubishi. Tuy nhiên, chiều 12/7, doanh nghiệp vẫn chưa tập kết máy thủy mới về đến công trường.
Sau khi biết phóng viên đến tác nghiệp, hai công nhân của Công ty TNHH MTV Nam Triệu đang hì hục sửa máy phát phát điện (sự cố cháy) đã bất ngờ dừng công việc, chạy ra ngoài.
Sau khi biết phóng viên đến tác nghiệp, hai công nhân của Công ty TNHH MTV Nam Triệu đang hì hục sửa máy phát phát điện (sự cố cháy) đã bất ngờ dừng công việc, chạy ra ngoài.
Dây đồng của máy phát điện gặp sự cố bị nhóm thợ cắt bỏ đầy các bao tải. Chủ tàu thép Lê Hoàng Thanh (ngụ huyện Hoài Nhơn) phân trần ngư dân lo lắng tàu hỏng nằm bờ chờ quá lâu thì "chết đói" mất. "Nếu doanh nghiệp sửa tàu ì ạch thế này thì sớm nhất ba tháng nữa mới xong được. Tàu sửa xong thì mùa mưa bão ập đến, biển động liên tục thì đành tiếp tục nằm bờ đợi đầu năm sau mới có thể ra khơi, áp lực trả nợ ngân hàng, trả lương giữ chân người lao động tốn chi phí rất lớn", ông Thanh nói.
Dây đồng của máy phát điện gặp sự cố bị nhóm thợ cắt bỏ đầy các bao tải. Chủ tàu thép Lê Hoàng Thanh (ngụ huyện Hoài Nhơn) phân trần ngư dân lo lắng tàu hỏng nằm bờ chờ quá lâu thì "chết đói" mất. "Nếu doanh nghiệp sửa tàu ì ạch thế này thì sớm nhất ba tháng nữa mới xong được. Tàu sửa xong thì mùa mưa bão ập đến, biển động liên tục thì đành tiếp tục nằm bờ đợi đầu năm sau mới có thể ra khơi, áp lực trả nợ ngân hàng, trả lương giữ chân người lao động tốn chi phí rất lớn", ông Thanh nói.
Ngư dân tự thuê thợ cải hoán hầm chứa lưới cho tàu thép. Để đảm bảo quy trình và tiến độ sửa chữa, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho phép Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan là điểm sửa chữa, khắc phục tàu cá của hai doanh nghiệp.
Ngư dân tự thuê thợ cải hoán hầm chứa lưới cho tàu thép. Để đảm bảo quy trình và tiến độ sửa chữa, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho phép Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan là điểm sửa chữa, khắc phục tàu cá của hai doanh nghiệp.
Khoang chứa lưới tàu thép gỉ sắt, xuống cấp nghiêm trọng. Tại cuộc họp chiều 11/7 với lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các ngư dân Bình Định, doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất phương án thay máy thủy Doosan cho chủ tàu thép Trần Đình Sơn. Họ chỉ thực hiện bảo hành theo đúng hợp đồng, thay thế các linh kiện, phụ tùng mới của hãng máy , không chịu trả lại chi phí thiết kế mẫu tàu cá cho ngư dân.
Khoang chứa lưới tàu thép gỉ sắt, xuống cấp nghiêm trọng. Tại cuộc họp chiều 11/7 với lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các ngư dân Bình Định, doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất phương án thay máy thủy Doosan cho chủ tàu thép Trần Đình Sơn. Họ chỉ thực hiện bảo hành theo đúng hợp đồng, thay thế các linh kiện, phụ tùng mới của hãng máy , không chịu trả lại chi phí thiết kế mẫu tàu cá cho ngư dân.
Ngư dân tự ý hàn cắt, tháo bỏ những mảng sắt hoen gỉ, xuống cấp chất đống ngổn ngang ở Tam Quan trông như bãi tập kết phế liệu. Công ty Đại Nguyên Dương cũng chưa thống nhất phương án thay vật liệu đóng tàu theo hợp đồng đã ký kết với ngư dân.
Ngư dân tự ý hàn cắt, tháo bỏ những mảng sắt hoen gỉ, xuống cấp chất đống ngổn ngang ở Tam Quan trông như bãi tập kết phế liệu. Công ty Đại Nguyên Dương cũng chưa thống nhất phương án thay vật liệu đóng tàu theo hợp đồng đã ký kết với ngư dân.

GALLERY MỚI NHẤT