Ảnh hiếm tàu Petya Việt Nam khi còn làm chủ biển khơi

Tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 lớp Petya II/III từng một thời gian dài giữ vị trí chiến hạm có lượng giãn nước lớn nhất của Hải quân Việt Nam.

Ảnh hiếm tàu Petya Việt Nam khi còn làm chủ biển khơi
Petya là tên định danh của NATO dành cho lớp tàu hộ vệ săn ngầm Dự án 159 Storozhevoi Korabl Đây là những chiếc tàu đầu tiên chạy bằng động cơ turbine khí của Hải quân Liên xô. Vai trò của chúng là chống tàu ngầm tại các vùng nước nông.
Tổng cộng 54 tàu đã được chế tạo tại hai xưởng đóng tàu: Kaliningrad Yantar chế tạo 22 và Khabarovsk chế tạo 32 chiếc. Hải quân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu Petya, gồm 3 chiếc Petya 2 và 2 chiếc Petya III vào thời điểm đầu những năm 1980.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Lượng giãn nước tiêu chuẩn 950 tấn, đầy tải 1.150 tấn; chiều dài 81,8 m; chiều rộng 9,2 m; mớn nước 2,9 m; thủy thủ đoàn 90 người.
Anh hiem tau Petya Viet Nam khi con lam chu bien khoi
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 của Hải quân Việt Nam giai đoạn 1980 khi còn đầy đủ sức mạnh 
Tàu được trang bị hỗn hợp 2 động cơ turbine khí và 1 động cơ diesel có tổng công suất 36.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h; tầm hoạt động 4.870 hải lý khi chạy với tốc độ 10 hải ly/h hoặc 450 hải lý khi chạy ở tốc độ lớn nhất.
Hệ thống điện tử của các tàu hộ vệ săn ngầm Petya bao gồm radar cảnh giới đường không Don-2, radar Slim Net, Hawk Screech, sonar gắn liền Herkules và cả sonar loại nhúng.
Vũ khí của các tàu Petya gồm 2 pháo nòng đôi AK-726 cỡ 76 mm; 2 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-600; 10 ống phóng ngư lôi chống ngầm SET-40UE (trên Petya II) hoặc 5 ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm - tàu mặt nước SET-53M (Petya III).
Tuy nhiên sau thời gian dài sử dụng, một số tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam đã không còn giàn vũ khí nguyên bản, thậm chí một số chiếc còn bị hoán cải thành tàu pháo tuần tra.
Anh hiem tau Petya Viet Nam khi con lam chu bien khoi-Hinh-2
 Tàu hộ vệ săn ngầm Petya HQ-15 sau khi đã tiến hành chỉnh sửa cấu hình vũ khí,  chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm.
Ví dụ thấy rõ nhất đó là hiện nay tàu 15 (HQ-15) chỉ còn cụm ngư lôi phía sau đuôi, 2 cụm rocket RBU-6000 đã được thay bằng 2 tháp pháo nòng đôi 25 mm, cụm ngư lôi ở giữa thay bằng 2 tháp pháo phòng không cỡ 37 mm.
Trong thời gian qua đã có một số tin tức về việc Việt Nam hợp tác với Ấn Độ để nâng cấp các tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya này thông qua việc trang bị hệ thống định vị thủy âm mới.
Tuy nhiên với sự góp mặt của những tàu chiến lớp Pohang do Hàn Quốc chuyển giao có tuổi đời trẻ hơn nhiều, có lẽ ngày mà Petya được nhận sổ hưu cũng không còn quá xa nữa.

Sức mạnh tàu săn ngầm Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam

(Kiến Thức) - Mặc dù Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI chỉ vừa công bố việc Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam một tàu chiến lớp Pohang nhưng từ năm ngoái trang Sputnik tiếng Việt đã đăng tải hình ảnh con tàu khi được chuyển giao.

Sức mạnh tàu săn ngầm Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam
Những hình ảnh được Sputnik tiếng Việt dẫn nguồn từ Diễn đàn quân sự Philippines cho thấy chiến hạm lớp Pohang Flight III mang tên Gimcheon số hiệu PCC-761 đã cập cảng Lữ đoàn 171 tại Vũng Tàu và mang số hiệu mới 18. Nguồn ảnh: Sputnik.
Những hình ảnh được Sputnik tiếng Việt dẫn nguồn từ Diễn đàn quân sự Philippines cho thấy chiến hạm lớp Pohang Flight III mang tên Gimcheon số hiệu PCC-761 đã cập cảng Lữ đoàn 171 tại Vũng Tàu và mang số hiệu mới 18. Nguồn ảnh:  Sputnik.

Hải quân Syria duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 70 thành lập

(Kiến Thức) - Trong hôm 29/8, Hải quân Syria đã tổ chức lễ duyệt binh rầm rộ trên biển Địa Trung Hải nhằm kỷ niệm 70 ngày thành lập, bất chấp các tàu chiến Mỹ mang tên lửa Tomahawk đã được huy động áp sát nước này.

Hải quân Syria duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 70 thành lập
Hai quan Syria duyet binh hoanh trang ky niem 70 thanh lap
 Theo hãng thông tấn nhà nước Syria SANA, trong hôm 29/8 Hải quân Syria đã liên tiếp tổ chức các lễ duyệt binh trên bộ lẫn trên biển nhằm kỷ niệm 70 ngày thành lập, thậm chí lực lượng này còn tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên biển Địa Trung Hải bất chấp các đe dọa từ tàu chiến Mỹ đang áp sát quốc gia này. Nguồn ảnh: SANA.

Soi UAV Heron 1 Việt Nam có thể đã mua từ Israel

(Kiến Thức) - Việt Nam được cho là đã ký hợp đồng mua 3 máy bay trinh sát không người lái Heron 1 và trạm điều khiển mặt đất từ Israel với tổng giá trị hợp đồng khoảng 140 triệu USD.

Soi UAV Heron 1 Việt Nam có thể đã mua từ Israel
Soi UAV Heron 1 Viet Nam co the da mua tu Israel
 Thông tin trên được cung cấp bởi một tờ báo trực tuyến của Pháp cung cấp, theo đó, Việt Nam đã ký hợp đồng với tập đoàn  Israel Aerospace Industries (IAI) của Israel để mua 3 máy bay trinh sát không người lái (UAV) cùng trạm điều khiển mặt đất. Ảnh: Wikipedia.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.