Ấn tượng hợp nhất sao neutron có thể tạo ra lỗ đen

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Astrophysical Journal Letters, việc hợp nhất hai ngôi sao neutron có thể đã tạo ra một trong những lỗ đen thú vị nhất từng được ghi nhận.

Ấn tượng hợp nhất sao neutron có thể tạo ra lỗ đen

Năm ngoái, Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế tia laser (LIGO) có trụ sở tại Mỹ và máy dò Virgo có trụ sở tại châu Âu đã phát hiện ra một vụ va chạm giữa hai ngôi sao neutron mạnh đến mức tạo ra sóng hấp dẫn.

An tuong hop nhat sao neutron co the tao ra lo den
Nguồn ảnh: Phys. 

Trong công trình này, các nhà khoa học đến từ Đại học Trinity đã phân tích dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, nhóm nghiên cứu ước tính khối lượng của vật thể được tạo ra bởi sự hợp nhất hai ngôi sao neutron có khối lượng bằng khoảng 2,7 lần khối lượng mặt trời. Điều đó cho thấy nó là lỗ đen có khối lượng thấp nhất.

"Các nhà thiên văn học từ lâu đã nghi ngờ rằng các vụ sáp nhập sao neutron sẽ tạo thành một lỗ đen và tạo ra các vụ nổ phóng xạ, nhưng thiếu chứng cứ rõ rệt mãi cho đến ngày hôm nay”.

Như vậy, việc hợp nhất hai ngôi sao neutron có thể đã tạo ra một trong những lỗ đen thú vị nhất từng được ghi nhận.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

NASA "tóm gọn" những lỗ đen cực dị, khó bắt

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học tại Đài quan sát tia X Chandra của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, có hàng trăm lỗ đen hạng trung có thể ẩn nấp trong các lõi thiên hà nhỏ.

NASA "tóm gọn" những lỗ đen cực dị, khó bắt
Những lỗ đen cỡ trung bình này nổi tiếng là khó nắm bắt, nghiên cứu chúng có thể giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn cách một số lỗ đen lớn nhất trong vũ trụ ban đầu hình thành như thế nào, theo một tuyên bố từ NASA.
Phần lớn các lỗ đen trung bình nặng khoảng một trăm và vài trăm nghìn lần khối lượng của mặt trời.

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

(Kiến Thức) - Câu chuyện thú vị liên quan tới hiện tượng động đất sao Hỏa vừa được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ. Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa có khác với Trái đất không?

Động đất trên sao Hỏa là một hiện tượng giống như động đất trên Trái đất, là những rung động di chuyển qua mặt đất. Nhưng cách những trận động đất này hình thành trên Hành tinh Đỏ có thể khác với cách chúng hình thành trên Trái đất.

Và hóa ra những khác biệt này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Trái đất thủa ban đầu trông như thế nào.

Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học phát hiện titan trong bầu khí quyển của một "siêu sao Mộc" cực nóng có tên khoa học là  KELT-9b, một hành tinh ngoại lai nóng nhất được biết cho đến nay.

Phát hiện bất ngờ từ khí quyển "siêu sao Mộc" cực nóng

Sở dĩ hành tinh này được gọi "siêu sao Mộc", bởi nằm cách 620 năm ánh sáng trong chòm sao Cygnus, KELT-9b có đường kính gấp đôi sao Mộc trong Hệ Mặt trời và có khối lượng gấp ba lần.

KELT-9b là một hành tinh khí nóng, quay xung quanh ngôi sao mẹ của chúng, với nhiệt độ lớn hơn 7.800 độ F (4.300 độ C), khiến nó trở nên quá nóng để có thể ở được.

Đọc nhiều nhất

Tin mới