“Ăn mày” cửa Phật

- "Đã 6 năm nay tôi "ăn mày cửa Phật", không những thế còn làm chủ nhang, tay hòm chìa khóa nơi cửa đền của nhân dân. Tuy không ai dạy bảo khấn, nhưng nhờ Phật "khai sáng" cho nên tôi có thể giúp mọi người cúng lễ, làm an lòng cho khách thập phương". Đó là lời tâm sự của bà Lê Thị Đoan, xóm 2, thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Bà Đoan đang viết giấy sớ cho dân.
Bà Đoan đang viết giấy sớ cho dân.
Năm 1970, vừa học xong trung cấp văn hóa nghệ thuật tại quê nhà Hải Dương, tôi theo tiếng gọi của tình yêu, lấy chồng xa quê và về làm dâu tại Hoài Đức, Hà Tây (cũ). Lúc ở quê mẹ, tôi cũng là đội trưởng làm bèo dâu cho hợp tác xã, nên khi về quê chồng, tôi nhanh chóng thích nghi với công việc đồng áng, rau cỏ. Chồng là bộ đội, một mình tôi chăm con, chợ búa. Ngày đó, ngoài việc làm đồng, hằng sáng tôi dậy sớm làm các loại bánh rồi giao bán cho đại lý, số còn lại bán lẻ ở chợ nhà. Năm tháng qua đi, cuộc sống cứ thế yên ấm dần.

Từ lúc trẻ, tôi có tính cứ ngày rằm, mùng một hay ngày lễ đều ra chùa lễ Phật, cầu bình an cho mọi người trong nhà, chính vì thế, những lời khấn của sư, thầy, các viết sớ, hay cách đặt lễ, sắm lễ... tôi đều biết rõ. Thế rồi từ khi có tuổi, tôi ra đón lễ tại đền Mẫu Sủi, di tích lịch sử quốc gia, thuộc xã Tiền Yên. Cứ ai tới dâng lễ là tôi đón để bày, đặt sao cho đúng. Sau 4 năm đón lễ, tôi được các cụ trong thôn họp bàn và đề cử là chủ nhang.

Từ ngày làm chủ nhang, cũng là duyên may, tôi được cùng mọi người tôn tạo đền từ chỗ chỉ có một dãy nhà ngang, nay có thêm khu nấu ăn, khu vườn, có khu tam bảo rộng rãi và khách thập phương ngày một đông. Hằng ngày, cứ 5 giờ sáng, tôi đều thức dậy ra đền quét dọn, mở cửa thay nước lên nhang... Vì đền là di tích lịch sử, nên khách thập phương tới rất đông. Những ngày tuần, ngày lễ tôi phải làm việc từ 4 giờ sáng đến 10 giờ đêm mới được ngồi ăn cơm.

Nhiều người cứ bảo một mình tuổi già, thức khuya, dậy sớm lọ mọ ra đền mà không sợ, nhưng tôi lại thấy vui và cảm thấy lòng rất an bình. Chẳng thế mà từ ngày ra đền, tôi khỏi hẳn chứng đau chân do thấp khớp, dù ngày có ngồi tới mười mấy tiếng. Tuy nhiên, đã mấy năm nay tôi chưa có thời gian về quê, ngày Tết, lễ thường là con cháu về, bởi tôi được giao chìa khóa, lại là người cúng lễ cho dân nên chẳng dám đi đâu, sợ người ta cần, gọi đến mình lại không thấy. Thi thoảng, rảnh việc tôi lại đi cắt cỏ cho con cháu, làm vườn ở khu đền. Tuy bận rộn với công việc, nhưng tôi cảm thấy vui và nghĩ càng phải làm tốt hơn nữa, xứng đáng với niềm tin của dân làng gửi.

Hà Linh
Đang đọc nhiều:
“Ăn mày” cửa Phật ảnh 3 Cách nhận ra tôntượng Phật Thích Ca và A Di Đà

“Ăn mày” cửa Phật ảnh 4 "Khai trừ" tượng Phật bà hiển linh khỏi chùa Thanh Lương?

“Ăn mày” cửa Phật ảnh 5 “Người chết siêu thoát hay không do nghiệp lực”
[links()]  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.