Ảnh: Lặng người ngày 1/6 của những đứa trẻ khoa ung bướu viện Nhi

Ảnh: Lặng người ngày 1/6 của những đứa trẻ khoa ung bướu viện Nhi

(Kiến Thức) - Ngày 1/6, thay vì được bố mẹ đưa đi chơi, mua đồ chơi, nhiều cháu nhỏ phải nằm buồn bã ở khoa ung bướu - bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị bệnh.

 Khoa ung bướu - Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) hàng ngày cấp cứu và điều trị cho khoảng 70 ca bệnh nhi đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau (40 bệnh nhi nội trú, 30 bệnh nhi ngoại trú).
Khoa ung bướu - Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) hàng ngày cấp cứu và điều trị cho khoảng 70 ca bệnh nhi đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau (40 bệnh nhi nội trú, 30 bệnh nhi ngoại trú).
Tết thiếu nhi 1/6, không khí tại Khoa ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương trầm lắng, không ồn ào và náo nhiệt. Những đứa trẻ đang được các y bác sĩ điều trị tại đây thiệt thòi hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, bởi ngày này, thay vì được đi chơi, tham quan, mua quần áo mới... thì các cháu chỉ được đi loanh quanh khu hành lang nhỏ của bệnh viện.
Tết thiếu nhi 1/6, không khí tại Khoa ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương trầm lắng, không ồn ào và náo nhiệt. Những đứa trẻ đang được các y bác sĩ điều trị tại đây thiệt thòi hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa, bởi ngày này, thay vì được đi chơi, tham quan, mua quần áo mới... thì các cháu chỉ được đi loanh quanh khu hành lang nhỏ của bệnh viện.
Hoặc một số cháu khác phải ngồi với ánh mắt buồn bã trên giường bệnh cùng chiếc kim tiêm luôn cắm trên tay đang điều trị.
Hoặc một số cháu khác phải ngồi với ánh mắt buồn bã trên giường bệnh cùng chiếc kim tiêm luôn cắm trên tay đang điều trị.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan - Trưởng khoa ung bướu - Bệnh viện Nhi Trung ương, vào những ngày này, phía bệnh viện có tổ chức chung nhiều chương trình từ thiện, đồng thời trao một số món quà ý nghĩa cho các cháu. Bên cạnh đó, nhiều nhà tài trợ cũng đến trao quà từ thiện để động viên tinh thần các cháu cùng gia đình đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương nói chung, khoa ung bướu nói riêng. "Dù công việc tại khoa có chút vất vả nhưng bản thân tôi, các y bác sĩ trong khoa vẫn luôn cố gắng chăm sóc tận tình, chu đáo cho các cháu để người thân các cháu tin tưởng, an tâm và có nhiều động lực hơn vượt qua những khó khăn khác trong cuộc sống", bác sĩ Lan chia sẻ.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan - Trưởng khoa ung bướu - Bệnh viện Nhi Trung ương, vào những ngày này, phía bệnh viện có tổ chức chung nhiều chương trình từ thiện, đồng thời trao một số món quà ý nghĩa cho các cháu. Bên cạnh đó, nhiều nhà tài trợ cũng đến trao quà từ thiện để động viên tinh thần các cháu cùng gia đình đang điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương nói chung, khoa ung bướu nói riêng. "Dù công việc tại khoa có chút vất vả nhưng bản thân tôi, các y bác sĩ trong khoa vẫn luôn cố gắng chăm sóc tận tình, chu đáo cho các cháu để người thân các cháu tin tưởng, an tâm và có nhiều động lực hơn vượt qua những khó khăn khác trong cuộc sống", bác sĩ Lan chia sẻ.
Nằm trên giường bệnh, thỉnh thoảng cháu Phong (6 tuổi, quê Ân Thi, Hưng Yên) lại khóc mếu máo, chỉ đòi bà nội cho về nhà. "Cháu về được mấy hôm lại lên truyền hóa chất. Nếu lúc nào nhanh nhất thì hai ba tuần về nhà một lần, còn chậm thì năm sáu tuần. Cháu điều trị tại đây có bảo hiểm nên bớt được phần nào chi phí, nhưng việc đi lại xa xôi, vất vả lắm chú ạ. Tết thiếu nhi cũng chả mua được gì cho cháu, thỉnh thoảng chỉ ngồi pha trò cho cháu cười, khỏi khóc thôi", người thân cháu Phong chia sẻ.
Nằm trên giường bệnh, thỉnh thoảng cháu Phong (6 tuổi, quê Ân Thi, Hưng Yên) lại khóc mếu máo, chỉ đòi bà nội cho về nhà. "Cháu về được mấy hôm lại lên truyền hóa chất. Nếu lúc nào nhanh nhất thì hai ba tuần về nhà một lần, còn chậm thì năm sáu tuần. Cháu điều trị tại đây có bảo hiểm nên bớt được phần nào chi phí, nhưng việc đi lại xa xôi, vất vả lắm chú ạ. Tết thiếu nhi cũng chả mua được gì cho cháu, thỉnh thoảng chỉ ngồi pha trò cho cháu cười, khỏi khóc thôi", người thân cháu Phong chia sẻ.
Dù rất cố gắng kìm nén, giấu đi tâm trạng buồn bã để tập trung chăm sóc cho con, cháu nhưng những người thân của các bệnh nhi tại khoa ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn luôn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe các cháu. Họ mong một ngày nào đó, dưới sự chăm sóc của bệnh viện, sẽ có một phép màu để sức khỏe của các cháu sớm hồi phục.
Dù rất cố gắng kìm nén, giấu đi tâm trạng buồn bã để tập trung chăm sóc cho con, cháu nhưng những người thân của các bệnh nhi tại khoa ung bướu của Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn luôn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe các cháu. Họ mong một ngày nào đó, dưới sự chăm sóc của bệnh viện, sẽ có một phép màu để sức khỏe của các cháu sớm hồi phục.
Trong ảnh là con trai thứ hai của chị Nguyễn Thị Loan (SN 1985, quê ở Lương Sơn, Hòa Bình). Dù mới 6 tuổi nhưng cháu bé đã phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương truyền hóa chất suốt quãng thời gian 3 năm vì căn bệnh ung thư máu. Thỉnh thoảng thấy con đau, khóc vì căn bệnh trong người, chị Loan chỉ biết lặng người, rồi vỗ về động viên con.
Trong ảnh là con trai thứ hai của chị Nguyễn Thị Loan (SN 1985, quê ở Lương Sơn, Hòa Bình). Dù mới 6 tuổi nhưng cháu bé đã phải vào Bệnh viện Nhi Trung ương truyền hóa chất suốt quãng thời gian 3 năm vì căn bệnh ung thư máu. Thỉnh thoảng thấy con đau, khóc vì căn bệnh trong người, chị Loan chỉ biết lặng người, rồi vỗ về động viên con.
Theo lời của chị Loan, hiện tại con của chị đang điều trị ngoại trú. Ban ngày, cháu được đưa vào bệnh viện, còn ban đêm lại ra phòng trọ nhỏ hẹp nhưng giá thuê 100 nghìn đồng/1 đêm để ở lại. "Tiền chi tiêu mọi thứ chỉ có bố cháu đi kiếm, ở quê thì làm nông nên hai mẹ con lên đây rất tiết kiệm, không dám chi tiêu gì cả, chỉ mua những thứ cần nhất thôi. Ngày 1/6, con nhận được quà của các cô chú trong bệnh viện rồi nên chả mua gì nữa", chị Loan cho hay.
Theo lời của chị Loan, hiện tại con của chị đang điều trị ngoại trú. Ban ngày, cháu được đưa vào bệnh viện, còn ban đêm lại ra phòng trọ nhỏ hẹp nhưng giá thuê 100 nghìn đồng/1 đêm để ở lại. "Tiền chi tiêu mọi thứ chỉ có bố cháu đi kiếm, ở quê thì làm nông nên hai mẹ con lên đây rất tiết kiệm, không dám chi tiêu gì cả, chỉ mua những thứ cần nhất thôi. Ngày 1/6, con nhận được quà của các cô chú trong bệnh viện rồi nên chả mua gì nữa", chị Loan cho hay.
Chị Loan ôm chặt con vào lòng với tâm trạng buồn bã. "Cháu điều trị tại đây cũng chưa biết đến bao giờ được ra bệnh viện", chị Loan nói.
Chị Loan ôm chặt con vào lòng với tâm trạng buồn bã. "Cháu điều trị tại đây cũng chưa biết đến bao giờ được ra bệnh viện", chị Loan nói.
Các bệnh nhi tại khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương thiệt thòi hơn rất nhiều, không có bánh kẹo, quà cáp vào ngày 1/6, ngoài những phần quà mà bệnh viện trao.
Các bệnh nhi tại khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương thiệt thòi hơn rất nhiều, không có bánh kẹo, quà cáp vào ngày 1/6, ngoài những phần quà mà bệnh viện trao.
Các cháu được đưa vào điều trị luôn được các bác sĩ tại đây chăm sóc, quan tâm tận tình, chu đáo.
Các cháu được đưa vào điều trị luôn được các bác sĩ tại đây chăm sóc, quan tâm tận tình, chu đáo.
Nhiều người thân của các cháu cũng bớt lo lắng hơn, có động lực hơn khi thấy các bác sĩ động viên, chăm sóc con, cháu mình.
Nhiều người thân của các cháu cũng bớt lo lắng hơn, có động lực hơn khi thấy các bác sĩ động viên, chăm sóc con, cháu mình.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.