Anh hùng trẻ tuổi nào khắc chữ Sát thát lên tay, quyết tâm chống giặc?

Anh hùng trẻ tuổi nào khắc chữ Sát thát lên tay, quyết tâm chống giặc?

Đây là vị tướng, anh hùng trẻ tuổi, sống vào giai đoạn đầu của nhà Trần. Tên tuổi của vị anh hùng này gắn liền cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285-1287). 

   Trần Quốc Toản (1267-?) là vị tướng, anh hùng trẻ tuổi, sống vào giai đoạn đầu của nhà Trần. Tên tuổi Trần Quốc Toản gắn liền cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285-1287). Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đề cập trong cuốn tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng, xuất bản năm 1960.
Trần Quốc Toản (1267-?) là vị tướng, anh hùng trẻ tuổi, sống vào giai đoạn đầu của nhà Trần. Tên tuổi Trần Quốc Toản gắn liền cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai (1285-1287). Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đề cập trong cuốn tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng, xuất bản năm 1960.

  Lá cờ của Trần Quốc Toản có thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, nghĩa là “Phá giặc mạnh, đền ơn vua”. Vị vua được nhắc tới ở đây chính là Trần Nhân Tông.
Lá cờ của Trần Quốc Toản có thêu 6 chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, nghĩa là “Phá giặc mạnh, đền ơn vua”. Vị vua được nhắc tới ở đây chính là Trần Nhân Tông.

  Trong tác phẩm Lá cờ thêu 6 chữ vàng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng miêu tả cảnh Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thích lên tay 2 chữ “Sát Thát”: Hoài Văn cởi áo bào, để lộ nửa thân trắng trẻo, chìa cánh tay ra và nói: 'Thích hai chữ Sát Thát (giết giặc Thát - giặc Mông Cổ) vào cánh tay cho ta với'. Người ta bôi chàm và viết chữ lên cánh tay Hoài Văn. Chàng mím môi lại, mắt lim dim. Mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu trên chiến trường. Hoài Văn nói: 'Thích cho thật sâu vào, cho hai chữ ấy không bao giờ mờ được'".
Trong tác phẩm Lá cờ thêu 6 chữ vàng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng miêu tả cảnh Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thích lên tay 2 chữ “Sát Thát”: Hoài Văn cởi áo bào, để lộ nửa thân trắng trẻo, chìa cánh tay ra và nói: 'Thích hai chữ Sát Thát (giết giặc Thát - giặc Mông Cổ) vào cánh tay cho ta với'. Người ta bôi chàm và viết chữ lên cánh tay Hoài Văn. Chàng mím môi lại, mắt lim dim. Mũi dùi sắc lạnh đâm vào da đau nhói, và máu tươi ứa ra. Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sưa rạo rực như đang hăng máu trên chiến trường. Hoài Văn nói: 'Thích cho thật sâu vào, cho hai chữ ấy không bao giờ mờ được'".

 Trần Quốc Toản nổi tiếng với chuyện bóp nát quả cam, khi không được tham dự hội nghị Bình Than (1282), bàn kế sách ứng phó quân xâm lược Mông - Nguyên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Trở về nhà, Trần Quốc Toản tập hợp gia nô, huấn luyện quân sĩ, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược".
Trần Quốc Toản nổi tiếng với chuyện bóp nát quả cam, khi không được tham dự hội nghị Bình Than (1282), bàn kế sách ứng phó quân xâm lược Mông - Nguyên. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Trở về nhà, Trần Quốc Toản tập hợp gia nô, huấn luyện quân sĩ, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược".

 Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "khi đối trận với giặc, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch". Ông từng lập những chiến công lớn trong các trận đánh ở Tây Kết, Chương Dương… trong kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, "khi đối trận với giặc, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch". Ông từng lập những chiến công lớn trong các trận đánh ở Tây Kết, Chương Dương… trong kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2.

 Ngoài Trần Quốc Toản, một nhân vật lịch sử có thật khác cũng được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tiểu thuyết hóa là An Tư công chúa, em gái của vua Trần Thánh Tông. An Tư công chúa cũng là người góp sức quan trọng trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Năm 1944, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết cuốn tiểu thuyết về bà có tên “An Tư công chúa”.
Ngoài Trần Quốc Toản, một nhân vật lịch sử có thật khác cũng được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tiểu thuyết hóa là An Tư công chúa, em gái của vua Trần Thánh Tông. An Tư công chúa cũng là người góp sức quan trọng trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Năm 1944, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết cuốn tiểu thuyết về bà có tên “An Tư công chúa”.

 Đêm hội Long Trì cũng là tiểu thuyết lịch sử khác của Nguyễn Huy Tưởng, viết về bối cảnh lịch sử thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Nhân vật chính là Tuyên phi Đặng Thị Huệ, một cung tần rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Bà trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều tai ách lúc bấy giờ.
Đêm hội Long Trì cũng là tiểu thuyết lịch sử khác của Nguyễn Huy Tưởng, viết về bối cảnh lịch sử thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Nhân vật chính là Tuyên phi Đặng Thị Huệ, một cung tần rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái. Bà trực tiếp và gián tiếp gây ra nhiều tai ách lúc bấy giờ.

GALLERY MỚI NHẤT