Ấn Độ sắp nhận tên lửa đạn đạo siêu chính xác Prahaar

(Kiến Thức) - Cuối năm nay hoặc đầu năm tới Quân đội Ấn Độ sẽ chính thức tiếp nhận tên lửa đạn đạo Prahaar siêu hạng có độ chính xác cực cao.

Theo Jane’s Defence, Bộ Quốc phòng Ấn Độ phối hợp cùng với Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) sẽ tiến hành kiểm tra cấp nhà nước đối với tên lửa đất đối đất chiến thuật tầm xa Prahaar do DRDO chế tạo.
Ngày 19/7/2013, vừa qua một hệ thống tên lửa Prahaar đã được đưa đến cơ sở kiểm tra tích hợp số III tại trường bắn Chandipur, bang Orissa.
Tại đây, hệ thống Prahaar sẽ được kiểm tra các tính năng và đánh giá một cách đầy đủ nhất xem hệ thống đã đạt yêu cầu để đưa vào sản xuất loạt hay chưa. Sau khi hoàn thành các công tác kiểm tra, tên lửa Prahaar sẽ được chuyển giao cho Quân đội Ấn Độ vào cuối năm 2013 hoặc đầu năm 2014.
Bệ phóng di động hệ thống Prahaar với 6 đạn tên lửa.
Bệ phóng di động hệ thống Prahaar với 6 đạn tên lửa.
Prahaar là tên gọi hệ thống tên lửa đất đối đất chiến thuật tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất như: Kho tàng, bến bãi, căn cứ quân sự các phương tiện chiến đấu trên mặt đất với độ chính xác rất cao.
Hệ thống được thiết kế với khả năng đảm đương cả hai vai trò là tên lửa đạn đạo chiến thuật - chiến dịch và tên lửa chiến lược. Tên lửa được bố trí trên xe phóng cơ động với 6 tên lửa được bố trí trong các container kiêm ống bảo quản hình hộp.
Khi vào trạng thái chiến đấu, ống phóng được đưa lên vị trí thẳng đứng bằng 2 hệ thống thủy lực. Thời gian chuẩn bị chiến đấu của hệ thống chỉ mất khoảng 2-3 phút. Mỗi tên lửa trên hệ thống có thể nhắm các mục tiêu khác nhau.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa nhiên liệu rắn được thiết kế tương tự như tên lửa đánh chặn tiên tiến AAD, hình dáng khí động học của 2 loại tên lửa này khá giống nhau. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính ở pha đầu và radar chủ động ở pha cuối. Tên lửa có độ chính xác rất cao, bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 10m.
Tên lửa có chiều dài 7,3m, đường kính 0,42m, trọng lượng phóng 1,28 tấn, được trang bị đầu đạn nặng 200kg. Prahaar có tầm bắn 150km, nó được xem là một sự bổ sung và hoàn thiện cho năng lực tác chiến đối đất cấp chiến thuật - chiến dịch và chiến lược của Ấn Độ.
Prahaar được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 27/11/2011 tại trường bắn Chandipur. Tên lửa đánh trúng mục tiêu trên vịnh Belgan ở cự ly 150km với độ chính xác dưới 10m. Tên lửa chỉ mất 250 giây để đạt phạm vi xa nhất của nó.
Bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar.
Bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar.
Ông Avinash Chander, Trưởng ban tên lửa và các hệ thống chiến lược của DRDO cho biết: “Prahaar sẽ lấp đầy khoảng trống giữa loại pháo phản lực bắn loạt Pinaka-I tầm bắn 45km và Pinaka-II tầm bắn 60km và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi tầm bắn 250km”.
Trước đó, ông Chander đã từng trao đổi với tờ Times of India rằng, sự có mặt của Prahaar sẽ cho phép tên lửa đạn đạo Prithvi rút khỏi vai trò tên lửa chiến thuật và cho phép mở rộng tầm bắn của nó.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ rút dần các tên lửa Prithvi để thay thế bằng Prahaaar trong vai trò tên lửa chiến thuật, Prahaar có khả năng tốt hơn, độ chính xác cao hơn”.
Mặc dù các hệ thống tên lửa chiến thuật - chiến dịch nói riêng và các hệ thống tên lửa khác nói chung của Ấn Độ thường phát triển muộn hơn so với người láng giềng Trung Quốc. Tuy vậy, các tên lửa của Ấn Độ thường có độ chính xác rất cao.
Độ chính xác cao của tên lửa là một lợi thế rất lớn trong việc tấn công các mục tiêu, vừa tạo được hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tạo thế áp đảo về tâm lý ngay loạt đạn đầu tiên vừa tiết kiệm được chi phí. Mặt khác những hệ thống vũ khí nói chung của Ấn Độ đều do họ tự đầu tư nghiên cứu phát triển chứ không sao chép của nước ngoài để đốt cháy giai đoạn.
Sự thành công của Prahaar sẽ giúp Ấn Độ nâng cao đáng kể khả năng tác chiến đất đối đất của họ. Khả năng cơ động cao, thời gian triển khai chiến đấu nhanh, tên lửa có độ chính xác rất cao Prahaar là một thách thức lớn đối với bất kỳ mục tiêu nào.

Cách tên lửa đạn đạo Triều Tiên rời bệ phóng

Triều Tiên đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Loại tên lửa này được thiết kế bắn từ bệ phóng di động dựa trên khung gầm xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ của Nga. Vậy việc bắn tên lửa từ bệ phóng sẽ được triển khai thế nào?
Triều Tiên đang chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Loại tên lửa này được thiết kế bắn từ bệ phóng di động dựa trên khung gầm xe vận tải bánh lốp hạng nặng MAZ của Nga. Vậy việc bắn tên lửa từ bệ phóng sẽ được triển khai thế nào?

“Tổ tiên” của tên lửa Triều Tiên xuất phát từ loại tên lửa đạn đạo của Nga. Vì vậy, phương thức phóng từ bệ phóng di động của Triều Tiên đều học hỏi từ Nga. Cho nên, chúng ta có thể lấy cuộc phóng của Nga để minh họa cách thức bắn tên lửa của Triều Tiên. Tất nhiên, hai loại tên lửa này có nhiều sự khác biệt về xe phóng nhưng nhìn chung cách phóng cũng gần tương tự nhau.
“Tổ tiên” của tên lửa Triều Tiên xuất phát từ loại tên lửa đạn đạo của Nga. Vì vậy, phương thức phóng từ bệ phóng di động của Triều Tiên đều học hỏi từ Nga. Cho nên, chúng ta có thể lấy cuộc phóng của Nga để minh họa cách thức bắn tên lửa của Triều Tiên. Tất nhiên, hai loại tên lửa này có nhiều sự khác biệt về xe phóng nhưng nhìn chung cách phóng cũng gần tương tự nhau.

Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN). Đây là một trong những loại tên lửa “khủng” nhất của nước Nga có tầm bắn hơn 10.000km. Loại tên lửa này tuy rất lớn (trọng lượng 47 tấn), nhưng nó cũng được thiết kế để đặt trên bệ phóng di động dựa theo khung gầm cơ sở xe MZKT-79221 16 bánh.
Trong ảnh là tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN). Đây là một trong những loại tên lửa “khủng” nhất của nước Nga có tầm bắn hơn 10.000km. Loại tên lửa này tuy rất lớn (trọng lượng 47 tấn), nhưng nó cũng được thiết kế để đặt trên bệ phóng di động dựa theo khung gầm cơ sở xe MZKT-79221 16 bánh.

Đạn tên lửa Topol-M được thiết kế đặt trong ống phóng thay vì “lộ thiên” như tên lửa đạn đạo Musudan Triều Tiên. Nhưng khi phóng, dù đặt trong hay ngoài ống phóng thì quả đạn sẽ được dựng thẳng đứng.
Đạn tên lửa Topol-M được thiết kế đặt trong ống phóng thay vì “lộ thiên” như tên lửa đạn đạo Musudan Triều Tiên. Nhưng khi phóng, dù đặt trong hay ngoài ống phóng thì quả đạn sẽ được dựng thẳng đứng.

Khi triển khai chiến đấu, các chân trống xe phóng được hạ xuống “dán chặt” xuống mặt đất.
Khi triển khai chiến đấu, các chân trống xe phóng được hạ xuống “dán chặt” xuống mặt đất.

Khung nâng đạn của hệ thống phóng sẽ từ từ nâng ống phóng Topol-M lên.
Khung nâng đạn của hệ thống phóng sẽ từ từ nâng ống phóng Topol-M lên.

Hình đồ họa Topol-M trong tư thế sẵn sàng bắn, ống phóng dựng thẳng hướng lên trời, nắp chụp ống phóng được gỡ bỏ.
Hình đồ họa Topol-M trong tư thế sẵn sàng bắn, ống phóng dựng thẳng hướng lên trời, nắp chụp ống phóng được gỡ bỏ.

Tất nhiên trước khi “ấn nút” khai hỏa, quả đạn được nạp đầy đủ thông số về mục tiêu. Trong ảnh là quả đạn tên lửa Topol-M đang từ từ rời ống phóng trên bệ di động.
Tất nhiên trước khi “ấn nút” khai hỏa, quả đạn được nạp đầy đủ thông số về mục tiêu. Trong ảnh là quả đạn tên lửa Topol-M đang từ từ rời ống phóng trên bệ di động.

Động cơ tên lửa Topol-M kích hoạt phụt ra luồng lửa cực lớn ở ngay trên miệng ống phóng.
Động cơ tên lửa Topol-M kích hoạt phụt ra luồng lửa cực lớn ở ngay trên miệng ống phóng.

Đạn tên lửa Topol-M nặng tới 47,2 tấn, dài 22,7m, đường kính thân 1,9m, lắp đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Đạn được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn.
 Đạn tên lửa Topol-M nặng tới 47,2 tấn, dài 22,7m, đường kính thân 1,9m, lắp đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Đạn được kết cấu với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn.

Luồng lửa từ động cơ Topol-M trùm lên cả bệ phóng.
Luồng lửa từ động cơ Topol-M trùm lên cả bệ phóng.

Tên lửa Topol-M có khả năng đạt tầm bắn tối đa 10.400km, tốc độ hành trình 7.320m/s, bán kính lệch mục tiêu rất thấp 200m (nhờ kết hợp hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS).
Tên lửa Topol-M có khả năng đạt tầm bắn tối đa 10.400km, tốc độ hành trình 7.320m/s, bán kính lệch mục tiêu rất thấp 200m (nhờ kết hợp hệ định vị quán tính và định vị toàn cầu GLONASS).

Sau khi phóng, có thể thấy rõ toàn phần trên ống phóng bị nám khói đen do luồng lửa từ động cơ tên lửa.
Sau khi phóng, có thể thấy rõ toàn phần trên ống phóng bị nám khói đen do luồng lửa từ động cơ tên lửa.

Nắp chụp ống phóng nằm cạnh bệ phóng di động.
Nắp chụp ống phóng nằm cạnh bệ phóng di động.

Trên thân ống phóng được bố trí những ống thoát khói.
Trên thân ống phóng được bố trí những ống thoát khói.

Sau khi phóng, những ống phóng này có thể bị loại bỏ luôn và bệ phóng cũng cần phải có thêm điều chỉnh trước khi tiếp tục mang những quả đạn mới.
Sau khi phóng, những ống phóng này có thể bị loại bỏ luôn và bệ phóng cũng cần phải có thêm điều chỉnh trước khi tiếp tục mang những quả đạn mới.

Tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam mạnh cỡ nào?

Theo tài liệu “Scud Ballistic Miss and Launch System 1955-2005” (công ty xuất bản sách Osprey Publishing có trụ sở tại Oxford, Anh), năm 1979 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 12 xe phóng cùng số lượng nhỏ tên lửa Scud biên chế đủ cho một lữ đoàn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới