Ấn Độ: Thưa kiện vì nhạc đám cưới làm chết đàn gà

Một anh nông dân ở bang Odisha, Ấn Độ, đã nộp đơn kiện gia chủ của đám cưới trong làng vì tiếng nhạc lớn khiến 63 con gà trong nông trại chết do đau tim.

Ranjit Kumar Parida, 22 tuổi, sống tại bang Odisha (Ấn Độ), đã nộp đơn kiện lên chính quyền địa phương vì một đám cưới trong làng với âm lượng quá lớn đã khiến 63 con gà trong trang trại của anh chết ngay sau đó. Vụ việc xảy ra vào đêm 22/11/2021 và đang được cảnh sát tiến hành điều tra.

Trong đơn khiếu nại nộp lên cảnh sát, Parida cho biết, đám rước, với dàn âm thanh lớn từ ban nhạc, DJ và cả tiếng pháo hoa, đã đi ngang trang trại của anh vào đêm 22/11. Anh Parida nêu rõ âm lượng rất lớn từ đám rước này đã khiến 63 con gà trong trang trại chết "vì lên cơn đau tim".

"Tôi đã yêu cầu DJ hạ nhỏ âm lượng của dàn nhạc nhưng đám bạn của chú rể đã hét vào mặt tôi và ra lệnh cho DJ tăng âm lượng lên cao hơn nữa", Parida cho biết.

An Do: Thua kien vi nhac dam cuoi lam chet dan ga

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, anh Parida cho biết thêm, đám rước đã "cố tình" dừng lại trước trang trại nhà anh trong hơn 15 phút và mở nhạc lớn. Khi âm lượng ngày càng tăng, đàn gà của anh đã có những dấu hiệu kỳ lạ như nhảy loạn và thậm chí kêu rít lên.

Khi đám rước rời đi, Parida trở lại trang trại và phát hiện nhiều cá thể gà trong đàn đã bất tỉnh. Parida cố gắng hồi sinh chúng nhưng không thành công. Sáng hôm sau, Parida gọi bác sĩ thú y đến và được cho biết 63 con gà trên đã chết vì đau tim.

Thoạt đầu, Parida yêu cầu gia đình cô dâu, cũng là hàng xóm, bồi thường cho tổn thất trên. Tuy nhiên, khi hàng xóm không đồng ý bồi thường, Parida đã quyết định nộp đơn khiếu nại.

"Có khoảng 2000 con gà trong trang trại. Mỗi con trong số 63 con đã chết nặng khoảng 3kg và tôi đã chịu tổn thất khoảng 25 000 rupee (khoảng 7,5 triệu VNĐ)", anh Parida cho biết. Ngoài ra, các chuyên gia thú y cũng xác nhận tiếng ồn lớn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim ở loài chim và gia cầm.

Giáo sư Động vật học Suryakanta Mishrac (Ấn Độ), cho biết, nhịp sinh học của gà được chi phối và kiểm soát bởi chu kỳ ánh sáng - bóng tối tự nhiên của ngày và đêm. Như vậy, gà chủ yếu nghỉ ngơi và không hoạt động vào ban đêm. Sự phấn khích hoặc căng thẳng tột độ do âm lượng DJ lớn vào ban đêm có thể làm gián đoạn đồng hồ sinh học của chúng, dẫn đến tử vong.

Đại diện cảnh xác địa phương xác nhận các cáo buộc đang được xác minh. Tuy nhiên, hai bên đã có quá trình hòa giải "thân thiện" tại đồn cảnh sát khi được mời lên làm việc.

Phía bị kiện đã phản bác rằng, khi hàng trăm ngàn con gà được vận chuyển hàng ngày trên đường với đông đúc tiếng ồn từ còi xe hoặc các phương tiện khác, thì tại sao những con gà trên lại có thể chết vì âm lượng của nhạc DJ. "Tuy nhiên, khi anh ấy đến phàn nàn về âm lượng quá lớn, chúng tôi đã cố gắng hạ nhỏ", Ramachandra Parida, phía bị kiện cho biết.

Bị săn lùng, gà rừng Bảy Núi trốn trên cây cổ thụ ở

Do tác động của môi trường tự nhiên và nạn săn bắt trái phép của con người, đã dần đẩy loài gà rừng Bảy Núi bên bờ vực tuyệt chủng.

Sống trên đọt cây cổ thụ

Điều ít biết về giống gà lôi trắng hiếm “cực đẹp” ở VN

(Kiến Thức) - Gà lôi trắng là một trong những giống gà thuộc vào loại “cực đep” ở Việt Nam bên cạnh gà lôi tía, gà tra hay gà lôi Beli.

Dieu it biet ve giong ga loi trang hiem "cuc dep" o VN
 Ở nước ta, gà lôi trắng phân bố từ Bắc vào Nam. Trên thế giới, loài gà này phân bố ở Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia. (Nguồn Vuonchimviet)
Dieu it biet ve giong ga loi trang hiem "cuc dep" o VN-Hinh-2
 Hiện nay, số lượng cá thể gà lôi trắng này còn lại không nhiều và đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000). (Nguồn Vuonchimviet)

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.