Anh lần đầu tiên sử dụng F-35 chống phiến quân IS

Các tiêm kích tàng hình F-35B của Không quân Hoàng gia Anh lần đầu tiên tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở căn cứ quân sự Akrotiri của Anh tại Cộng hòa Cyprus, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penny Mordaunt cho biết chiến dịch này bắt đầu từ ngày 16/6 và vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Cụ thể, các máy bay F-35B thuộc Phi đội số 617 của Anh đồn trú tại căn cứ Akrotiri đã thực hiện 13 nhiệm vụ trinh sát tại Iraq và Syria, nằm trong Operation Shader – chiến dịch của Anh truy tìm phiến quân IS tại Trung Đông.
Anh lan dau tien su dung F-35 chong phien quan IS
Một chiếc F-35B của Không quân Hoàng gia Anh bay cùng F-35A của Không quân Mỹ. Ảnh: Daily Star.
Sự kiện lịch sử này, theo cách gọi của ông Mordaunt, đồng nghĩa với việc đội bay F-35B của Anh đã đủ tiêu chuẩn đi vào trực chiến và có thể được triển khai chiến đấu bất cứ lúc nào.
Anh đưa F-35B vào thực chiến chỉ sau 6 tháng tiêm kích tàng hình này được công nhận Khả năng hoạt động ban đầu (IOC) và 1 tháng sau khi 6 chiếc F-35B được điều đến căn cứ Akrotiri để tham gia các khóa huấn luyện.
Tiêm kích F-35 gồm 3 phiên bản được phát triển dành cho Không quân (F-35A), Thủy quân lục chiến (F-35B) và Hải quân (F-35C). Trong đó, biến thể F-35B có khả năng hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và cất cánh với khoảng cách ngắn hơn các máy bay thông thường khác. Vì vậy, máy bay có thể hoạt động trên tàu sân bay hay tàu chiến có kích cỡ nhỏ.
Israel là nước đầu tiên đưa tiêm kích F-35I (phiên bản F-35 dành riêng cho Tel Aviv) do Mỹ chế tạo vào chiến đấu, sau đó đến Mỹ sử dụng F-35B tiến hành không kích mục tiêu phiến quân Taliban tại Afghanistan.

Lockheed Martin đạt chỉ tiêu sản xuất máy bay F-35 trong năm 2018

Tập đoàn Công nghệ quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ thông báo họ vừa hoàn tất việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-35 thứ 91 trong năm nay, hoàn thành chỉ tiêu tăng 40% số lượng máy bay được sản xuất so với năm 2017.

Theo đó, việc chuyển giao 91 máy bay F-35 năm 2018 bao gồm 54 chiếc cho Mỹ, 21 chiếc cho các quốc gia đồng minh, 16 chiếc còn lại cho các khách hàng nước ngoài.

Máy bay F-35 của Nhật không hề gửi tín hiệu khẩn cấp khi gặp nạn

(Kiến Thức) - Điều này đồng nghĩa với việc rất có thể phi công trên chiếc F-35 đã không kịp giật ghế phóng thoát hiểm để thoát ra khỏi máy bay trước khi quá muộn.

May bay F-35 cua Nhat khong he gui tin hieu khan cap khi gap nan
 Chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nhật Bản chiếc tiêm kích F-35 đã biến mất khỏi màn hình radar trong một buổi bay tập hôm 9/4 vừa rồi. Vị trí cuối cùng của chiếc F-35 này được ghi nhận lại nằm cách thành phố Misawa 135 km về hướng Đông Bắc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới